Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

GV: Phân tích thêm về kết cấu của thành cho học sinh hiểu:

GV hỏi : Nêu cơ cấu giai cấp trong xã hội của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc?

- HS: đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

- GV: nhận xét và tổng kết.

- GV hỏi: Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc?

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: đời đống của người Việt Cổ khá phong phú, đa dạng nhưng còn giản dị, chất phác

docx17 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 4251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
Kiến thức
Biết được những nét cơ bản về 3 nhà nước cổ đại trên đất nước Việt Nam: nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam.
So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa 3 nhà nước cổ đại (sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội)
Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh các tranh ảnh (các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức,) để rút ra nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân 3 nhà nước cổ đại.
Rèn luyện kĩ năng so sánh (điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Cham – pa và cư dân Phù Nam)
Kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử: không gian và thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
Tư tưởng, thái độ
Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn của dân tộc.
Hình thành tình yêu quê hương đất nước, ý thức văn hóa dân tộc và tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.
Năng lực cần hình thành
Năng lực tư duy so sánh.
Năng lực tái tạo, tái hiện.
Năng lực hợp tác (làm việc nhóm)
Năng lực tranh luận, phản biện
Năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử
Khái niệm, thuật ngữ cần hình thành cho học sinh
Công xã nông thôn: là tổ chức kinh tế - xã hội vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy. Trong tổ chức này còn duy trì chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, nhưng đã có tư hữu về tư liệu sinh hoạt và tài sản. Cách thành viên trong công xã gắn bó với nhau theo quan hệ địa vực nhiều hơn huyết thống.
Kinh đô: là nơi đặt bộ máy chính quyền Trung ương và là trung tâm chính trị của một nước. 
Chuẩn bị của thầy và trò
Chuẩn bị của thầy
Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hóa Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ.
Chuẩn bị một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp (Ảnh chụp ở bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Chuẩn bị của trò
Sách giáo khoa
Đọc trước bài ở nhà
Tìm hiểu trước về thành Cổ Loa: thời gian xây dựng, địa điểm, cấu tạo (cá nhân)
Tiến trình tổ chức dạy học
Ổn định lớp học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
Cho học sinh xem một đoạn video có một số hình ảnh về các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
Sau khi xem video HS cần trả lời câu hỏi: Trên lãnh thổ Việt nam thời cổ đại đã xuất hiện những quốc gia nào?Các quốc gia được hình thành dựa trên những cơ sở nào? Sự phát triển của các quốc gia đó như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài 14: Các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam.
Tổ chức hoạt động trên lớp
Hoạt động dạy và học của thầy và trò.
Kiến thức cần đạt
GV dẫn dắt: Văn Lang- Âu Lạc là các quốc gia cổ trên đất nước ta, các em đã được biết qua những truyền thuyết xưa như: Bọc trăm trứng, Bánh chưng bánh giầy Nhưng còn về mặt khoa học, nhà nước ấy được hình thành và phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 1.
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự ra đời của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc và đời sống tinh thần, vật chất của cư dân (cả lớp và cá nhân).
 - GV: Em hãy trình bày những cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
- HS: theo dõi sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: gợi ý HS trả lời bằng các câu hỏi:
+Kinh tế có gì nổi bật, việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại có ý nghĩa gì?
+Từ những chuyển biến về kinh tế đã đưa đến sự chuyển biến trong xã hội như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời, phân tích thêm:
