Giáo án Lịch sử - Chiến thắng biên giới thu đông -1950

Việc 1: Đọc thông tin SGK.

Việc 2: Trả lời các câu hỏi:

+ Chiến thắng Biên giới thu - đông đem kết quả gì cho cuộc kháng chiến nước ta?

+ Chiến thắng có tác động như thế nào đến dịch?

+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?

+ Hành động của anh đã thể hiện điều gì?

Việc 3: Cá nhân nêu kết quả trong nhóm.

Việc 4: Cả nhóm thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp kết quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử - Chiến thắng biên giới thu đông -1950, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 15 : Lịch sử
 CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG -1950
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại 1 số sự kiện về chiến dịch Biên Giới .
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* PCTHĐTQ tổ chức cho các bạn ôn lại bài:
- Âm mưu của TDP khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là:
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
- PCTHĐTQ nhận xét.
GV nhận xét kết quả học của học sinh.
* GV giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
1. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới.
Việc 1: Đọc SGK.
Việc 2: Quân ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
Việc 1: Cá nhân nêu kết quả trong nhóm.
Việc 2: Cả nhóm thống nhất kết quả.
Đại diện các nhóm báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt Trung.Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch.
2. Diễn biến, kết quả.
Việc 1: Đọc SGK.
Việc 2: Trả lời các câu hỏi:
+ Trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 theo gợi ý sau:
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta đã làm gì trước hành động đó của địch?
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?
Việc 2: Cá nhân nêu kết quả trong nhóm.
Việc 3: Cả nhóm thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp kết quả.
Đại diện các nhóm báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, tuyên dương.
Kết Luận: Khi họp bàn mở chiến dịch BGTĐ CT HCM đã chỉ rõ “Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi tương đối yếu nhưng lại là vị trí quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn. Mất Đông Khê địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng.
3. Ý nghĩa chiến dịch và tìm hiểu tấm gương anh La Văn Cầu. 
Việc 1: Đọc thông tin SGK.
Việc 2: Trả lời các câu hỏi:
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông đem kết quả gì cho cuộc kháng chiến nước ta?
+ Chiến thắng có tác động như thế nào đến dịch?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hành động của anh đã thể hiện điều gì?
Việc 3: Cá nhân nêu kết quả trong nhóm.
Việc 4: Cả nhóm thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp kết quả.
Đại diện các nhóm báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Thắng lợi của chiến dịch đã tạo một chuyển biến cơ bản của cuộc kháng chiến nhân dân ta, đưa cuộc kháng chiến vào giai đoạn mới-Giai đoạn ta nắm quyền chủ động tiến công.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau :“Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới”.
Tiết 15 : Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên 1 số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long , Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
* HS có khă năng : 
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,; các dịch vụ du lịch được cải thiện.
* GD : - Hạn chế sử dụng túi ni lonHãy đem túi theo khi mua sắm.
	 - Chọn mua những sản nội địa, các thiết bị ít tiêu hao năng lượng nhằm sử dung năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
	 - Việc phát triển du lịch có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra nhiều khí nhà kính : Tuyên truyền về bảo vệ môi trường các hoạt động du lịch xanh nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế phát thải khí nhà kính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: 
* PCTHĐTQ tổ chức cho các hát vui.
- PCTHĐTQ nhận xét.
* Giới thiệu bài:
Việc 1: GV nêu mục tiêu bài (2 lần)
Việc 2: HS lắng nghe và ghi nhớ.
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
* Hình thành kiến thức.
1. Hoạt động thương mại.
Việc 1: Đọc SGK.
Việc 2: Trả lời các câu hỏi:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển KT? (K-G) 
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
Việc 3: Cá nhân nêu kết quả trong nhóm.
Việc 4: Cả nhóm thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp kết quả.
Đại diện các nhóm báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, tuyên dương.
- 2 học sinh lên chỉ trên bản đồ trung tâm thương mại lớn nhất nước ta.
- Học sinh nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: - Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và TPHCM.
- Vai trò của thương mại : cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng .
- Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
- Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu .
2. Ngành du lịch.
Việc 1: Quan sát hình 3,4,5,6 và đọc thông tin trong SGK.
Việc 2: Trao đổi với nhau các câu hỏi: 
+ Nêu một số điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta? 
+ Những năm gần đây lượng khách du lịch ở nước ta đã có thay đổi như thế nào? 
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta? Chỉ trên bản đồ những trung tâm du lịch đó. 
Đại diện các nhóm báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.Số lượng du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.Các trung tâm du lịch lớn : Hà Nội, TP.HCM, Hạ Long, Huế , 
- Gv hỏi:
+ Nêu những địa điểm du lịch ở tỉnh em
- GV nhận xét, chốt lại.
- 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2015
Nguyễn Thị Hồng Thắm

File đính kèm:

  • docLICH_SU_15_VNEN.doc