Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy

LỊCH SỬ

Bài: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN

LÃNH ĐẠO (NĂM 938)

I/ MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS biết:

- Vì sao có trận Bạch Đằng.

- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.

- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phiếu học tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài

2.Vài nét về Ngô Quyền

3.Trận Bạch Đằng

4.ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng

5.Củng cố, dặn dò + Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của k/n Hai Bà Trưng?

-GV nhận xét, cho điểm.

-GV giới thiệu bài.

-GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS đánh dấu vào ý đúng:

 - Ngô Quyền là người làng Đường Lâm

 - Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ

 - Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh quân Nam Hán

 - Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua.

- Gọi HS dựa vào phiếu nêu 1 số nét về tiểu sử Ngô Quyền

-Yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại” và TLCH:

+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì?

+ Trận đánh diễn ra ntn?

+ Kết quả trận đánh ra sao?

-Gọi HS thuật lại diễn biến trận BĐằng.

-GV nhận xét.

+ Sau khi đánh tan quân N/Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

-> GV KL: Mùa xuân năm 939 NQuyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta độc lập sau hơn 1 nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ

-Cho HS đọc ghi nhớ.

+ Hãy thuật lại trận Bạch Đằng?

+ Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc.

-Nhận xét tiết học. -2 HS trả lời.

-HS nhận xét.

-HS nghe.

- HS thực hành điền vào phiếu

-Vài em kể về tiểu sử Ngô Quyền

-HS đọc sách và trả lời

+ Sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh

+ Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống lòng sông để diệt thuyền giặc.

-HS nêu

+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.

- Vài em thuật lại

+ HS trả lời.

-HS nghe.

-HS đọc.

-2,3 HS nêu.

-HS nghe.

 

