Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 13 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1,5 điểm)

Tại sao năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

Câu 2: (1,5 điểm)

Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển đó.

Câu 3: (3,0 điểm)

a. Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn Pháp là nơi đến đầu tiên trong quá trình tìm đường cứu nước.

b. Em hãy phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam ở các thời điểm lịch sử năm 1920; 1930.

Câu 4: ( 4,0 điểm)

a. Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

b. Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

 ---------------------- HẾT-------------------------

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 13 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử – Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Tại sao năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
Câu 2: (1,5 điểm)
Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển đó.
Câu 3: (3,0 điểm)
a. Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn Pháp là nơi đến đầu tiên trong quá trình tìm đường cứu nước.
b. Em hãy phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam ở các thời điểm lịch sử năm 1920; 1930.
Câu 4: ( 4,0 điểm)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
b. Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 ---------------------- HẾT-------------------------
( Đề thi gồm có 01 trang )
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và Tên thí sinh:SBD.
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Lịch sử- Lớp 9
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Ý/ Phần
Đáp án
Điểm
Năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN vì
Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Việt Nam gia nhập ASEAN vì:
- Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước ta.
- Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam chuyển sang đối thoại hợp tác. Xu thế chung của thế giới từ nửa sau những năm 70 thế kỉ XX cũng chuyển dần sang đối thoại hợp tác. Từ năm 1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới. Về đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
- Tham gia vào ASEAN sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội hội nhập với kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hòa nhập với thế giới về các mặt.
0,25
0,25
0,25
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN
* Cơ hội:
- Phá vỡ thế cô lập, tạo điều kiện cho Việt Nam tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. ASEAN là cửa ngõ then chốt đầu tiên trong quá trình hội nhập với thế giới của Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập với thị trường các nước Đông Nam Á và thế giới. Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, giao lưu hợp tác về văn hóa, giáo dụctiếp thu cách quản lí mới.
* Thách thức:
- Điểm xuất phát của Việt Nam thấp, vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến nên trình độ quản lí, khoa học kĩ thuật còn lạc hậu. Nếu Việt Nam không bắt kịp các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Việt Nam cùng chung mặt hàng với nhiều nước trong khu vực nên sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt.
- Trong quá trình hội nhập văn hóa, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “ Hòa nhập không hòa tan” giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
0,25
0,25
0,25
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Ý/ Phần
Nội dung
Điểm
Kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh
- Trong những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa giá trị sản lượng công nghiệp toàn thế giới: 56,47% ( 1948). Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
- Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất thế giới. Mĩ chiếm 50% tàu bè đi lại trên biển. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa, là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới.
0,25
0,25
0,25
Những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển
.- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn; giàu tài nguyên; nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng động sáng tạo.
- Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn. Mĩ lại ở xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá. Hơn nữa Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu , buôn bán hàng hóa vũ khí cho các nước tham chiến để kiếm lời.
- Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm ( Nhân tố quan trọng nhất để kinh tế Mĩ phát triển). Trình độ quản lí trong sản xuất, tập trung tư bản cao. Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển
0,25
0,25
0,25
Câu 3: ( 3 điểm)
Ý/ Phần
Nội dung
Điểm
a.Nguyễn Ái Quốc chọn Pháp là nơi đến đầu tiên trong quá trình tìm đường cứu nước
Cuối thế kỉ XIX nước ta bị thực dân Pháp xâm lược thống trị, nhân dân ta chìm trong cảnh lầm than cơ cực. Các phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Cách mạng nước ta đang đứng trước tình trạng khủng hoảng về đường lối “ như trong đêm trường không có lối ra”. Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước thiết tha và hoài bão cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc từ cảng nhà Rồng- Sài Gòn . Trong hành trình tìm đường cứu nước ấy, người đã chọn Pháp là nơi đến đầu tiên. Sở dĩ Người chọn Pháp là nơi đến đầu tiên vì:
- Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản năm 1789- đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất Châu Âu. Người tìm đến đây để tìm hiểu cuộc đại cách mạng tư sản Pháp.
- Trong quá trình thực dân Pháp thống trị Việt Nam luôn rêu rao khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Người tìm đến Pháp để tìm hiểu xem khẩu hiệu này được thực hiện như thế nào ở Pháp.
