Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới

A. Kiểm tra bài cũ + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.

- GV nhận xét và đánh giá.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài - Nêu nội dung bài học – ghi bảng.

2. Giảng bài

a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

II của Đảng

( 2–1951) - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi : Hình chụp cảnh gì?

- Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?

- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
 Biết hậu phương được xây dựng và mở rộng vững mạnh:
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
 + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
 + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ kháng chiến.
 + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
 2. Kỹ năng:
 - HS thấy được sự vững mạnh của hậu phương trong kháng chiến.
 3. Thái độ:
 - Phát huy tính tích cực của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Các minh họa trong SGK. 
- Phiếu học tập cho HS. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
- GV nhận xét và đánh giá.
- 1 HS trả lời, lớp nghe và nhận xét bạn trả lời.
1’
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
- Nêu nội dung bài học – ghi bảng.
- HS nghe – ghi vở.
13’
2. Giảng bài
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
II của Đảng
( 2–1951)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi : Hình chụp cảnh gì?
- Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
- Cảnh của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1-1951).
- HS đọc SGK và dùng bút chì gạch chân. :
Nhiệm vụ : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 
Để thực hiện nhiệm vụ cần : 
+ Phát triển tinh thần yêu nước. 
+ Đẩy mạnh thi đua.
+ Chia ruộng đất cho nông dân.
- HS nêu, các HS khác bổ sung.
13’
b. Sự lớn mạnh của hậu phương
- GV chia nhóm. 
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt : kinh tế, văn hóa - giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
- Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúc trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ?
- Mỗi nhóm gồm 2 HS thảo luận:
· Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
· Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất. 
· Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- Cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta.Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
 7’
c. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ? 
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn. ( 7 anh hùng ).
+ 1 – 5 – 1952.
+ Tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước.
+ Cù Chính Lan, La Văn Cầu.Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm,Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
 2’
C. Củng cố -dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò ở nhà và bài sau : Ôn tập cuối học kì I
- HS nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docBai_16_Hau_phuong_nhung_nam_sau_chien_dich_Bien_gioi.doc