doc38 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
+ Em biết gì về nhà nước Âu Lạc?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
+ sống trên cùng một địa
 bàn, đều biết chế tạo đồ
 đồng, rèn sắt,..
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi
-> trình bày
-HS nghe.
-2,3 HS lên bảng.
-Lớp nhận xét.
+ biết sử dụng lưỡi cày đồng, chế nỏ bắn được nhiều mũi tên, xây dựng kinh thành Cổ Loa,..
+ Nước Văn Lang đóng đô ở vùng rừng núi, còn nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS đọc.
-1,2 HS kể lại
-HS thảo luận nhóm 4 để trả lời
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe. 
Tuần : 5
Lịch sử
Bài : Nước ta dưới ách đô hộ 
của các triều đại phong kiến phương Bắc
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ra bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Các chính sách áp bức bóc lột
3.Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
4.Củng cố, dặn dò
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
-Giáo viên phát phiếu học tập, nêu yêu cầu: So sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.?
+ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì?
+ Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
-> Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng và thi hành nhiều chính sách áp bức bóc lột.Không chịu khuất phục, nhân dân ta liên tiếp đứng dậy khởi nghĩa.
-Giáo viên phát phiếu học tập.:bảng thống kê có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, yêu cầu HS điền vào tên các cuộc khởi nghĩa.
+ Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
+ Cuộc k/n nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta?
-GV hoàn thiện bảng và các câu trả lời. 
+ Việ nhân dân ta liên tục k/n chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS làm bài trên phiếu.
 -> trình bày 
+ Bắt phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán.
+ Nhân dân không cam chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị nên liên tiếp nổi dậy, đánh đuổi quân đô hộ.
-HS nghe.
-HS làm việc trên phiếu
-> trình bày. 
+ K/n Hai Bà Trưng.
+ K/n Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng.
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe. 
Tuần : 6
Lịch sử
Bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu học tập.
Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3.Diễn biến của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
4.Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
5.Củng cố, dặn dò
+ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì?
+ Kể tên một số cuộc k/n của nhân dân ta.
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
-GV giải thích khái niệm “ quận Giao Chỉ”: Thờ nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
-Gv cho HS thảo luận:
+ Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng?
-> GV nhận xét và KL: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc k/n là do lòng yêu nước, căm thù giặc của HBT.
-GV treo lược đồ và giải thích: Cuộc k/n HBT diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
-Yêu cầu HS trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
-GV nhận xét 
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
+ ở quận, thành phố chúng ta có đường phố, trường học,.. nào mang tên HBT?
+ Em có biết đền thờ HBT ở đâu không?
-> GV kết luận: Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lần đầu tiên ND ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ ND ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của k/n Hai Bà Trưng?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm 4
+ Do nhân dân ta căm thù giặc, đặc biệt là Thái thú Tô Định; do Tô Định giết hại Thi Sách chồng bà Trưng Trắc
-HS nghe.
-HS quan sát lược đồ. 
-Một số em trình bày trên lược đồ.
 - HS nêu
-2,3 HS nêu.
-HS đọc.
-HS nghe. 
Tuần : 7
Lịch sử
Bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền 
lãnh đạo (Năm 938)
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Vì sao có trận Bạch Đằng.
Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Vài nét về Ngô Quyền
3.Trận Bạch Đằng
4.ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
5.Củng cố, dặn dò
+ Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của k/n Hai Bà Trưng?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
-GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS đánh dấu vào ý đúng:
 - Ngô Quyền là người làng Đường Lâm
 - Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
 - Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh quân Nam Hán
 - Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua.
- Gọi HS dựa vào phiếu nêu 1 số nét về tiểu sử Ngô Quyền
-Yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước tathất bại” và TLCH:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra ntn?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
-Gọi HS thuật lại diễn biến trận BĐằng.
-GV nhận xét.
+ Sau khi đánh tan quân N/Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
-> GV KL: Mùa xuân năm 939 NQuyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta độc lập sau hơn 1 nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ
-Cho HS đọc ghi nhớ.
+ Hãy thuật lại trận Bạch Đằng?
+ Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
- HS thực hành điền vào phiếu
-Vài em kể về tiểu sử Ngô Quyền
-HS đọc sách và trả lời
+ Sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh
+ Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống lòng sông để diệt thuyền giặc.
-HS nêu
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- Vài em thuật lại
+ HS trả lời. 
-HS nghe.
-HS đọc.
-2,3 HS nêu.
-HS nghe. 
Tuần : 8
Lịch sử
Bài 6: Ôn tập
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
II/ Đồ dùng dạy- học
Băng và hình vẽ trục thời gian.
Tranh, ảnh phục vụ mục 3
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc
3.Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
4.Thi hùng biện
5.Củng cố, dặn dò
+ Nêu diễn biến, ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
-GV treo băng thời gian
-Yêu cầu học sinh ghi nội dung của mỗi giai đoạn 
-Cho các em lên ghi
-GV nhận xét. 
-GV treo trục thời gian
-Yêu cầu học sinh tự ghi các sự kiện tương ứng
-Gọi một số em trả lời
-GV nhận xét 
-Giáo viên nêu yêu cầu
-Cho học sinh mỗi nhóm chuẩn bị kể về một trong 3 nội dung sau:
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang như thế nào?
 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa
 + Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
-Gọi một số em ở các nhóm thi kể.
-GV nhận xét. -Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Học sinh theo dõi
-Học sinh tự vẽ vào vở và điền
-Vài em lên bảng điền
-Nhận xét và bổ xung
-Học sinh theo dõi
-Học sinh làm bài cá nhân
-Một số em trả lời
-Nhận xét và bổ xung
-HS nghe.
-HS chuẩn bị nội dung theo nhóm
-HS kể.
-HS nhận xét.
-HS nghe. 
Tuần : 9
Lịch sử
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất
3.Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
4.Củng cố, dặn dò
-Gv ổn định lớp.
-GV giới thiệu bài.
-GV cho HS đọc phần chữ nhỏ, hỏi:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
-> Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về một mối.
-Cho HS tự đọc sách, trả lời:
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
+ Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
-Gv nhận xét và giải thích các từ: 
+ Hoàng: là hoàng đế
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn.
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh.
-Gv phát phiếu khổ to, yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất về: Đất nước; Triều đình; Đời sống của nhân dân
Gv nhận xét và bổ sung
-Cho HS đọc ghi nhớ.
+ Qua bài học em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh?
