Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 20, Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời - Võ Thị Hoa

- Trong hai năm 1926 – 1927, nhiều cuộc bải công của công nhân liên tiếp nổ ra như: công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiên và Phú Riềng

- Phong trào nông dân, tiểu tư sản, các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

- Trong bối cảnh đó các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

- Nét mới:

 + Phong trào công nhân mang tính thống nhất toàn quốc, có tính chất chính trị, bước đầu có sự liên kết theo nhiều ngành, nhiều địa phương → Chứng tỏ trình độ giác ngộ công nhân đã nâng lên rõ rệt tuy chưa được đều khắp trong cả nước.

+ Các phong trào liên kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 20, Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	Ngày soạn: 04/01/2015
Tiết: 20 Ngày dạy: 08/01/2015
BÀI 17. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam 1926 – 1927.
- Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng. 
- Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản năm 1929. 
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
	3. Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
	- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử
	- Hình dung hồi tưởng sự kiện lịch sử, so sánh, đánh giá
 II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
	- Giáo án, tài liệu tham khảo về tiểu sử các nhân vật lịch sử, hoạt động của các tổ chức.
	2. Học sinh:
	- Học bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp: (1/)
	9A1.....; 9A2; 9A3.
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	- Tại sao nói: Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Giới thiệu bài mới: (1/)
Từ các tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng đã phân hóa thành các tổ chức cộng sản để hiểu thêm điều đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học
	4. Bài mới: (34/)
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu bước phát triển mới của phong trào cách mạng.
HS: thảo luận nhóm 5 phút theo cặp
? Bước phát triển của phong trào công nhân những 1926 – 1927? 
GV: một và nhóm trình bày, kết luận.
? Tìm và chứng minh bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam?
HS: Phong trào công nhân mang tính thống nhất toàn quốc, có tính chất chính trị, giác ngộ giai cấp trong cả nước ngày càng cao
GV: nhận xét, bổ sung.
- Trong hai năm 1926 – 1927, nhiều cuộc bải công của công nhân liên tiếp nổ ra như: công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiên và Phú Riềng
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản, các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
- Trong bối cảnh đó các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.
- Nét mới: 
 + Phong trào công nhân mang tính thống nhất toàn quốc, có tính chất chính trị, bước đầu có sự liên kết theo nhiều ngành, nhiều địa phương → Chứng tỏ trình độ giác ngộ công nhân đã nâng lên rõ rệt tuy chưa được đều khắp trong cả nước.
+ Các phong trào liên kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
II. Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928)
GV: Cung cấp thông tin.
? Có suy nghĩ gì về thành phần chủ yếu của tổ chức này? Có gì khác so với tổ chức thanh niên?
? Biểu hiện nào cho thấy Tân Việt cách mạng đảng phân hóa? Vì sao Tân Việt cách mạng đảng lại phân hóa?
? Em có nhận định gì về tổ chức này?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Phân tích thêm.
1. Sự thành lập: 
- Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng. 
2. Hoạt động: 
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung kỳ.
- Thành phần: trí thức trẻ và thanh niên tiêu tư sản yêu nước.
Phân hóa thành 2 bộ phận:
+ Vô sản à ảnh hưởng của Hội Việt Nam cáchmạng thanh niên 	
+ Tư sản.
à Đảng viên chuyển sang việt Nam cách mạng thanh niên chuẩn bị thanh lập Đảng vô sản kiểu mới.
5. Củng cố: (3/)
So sánh chủ trương, hoạt động, lực lượng của 3 tổ chức: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng.
	6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Về nhà làm bài tập theo phần gợi ý về 3 tổ chức cách mạng.
- Tiếp tục tìm hiểu cuộc lhởi nghĩa Yên Bái, những tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN_20_LS9_TIET_20.doc