Sự tiến bộ của công cụ lao động chính là nguyên nhân quan trọng nhất đưa tới những chuyển biến về kinh tế đặc biệt là trong nghề nông trồng lúa nước.
+ Thời Đông Sơn, người ta sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết đến công cụ bằng sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phổ biến.
+ Có sự phân công lao động.
GV cho HS quan sát hình ảnh lưỡi cày đồng:
Lưỡi cày đồng (di chỉ Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) cách ngày nay 2500 – 2000 năm (ảnh chụp lại tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)
GV : Quan sát hình ảnh em thấy hình dáng của lưỡi cày như thế nào so với công cụ lao động bằng đá ở hình (rìu tay đá cũ núi Đọ), Em thấy lưỡi cày đồng có ưu điểm gì?
Sau khi trao đổi GV mô tả về hình ảnh và đặt ra câu hỏi gợi mở tiếp: Việc cư dân sử dụng đồ đồng đã nói lên điều gì?
- Sự tiến bộ trong kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự giải thể của công xã thị tộc, các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
- GV: Sự biến đổi, phát triển của kinh tế- xã hội đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi gì ?
- HS: theo dõi sách giáo khoa và trả lời
- GV: tổng kết những yêu cầu đặt ra:
+ Yêu cầu làm thủy lợi để đảm bảo nước tưới tiêu cho nông nghiệp
+ Chống ngoại xâm
+ Quản lý xã hội.
Để đáp ứng những yêu cầu đó thì nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ra đời.
- GV dẫn: Là nhà nước ra đời sớm nhất ở nước ta, vậy thì cơ cấu tổ chức của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc có gì đáng chú ý, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.
Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:
- GV hỏi: đọc sách giáo khoa và vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang- Âu Lạc. (một học sinh lên bảng vẽ.
- HS vẽ sơ đồ vào vở, một bạn vẽ sơ đồ trên bảng
- GV quan sát lớp học và nhận xét bài làm của học sinh trên bảng, sửa chữa vào treo sơ đồ đã chuẩn bị.
Vua
Lạc Hầu
Lạc Tướng
Bộ (15)
Xóm, làng, chiềng
- GV giảng cho học sinh hiểu hơn về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang : sử dụng phụ lục 1
- HS: ghi chép bài vào vở
- GV hỏi: Nhà nước Âu Lạc có điểm gì tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang? 
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh mũi tên đồng:
Hình ảnh mũi tên đồng (di chỉ Cổ Loa – Đông Anh Hà Nội) ảnh chụp tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- GV mô tả về mũi tên đồng.
- Sau đó,trên cơ sở HS chuẩn bị trước ở nhà, GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về thành Cổ Loa. (HS nào trình bày tốt GV có thể cho điểm).
- GV trình bày cho học sinh biết thêm về sự tích thành Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc và cho học sinh quan hình ảnh về thành Cổ Loa.
Sơ đồ thành Cổ Loa (ảnh chụp tại di tích Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội)
GV: Phân tích thêm về kết cấu của thành cho học sinh hiểu: 
GV hỏi : Nêu cơ cấu giai cấp trong xã hội của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc?
- HS: đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- GV: nhận xét và tổng kết. 
- GV hỏi: Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: đời đống của người Việt Cổ khá phong phú, đa dạng nhưng còn giản dị, chất phác, nguyên sơ, hòa nhập với thiên nhiên.
- GV dẫn dắt: Ở bài trước chúng ta đã học về văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực Nam Trung Bộ, và trên cơ sở của nền văn hóa ấy, một quốc gia cổ đã ra đời đó là quốc gia Chăm pa- chúng ta sẽ tìm hiểu về quốc gia này trong mục 2. 
1. Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc
Cở sở hình thành nhà nước
Kinh tế:
+ Đầu thiên niên kỉ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng và có sử dụng công cụ bằng sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phổ biến
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện
+ Công xã thị tộc tan rã => Công xã nông thôn và già đình phụ hệ ra đời
-Yêu cầu đặt ra:
+ Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặt ngoại xâm
Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ra đời
Cơ cấu tổ chức nhà nước.
Văn Lang (VII – III TCN):
+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