-Nhận xét tiết học.
-HS ổn định.
-HS nghe.
-HS đọc, trả lời:
+ triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, 
-HS đọc sách, trả lời:
+ Ông sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư - Ninh Bình. Từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn qua câu chuyện: Cờ lau tập trận
+ Lớn lên gặp buổi loạn lạc ông đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn.
+ Ông lên ngôi vua và lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
 -Hs nghe
- Học sinh thảo luận theo nhóm -> trình bày
+ Trước khi thống nhất: Đất nước bị chia thành 12 vùng. Triều đình lục đục. Đời sống nhân dân nghèo khổ, đổ máu vô ích, làng mạc đồng ruộng bị tàn phá.
+ Sau khi thống nhất: Đất nước quy về một mối. Triều đình được tổ chức lại quy củ. Đời sống nhân dân no ấm, đồng ruộng xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
-HS đọc.
-2,3 HS trả lời. 
-HS nghe. 
 Tuần : 10
Lịch sử
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II/ Đồ dùng dạy- học
Lược đồ hình 2 SGK (phóng to).
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tình hình nước ta trước khi quân tống xâm lược
3.Cuộc k/c chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
4.ý nghĩa
5.Củng cố, dặn dò
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
- Cho học sinh đọc SGK đoạn: “Năm 979.Tiền Lê” và TLCH:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
-> GV kết luận: Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ. Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế”
 -GV yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi: (quan sát lược đồ)
 + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
 + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
-Gọi Hs trình bày lại điễn biến cuộc k/c chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
-Gv nhận xét 
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
 - Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi
-Học sinh trả lời
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4, trình bày.
+ Vào đầu năm 981
+ Chúng đi theo hai đường: đường thuỷ tiến vào cửa sông Bạch Đằng; đường bộ tiến vào đường Lạng Sơn.
+ Đường thuỷ ở sông Bạch Đằng; đường bộ ở Chi Lăng
+ Quân giặc chết đến quá nửa, tướng giặc bị chết và chúng bị thua.
-1,2 Hs trình bày
+ Nước ta giữ vững nền độc lập. Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh, vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
-2,3 HS đọc
-HS nghe. 
Lịch sử
 Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.
II/ Đồ dùng dạy- học
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu khổ to.
Lược đồ cuộc k/c chống quân Tống lần thứ nhất.
III/ Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Trình bày diễn biến và kết quả của cuọc k/c chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
-GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
2.Nhà Lý – sự tiếp nối của nhà Lê
-GV giới thiệu: Năm 1005 vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi tính tình bạo ngược. Khi Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua và nhà Lý bắt đầu từ đây.
-GV treo bản đồ hành chính VN, yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La
3.Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long
-GV phát phiếu ,cho HS lập bảng so sánh về vị trí, địa thế của 2 vùng đất Hoa Lư và Đại La
4.Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
+ Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
 + Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
 -> Gv kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố phường.
+ Em có biết ở thành phố chúng ta tượng đài Lý thái Tổ được xây dựng ở đâu?
5.Củng cố, dặn dò
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS lắng nghe .
 - HS theo dõi 
-Vài em lên xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La.
-Hs nhận xét 
-HS so sánh theo nhóm 4
-> dán kết quả lên bảng
+ Hoa Lư không phải là trung tâm. Địa thế rừng núi hiểm trở, chật hẹp
+ Đại La là trung tâm đất nước. Địa thế đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
+ cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no
-HS phát biểu
-HS trả lời.
-2,3 HS đọc
-HS nghe. 
Lịch sử
Tiết12: Chùa thời Lý
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II/ Đồ dùng dạy- học
ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà
III/ Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
+ Thăng Long còn có tên gọi nào khác nữa? 
-GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
2.Sự phát triển của Đạo Phật dưới thời Lý
+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật 
-> Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ.
3.Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân
+ Vì sao nói đến thời Lý đạo phật trở nên thịnh đạt nhất?
-> Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo (là tôn giáo của quốc gia).
4.Một số ngôi chùa thời Lý
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào? 
-GV treo ảnh chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà
-GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo,...
-> Chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
 - Liên hệ mô tả các ngôi chùa mà em biết ở thực tế.
-Gv nhận xét.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
+ Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
+ Đình và chùa khác nhau như thế nào?
5.Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
+ Đạo phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại,
+ vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân.
-HS nghe.
+ vì đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo rất đông,
-HS nghe.
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã.
-HS xem ảnh. 
-HS nghe.
-Vài HS mô tả
-2,3 HS đọc
-2, 3 Hs trả lời.
-HS nghe. 
 Tuần : 13
Lịch sử
Bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II/ Đồ dùng dạy- học
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống
3.Trận chiến trên sông Như Nguyệt
4.Kết quả cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi.
5.Củng cố, dặn dò
+ Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài.
-Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận:
+ Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
+ Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
+ Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân đánh sang đất Tống có tác dụng gì?
-> Gv kết luận: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống để triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc, nhằm phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
-GV treo lược đồ và trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến
-Gọi 2,3 Hs trình bày lại.
-GV nhận xét.
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
 -> GV kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là do quân dân ta rất dũng cảm, có một lòng nồng nàn yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó Lý Thường Kiệt là một tướng tài.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Em suy nghĩ gì về bài thơ “Nam quốc sơn hà” ?
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4-> phát biểu.
+ ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.
+ chia quân thành 2 cánh đánh vào nơi tập trung quân lương-> rút về nước 
+ phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
-HS nghe.
-HS nghe.
-2,3 Hs trình bày.
+ Sau hơn 3 tháng ở đất ta, quân Tống bị chết quá nửa, còn lại tinh thần suy sụp. Chúng vội vàng hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.
-HS thảo luận nhóm 4 -> phát biểu.
-HS nghe.
- HS đọc SGK
-2,3 HS trả lời
-HS nghe. 
Tuần : 14
Lịch sử
Bài: Nhà Trần thành lập
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc bi

File đính kèm:

  • docKỲ 1.doc
Giáo án liên quan