Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ

Lồng ghép với nội dung ở bài 12)

- Đọc phần II (Sgk,T34)

- Hướng dẫn HS quan sát hình 16. Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên.

+ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

-Nhận xét – phân tích – kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết : 10
Bài 8 NƯỚC MĨ
NS: 15/10/2013
ND: 22/10/2013
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức: HS cần nắm được :
a. Tình hình kinh tế nước Mỹ sau CTTG thứ hai: 
- Sau CTTG thứ hai, Mỹ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
+ Chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,47%- năm 1948).
+ Nông nghiệp gấp 2 lần 5 nước: Anh, Pháp, Đức, I- ta- li- a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền về vũ khí nguyên tử. 
- Tuy nhiên, trong những thập niên sau, kinh tế Mỹ đã suy yếu, không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa.
- Nguyên nhân: 
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác.
+ Kinh tế thường vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng chu kỳ.
+ Chi phí nhiều cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược.
+ Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
b. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh: 
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm thống trị thế giới với các mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
- Tiến hành viện trợ cho các chính quyền thân Mỹ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và đã bị thất bại.
- Từ sau năm 1991, ráo riết xác lập thế giới “đơn cực”.
2. Tư tưởng : 
 - Giáo dục cho HS thấy được thực chất chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ.
 - Về kinh tế Mĩ giàu mạnh nhưng gần đây Mĩ bị Nhật Bản và Tây âu cạnh tranh ráo diết, kinh tế Mĩ giảm sút mặc dù vẫn đứng đầu thế giới, nhưng so với 1973 giảm sút khá nhiều.
 - Từ 1995 trở lại đây Việt Nam và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về nhiều mặt. Tuy nhiên ta luôn phản đối những âm mưu diễn biến hòa bình của Mĩ .
 3. Kỹ năng : 
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá những sự kiện lịch sử , kỹ năng sử dụng bản đồ.
B- CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án, SGK, bản đồ thế giới, bản đồ nước Mĩ , tư liệu về kinh tế Mĩ từ 1945 đến nay.
 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử. Sưu tầm tư liệu về nước Mĩ. 
 C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
 1. Ổn định tổ chức : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
 ? : Em hãy nêu những nét nổi bật về tình hình Mĩ La-tinh (Từ 1945 đến nay)(Trình bày bằng bản đồ) ? 
 ? : Trình bày những nét chính về cách mạng Cu Ba từ 1945 đến nay ? 
 3. Bài mới :	
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
12’
Hoạt động 1 : Nhóm
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ thế giới, giới thiệu về nước Mĩ.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :
+ Nguyên nhân nào dẫn đế sự phát triển nhảy vọt của kinh tế MĨ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ?
+ Nêu những thành tựu của kinh tế Mĩ sau chiến tranh ?
+Vì sao từ năm1973 đến nay kinh tế Mĩ sụt giảm ? 
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
- Nhận xét - bổ sung – kết luận.
I. Tình hình kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
1- Nguyên nhân phát triển. 
- Không bị tàn phá trong chiến tranh.
- Giàu tài nguyên.
- Thừa hưởng thành quả khoa học-kỹ thuật thế giới.
2- Thành tựu.
- Thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí.
- Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
- Nông nghiệp : Gấp hơn 5 lần Anh, pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại.
* Từ 1973 đến nay : Công nghiệp và dự trữ vàng giảm.
* Nguyên nhân : 
+ Bị nhật, Tây âu cạnh ttranh.
+ Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái kinh tế.
+ Chi phí quân sự lớn.
+ Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
12’
Hoạt động 2 : Cá nhân
(Lồng ghép với nội dung ở bài 12) 
- Đọc phần II (Sgk,T34)
- Hướng dẫn HS quan sát hình 16. Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên.
+ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
-Nhận xét – phân tích – kết luận.
II. Sự phát triển về khoa học –kỹ thuật sau chiến tranh. (Lồng ghép với nội dung ở bài 12) 
- 1945 Mĩ tiến hành cách mạng KH-KT.
* Thành tựu :
- Đi đầu về KH-KT và công nghiệp thế giới ở mọi lĩnh vực.
+ Sáng chế ra công cụ mới.
+ Năng lượng, vật liệu mới ; Thưc hiện tốt cuộc cách mạng xanh.
+ Giao thông vận tải, chinh phục vũ trụ, thông tin liên lạc, sản xuất vũ khí hiện đại phát triển mạnh (7/1969 đưa người lên mặt trăng)
11’
Hoạt động 3 : Nhóm
- Đọc phần III (Sgk T. 35)
- Hướng dẫn HS thảo luận với các nội dung :
+ Sau chiến tranh Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào ?
+ Thái độ của nhân dân Mĩ với chính sách đôi nội ấy ?
+ Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh diễn ra như thế nào ? Hiện nay chính sách ấy có thay đổi không ?
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
- Nhận xét – Bổ sung – Chốt
- Liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ với nước ta và một số nước khác ( I rắc, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên..)
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
1- chính sách đối nội.
- Hai đảng : Cộng hòa và dân chủ thay nhau cầm quyền.
- ban hành một loạt đạo luật phản động.
- Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
- Chống phong trào đình công.
- Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi chính phủ, đàn áp phong tròa công nhân, thực hiện phân biệt chủng tộc v.v…
* Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam (1960-1970).
2- Chính sách đối ngoại.
- Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” phản cách mạng nhằm làm bá chủ thế giới.
- chống các nước XHCN.
- Tiến hành viện trợ để khống chế các nước phụ thuộc vào Mĩ.
- Thành lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
* Bị thất bại nặng nề trong chiến tranh Việt Nam.
* Từ 1991 đến nay, Mĩ xác lập “Thế giới đơn cực” để chi phối, khống chế thế giới.
 4. Củng cố : (4’)
 ? : Em hãy trình bày những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học-kỹ thuật của Mĩ từ 1945 đến nay ?
 ? : Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới đến nay 
 5. Dặn dò :(1’) Làm bài tập 1 (Sgk.T. 35): Soạn bài 9 : Nhật Bản (T.36)
6. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docS9TU10-T10.doc