Giáo án Lịch sử 8 - Võ Thị Hoa - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Công nghiệp tụt xuống hạng 4 thế giới
- Nguyên nhân: bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức
- Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh như: khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô
- Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt lĩnh vực ngân hàng.
Ngày soạn: 13/9/2014 Ngày dạy: 16/9/ 2014 Tuần: 5 Tiết: 10 BÀI 6. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX ( Tiết 1) ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS cần nhận biết được những nét chính của các nước tư bản Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: - Chuyển biến lớn về kinh tế. - Chính sách đối nội, đối ngoại. - Sự phát triển không đồng đều của các nước. 2. Thái độ: - HS nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ. 3. Kĩ năng: - Biết phân tích sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê, so sánh. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giáo án, bản đồ Châu Âu, bảng phụ 2. Học sinh: - SGK, soạn bài theo mẫu, học bài theo hướng dẫn của GV tiết học trước. III. Tiến trình Dạy - Học 1. Kiểm tra bài cũ: - Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pari ? 2. Giới thiệu bài mới: Cuối thế kỉ XIX đầu XX các nước tư bản Anh , Pháp, Đức , Mĩ phát triển mạnh mẽ chuyễn sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình phát triển đó có điểm giống và khác nhau gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học . 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại nước Anh cuối XIX đầu XX ? So với đầu TK XIX đến cuối TK XX, tình hình kinh tế Anh có gì thay đổi ? Vì sao ? HS: dựa vào SGK trả lời. ? Tình hình chính trị của Anh có nét gì nổi bật ? HS: dựa vào SGK trả lời. GV: Dùng lược đồ → thuộc địa Anh ? Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là CNĐQ thực dân ? HS: vì Anh có thuộc địa lớn nhất thế giới GV: bổ sung, kết luận Hoạt động 2. Tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại nước Pháp cuối XIX đầu XX ? Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, kinh tế Pháp có gì mổi bật ? Vì sao ? HS: dựa vào SGK trả lời. ? Tình hình chính trị của Pháp có nét gì nổi bật ? HS: dựa vào SGK và suy nghĩ trả lời: ? Vì sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là “CNĐQ cho vay lãi” ? HS: Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất cao. 1. Anh a. Kinh tế: - Công nghiệp tụt xuống hạng 3 trên thế giới (sau Mĩ, Đức). - Đứng đầu xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. - Nguyên nhân: công nghiệp phát triển sớm nên máy móc dần lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới phát triển công nghiệp trong nước. - Kết quả: nhiều công ti độc quyền công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế. b. Chính trị: - Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến do 2 đảng: Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản. c. Đối ngoại: - Đẩy mạnh xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa Mệnh danh là “CNĐQ thực dân” 2. Pháp: a. Kinh tế: - Công nghiệp tụt xuống hạng 4 thế giới - Nguyên nhân: bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức - Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh như: khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô… - Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt lĩnh vực ngân hàng. b. Chính trị: - Tồn tại nền cộng hòa thứ ba, với chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi tư sản c. Đối ngoại: - Tăng cường xâm lược thuộc địa, thuộc địa đứng thứ 2 thế giới. mệnh danh là” CNĐQ cho vay lãi” 4. Củng cố: - Hoàn thành bảng thống kê quá trình chuyển biến từ CNTB sang CNĐQ theo bảng sau: Nội dung Anh Pháp Kinh tế Xếp hạng 3 CNĐQ thực dân Xếp hạng 4 CNĐQ cho vay lãi Chính trị - Tìm ra điểm giống nhau về chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc Anh, Pháp → bản chất của các nước đế quốc. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Về nhà hoàn thành bảng thống kê, học bài theo nội dung ghi bảng. . - Tìm hiểu về nước Đức, Mĩ IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TUAN 5 SU8 TIET102014 2015.doc