- Người sang Pháp với mục đích xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đỡ đồng bào mình và theo như Người nói “ Muốn đánh thắng kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù”
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam tại các thời điểm năm 1920, 1930
* Thời điểm năm 1920
- Sau gần một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước
tháng 7/ 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản luận
cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Người tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ 18 của Đảng xã
 hội Pháp họp tại Tua, Người bỏ phiếu tán thành
 Quốc tế thứ ba và tham gia vào sáng lập Đảng
 cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt
 trong quá trình hoạt động cách mạng của Người: từ
 một người yêu nước trở thành người cộng sản đầu
 tiên của nước ta, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa
 Mác- Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra đường lối giải phóng dân tộc là đường lối cách mạng vô sản, đi theo con đường cách mạng tháng Mười. Sự kiện này đã mở đường đi tới sự chấm dứt cuôc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam- đây là công lao bản lề của Nguyễn Ái Quốc.
* Thời điểm năm 1930
- Do yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam, với tư cách và trách nhiệm của người cộng sản Việt Nam, đại diện của Quốc tế cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng- Trung Quốc triệu tập và chủ trì
 hội nghị thành lập Đảng (6-1-1930 đến 7/2/1930), hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất.
- Tại Hội nghị, Người đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng, ra Lời kêu gọi. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắtđược Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Như vậy tại thời điểm năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thành lập cho cách mạng Việt Nam một chính Đảng tiên phong để lãnh đạo, Người đã xây dựng cho Đảng cộng sản Việt Nam và Cách mạng Việt Nam đường lối chính trị đúng đắn.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng giai cấp và đường lối lãnh đạo của phong trào cách mạng Việt Nam, từ đây cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 4: ( 4 điểm)
Ý/ Phần
Nội dung
Điểm
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập 
Đảng
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam. Vì đối với giai cấp công nhân, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đối với dân tộc, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam- Một Đảng có đường lối cách mạng khoa học sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ Đảng viên kiên trung, nguyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng của Đảng, độc lập tự do của tổ quốc của nhân dân. Từ đây cách mạng Việt Nam cũng trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, có tính tất yếu quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng 8/ 1945, kháng chiến chống Pháp thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; kháng chiến chống Mĩ thắng lợi với đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975; hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
0,5
0,5
0,5
Phân tích tính đúng đắn sáng tạo Cương lĩnh chính trị đầu
 tiên của Đảng
- Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) từ 6/1/1930-7/2/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo. Trong đó, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh tuy còn vắn tắt song đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam và thể hiện sự đúng đắn sáng tạo. 
- Cương lĩnh vạch ra con đường của cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, hai giai đoạn kế tiếp nhau không có bức tường nào ngăn cách. Như vậy ngay từ đầu, Đảng cộng sản Việt Nam đã thấu suốt con đường phát triển của cách mạng nước ta là con đường kết hợp và dâng cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường tất yếu và duy nhất của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh chỉ rõ: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Các nội dung trên bao gồm 2 vấn đề cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta: dân tộc và dân chủ.. Đặc biệt cương lĩnh đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu. Đặt nhiệm vụ này lên là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ- một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Cương lĩnh chỉ ra rằng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Cương lĩnh đã phản ánh đúng động lực của cách mạng Việt Nam, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Từ đó xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là giành độc lập dân tộc.
- Cương lĩnh khẳng định: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc và giai cấp công nhân thế giới. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thấm nhuần quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin qua đó kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta chỉ có thể là giải phóng giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo mới đủ điều kiện và khả năng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
- Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã thể hiện sự đúng đắn sáng tạo, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc, nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Nó đặt cơ sở cho Đảng ta kế thừa và hoàn chỉnh đường lối cách mạng nước ta thông qua những hoạt động tiếp theo.
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
 ---------------HẾT------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc
Giáo án liên quan