+ Địa bàn: tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ.
- Âu Lạc (III – II TCN):
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
+ Địa bàn: mở rộng xuống Bắc Trung Bộ.
- Tổ chức nhà nước còn rất sơ khai, đơn giản. Đứng đầu là vua, dưới việc cho vua là Lạc hầu, Lạc tướng.
 - Dưới thời Âu Lạc: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
- Xã hội: Bao gồm Vua – Quý tộc; dân tự do; nô tì.
Đời sống của cư dân
- Vật chất:
+Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau.
+ Mặc: nữ mặc váy, áo, nam cởi trần đóng khố
+ Ở: nhà sàn.
+Tinh thần:
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội
+ Tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quốc gia cổ Cham-pa, quốc gia cổ Phù Nam.(cả lớp, cá nhân, nhóm)
GV: Chia cả lớp làm 4 nhóm tìm hiểu
Nhóm 1 + 3: Quốc gia cổ Cham-pa
Nhóm 2 + 4: Quốc gia cổ Phù Nam
Hai nhóm thực hiện theo các tiêu chí sau:
 Quốc gia
Nội dung
Cham -pa
Phù Nam
Cơ sở hình thành
Thời gian ra đời 
Kinh đô
Tổ chức hành chính
Kinh tế
Đời sống vật chất – tinh thần
Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút.
Mỗi nhóm có trình bày kết quả trong vòng 2 phút. Sử dụng giấy Ao để trình bày kết quả của nhóm mình trên đó.
Nhóm còn lại so sánh kết quả và nhận xét theo kĩ thuật 3,2,1.Các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi không được trùng lặp.
GV: Nhận xét và đưa ra bảng tổng kết về hai quốc gia Cham-pa, Phù Nam.
Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, giáo viên bổ sung và tổng kết:
 Quốc gia
Nội dung
Quốc gia Cham-pa
Quốc gia Phù Nam
Địa bàn
Nam Trung Bộ
Nam Bộ
Cơ sở hình thành
Văn hóa Sa Huỳnh
Khu liên khởi nghĩa giành độc lập, lập quốc gia Lâm Ấp (192)
VI, hợp nhất các bộ tộc và gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ đổi tên nước là Cham-pa.
văn hóa Óc Eo (cách nay 2000 – 1500 năm)
Thời gian ra đời 
Cuối thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ X
Thế kỉ I
Kinh đô
Vigiaya (Trà Bàn,, Bình Định)
Tổ chức hành chính
- Thể chế: quân chủ chuyên chế: Vua ->Tể tướng -> Đại thần (văn, võ).
- Hành chính: Nước -> 4 châu -> huyện -> làng.
- Xã hội có nhiều giai cấp: quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
Theo thể chế quân chủ chuyên chế theo kiểu Ấn, vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội có các giai cấp: quý tộc, bình dân, nô lệ
Kinh tế
- Nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ sắt và sức kéo động vật, biết dùng guồng xe nước.
- TCN và khai thác lâm thổ sản phát triển, đặc biệt kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
- Kinh tế chính là nông nghiệp, kết hợp làm nghề thủ công, đồ gốm, buôn bán. Ngoại thương đường biển phát triển.
Đời sống vật chất – tinh thần
- Vật chất: ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.
- Tinh thần: có chữ viết riêng (thế kỷ IV); tôn giáo chính là Bà La Môn giáo và Phật giáo.
-Vật chất: Tập quán ở nhà sàn, hoả táng người chết.
-Tinh thần: Tôn giáo: Phật giáo và Bà La Môn giáo.
-Nghệ thuật ca múa nhạc phát triển.
Quốc gia Chăm-pa
Quốc gia Phù Nam
Khu di tích thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
Ấm đất nung thế kỉ VIII 
Mộ chum gốm, Gò Dừa, Duy Xuyên Quảng Nam 2000-2500 năm
Tiền thế kỉ III -VIII
Khuyên tai đá, 2000-2500 năm
Khuyên tai thế ki III - VII
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1. Nhà nước Văn Lang: 
 	Dựa vào tài liệu khảo cổ học, tài liệu thành văn (Sử cũ của Trung Quốc và của Việt Nam) chúng ta đều có thể sơ bộ phác họa cấu trúc của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương theo hệ thống ba cấp của bộ máy cai trị tương ứng với ba cấp quan chức như sau:
- Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương theo chế độ cha truyền con nối. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. 
- Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Tướng còn trực tiếp cai quản công viếc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ lạc. Lạc Tướng (trước đó là tù trưởng) cũng thế tấp cha truyền con nối.
	- Dưới bộ là các công xã nông thôn (thời đó gọi là Chạ, Chiềng, Kẻ,). Đứng đầu Chạ, Chiềng, hay Kẻ là Bồ Chính (Già Làng). Bên cạnh Bồ Chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc. Mỗi công xã nông thôn có một địa điểm để hội họp, sinh hoạt cộng đồng thường là một nhà công cộng (nhà sàn to, rộng hơn nhà dân ở).
Sử sách xưa (Việt Sử Lược, Lĩnh Nam Chích Quái, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) thường ghi chép rằng cư dân nước ta thờ đó là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do Vua Hùng đặt.
Sách Việt Sử Lược (nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1960) ghi rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 682TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục (thu phục) được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, Việt Vương Câu Tiễn (505 - 462TCN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo” (tr14 sdd).
Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (nxb Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 1992, tập I) ghi: “Đời Hùng Vương dựng nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra thành 15 bộ”
Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang với tư cách là nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VIII-VI TCN. Sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang dù còn sơ khai, đã đánh dấu một bước phát triển lớn có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Việt Nam -mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.”
 	(Theo Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, nxb Giáo Dục, Hà Nội,2000)
Phụ lục 2. Quốc Gia cổ Cham Pa
	Cuối thế kỷ II, nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, nhân dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã đạt được thắng lợi trước tiên. Họ đã nổi dậy giết Huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Cuộc khởi nghĩa đã tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi: Dân Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đứng lên đấu tranh chống sự thống trị hà khắc của Trung Quốc, đánh phá các châu thành, giết Thứ Sử Chu Phù (năm 190). Khiến trong mấy năm không lập nổi quan cai trị. Người lãnh đạo khởi nghĩa có tên là Khu Liên lên làm vua. Khu Liên không phải là tên người mà có thể là sự chuyển âm của cư dân Đông Nam Á. Khu Liên-Kurung có nghĩa là tộc trưởng, vua.Quốc gia mới lập của dân Tượng Lâm, hay của bộ lạc Dừa, một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp
Bộ máy chính quyền đã được xây dựng. Một hệ thống quan lại được tổ chức. Quân đội luôn luôn được chú ý tăng cường, có tơi 4-5 vạn binh sĩ.
Nhân thế mạnh vua Lâm Ấp (Phạm Văn) đem quân đánh các nước nhỏ lân cận, đều thắng. Nhân bấy giờ các quan lại Trung Quốc đều tham lam, cai trị hà khắc, làng dân oán hận,(Phạm Văn) đem quân đánh quân Nhật Nam, bắt giết thái thú Hạ Hầu Lãm, rồi chiếm Nhật Nam, lấy Hoành Sơn làm cương giới.
 	(Theo Lịch Sử Việt Nam tập I, nxb Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà nội,1991)
 	 “ Nhà nước Cham Pa hình thành trên cơ sở nhà nước Lam Ấp. Đồng thời với nước Lâm Ấp thì ở phía nam đã có các nước nhỏ như Tiểu Kỳ Giới, Đại Kỳ Giới, Thức Bộc, Từ Lãng, Khuất Đô,Cầu Lỗ, Phù Thiên, Tây Đồ Di). Đó chính là những cộng đồng người Sa Huỳnh đã phát triển, hình thành tổ chức xã hội mà Lam Ấp là cộng đồng lớn mạnh nhất, tiến bộ nhất
 	Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V, nước Lâm Ấp đã trải qua hai chặng đường dựng nước với hai nhân vật lớn là Khu Liên và Phạm Văn
 	Nếu như Khu Liên đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, mở đầu sự hình thành vương quốc cổ Lâm Ấp thì Phạm Văn là người xây dựng , phát triển, mở rộng địa bàn Lâm Ấp thành một vương quốc độc lập
 	Vương quốc do một quốc vương đứng đầu và các quan lại cao cấp. Quan địa phương chia thành 200 bô. Trưởng quan gọi là Phất Na, Thứ là Khả Luân. Các quan đều có phẩm phục khác nhau. Dưới cùng xã hội là Hulun (nô lệ)”
V. Kết thúc bài học
1. Củng cố
Dựa vào sách giáo khoa và qua bài học hãy lập bảng so sánh giữa các quốc gia theo các tiêu chí sau:
 Quốc gia
Nội dung
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
Quốc gia Chăm-pa
Quốc gia Phù Nam
Thời gian xuất hiện
Bộ máy nhà nước – kinh đô
Đời sống vật chất – tinh thần
2. Dặn dò
Học bài cũ.
Làm bài tập trong sách giáo khoa và vở bài tập lịch sử.
Đọc trước bài mới.

File đính kèm:

  • docxBai_14_Cac_quoc_gia_co_dai_tren_dat_nuoc_Viet_Nam.docx