Giáo án Lịch sử 8 tuần 1 đến 23

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU NĂM 1917)

A/ Mục tiêu

+ Kiến thức: Đây là bài ôn tập, cần giúp học sinh:

- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại một cách có hệ thống vững chắc.

- Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.

+ Tư tưởng:

Thông qua những sự kiệ, niên đại, nhân vật lịch sử đã được học giúp học sinh có nhận thức, đánh giá đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.

+ Kỹ năng: Củng cố, rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn chủ yếu là các kỹ năng, hệ thống hoá, phân tích, khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng thống kê, rèn luyện kỹ năng thực hành.

 

doc75 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 1 đến 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡi, máy gặt đập..
+ Quân sự:
- Nhiều vũ khí mới được sản xuất
- Chiếm hạm vỏ thép
- Ngư lôi
- Khí cầu
II/ Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
1. Khoa học tự nhiên.
- Thế kỷ XVIII-XIX khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu tiến bộ vượt bậc.
- Toán học: Niu Tơn, Lép Ních, Lê ba sép xla
- Hoá học: Menđêlê ép
- Vật lý: Niu tơn
- Sinh vật: Đác Uyn
+ Tác dụng: Các phát minh khoa học co tác dụng to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.
2. Khoa học - kỹ thuật.
- Chủ nghĩa khoa học và phép biện chứng: phơi ơ bách, hê gen
- Học thuyết chính trị kinh tế học.
(Xmít và Ricácđô)
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông), Phuriê(Pháp), o oen (anh)
- Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác-Ang ghen
- Nhiều học thuyết khoa học xã hội ra đời
- Tác dụng: Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tiến bộ.
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật.
- Nhiều trào lưu văn học xã hội: lãng mạn, trào phúng, hiện thực phê phán tiêu biểu(Pháp và Nga)..
- Dùng tác phẩm văn học đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
- Âm nhạc, hội hoạ đạt nhiều thành tựu.
- Tiêu biểu: MôDa, BétThôven, Sôpanh, Đavít
 4. Củng cố
? Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kỹ thuật, khoa học, văn học nghệ thuật thế kỷ XVIII –XIX.
5. Hướng dẫn
Giáo viên nhận xét và kết luận: Thành tựu kỹ thuật, khoa học, văn học nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX phong phú, tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển.
D/ Rút kinh nghiệm:..
 Ngày.tháng..năm.
Tuần 8
Tiết 15
Ngày soạn: Ngày dạy:
Chương III: Châu á thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX
Bài 9: ấn độ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ xx
A/ Mục tiêu
+ Kiến thức: 
- Học sinh nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ cuối thế kỷ XVIII - đầu XX phát triển mạnh mẽ.
- Vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ( Đảng quốc Đại)trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân, binh lính( Khởi nghĩa Xi- Pay, khởi nghĩa Bom) buộc thực dân Anh phải nhượng bộnới lỏng ách cai trị.
- Góp phần nhận thức đúng về thời kỳ châu á thức tỉnh và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.
+ Tư tưởng
- Bồi dưỡng giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân ấn Độ
- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
+ Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử về cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống thực dân Anh thế kỷ XVIII đầu Thế kỷ XX.
- Làm quen và phân biệt các khái niệm “ cấp tiến”, “ ôn hoà”
B/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ phong trào cách mạng ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
C/ Tiến trình dạy học
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
? Nêu các thành tựu nổi bật về khoa học và văn học nghệ thuật? Những thành tựu đó có tác dụng như thế nào đối với xã hội.
Bài mới
* Giới thiệu bài: Từ thế kỷ XVI, các nước Phương Tây đã nhòm ngó xâm lược châu á. Thực dân Anh đã tiến hành xâm lược ấn Độ như thế nào? phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cùa nhân dân ấn Độ chống thực dân phát triển ra sao?
- Giáo viên sử dụng bản đồ ấn Độ để giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử ấn độ
- Học sinh sử dụng bản đồ.
- Yêu cầu học sinh theo dõi bảng thống kê nhận xét về chính sách thống trị và hậu quả của nó với ấn Độ.
( Số liệu SGK)
=> nhân dân ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh
- yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: xem những chính sách thống trị của thực dân Pháp, Anh ở ấn Độ có giống với chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Giống nhau và rất thâm độc vì chúng là những tên thực dân cũ, áp dụng những chính sách thống trị kiểu thực dân cũ ở Việt Nam.
Thực dân Pháp chia nước bằng ba miền chế độ chính trị khác nhau vơ vét, bóc lột kinh tế, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa.
- Đọc SGK
? Tóm tắt các phong trào giải phóng dân tộc? Học sinh tóm tắt 3 phong trào?
- Giáo viên tóm tắt khái quát lại 3 phong trào
? Vì sao các phong trào đều thất bại?
( Nêu nguyên nhân thất bại)
- Cho học sinh quan sát hình 41
? Khởi nghĩa Xipay diễn ra như thế nào?
? Sự phân hoá của Đảng Quốc Đại chứng tỏ điều gì?
( Tính chất hai mặt của giai cấp tư sản)
- Vì quyền lợi giai cấp => đấu tranh chống thực dân Anh.
- Sẵn sàng thoả hiệp khi được nhượng bộ quyền lợi.
? Các phong trào có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ?
1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh.
- Thế kỷ XVI Thực dân Anh bắt đầu xâm lược ấn Độ => 1829 hoàn thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ấn Độ.
- Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề.
+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.
+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm.
- Hậu quả nặng nề đối với nhân dân ấn độ.=> nông dân mất đất
- Thủ công: Suy sụp nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại.
III/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ.
- Các phong trào diễn ra sôi nổi
+ Khởi nghĩa Xi pay
+ Hoạt động của Đảng đế quốc đại chống thực dân Anh.
- Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh
- Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. 
+ ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
4. Củng cố
? Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở ấn Độ?
? Đảng quốc Đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh.
? Đảng quốc Đại
5. Hướng dẫn
? Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân ấn Độ từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Học bài, làm câu hỏi 3 T58.
D/ Rút kinh nghiệm:..
.
Tiết 16
Ngày soạn: Ngày dạy:
Kiểm tra viết 1 tiết
A/ Mục tiêu: Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong phần lịch sử thế giới từ tuần 1 đến tuần 8. Từ đó tìm ra những yếu điểm của học sinh. Giáo viên dạy bộ môn có biện pháp khuyên khích, thúc đảy học sinh học tập 
- Rèn khả năng tư duy, nhớ sự kiện, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
- Giáo dục tính tự giác, tích cực trong làm bài kiểm tra, thi cử.
B/ Chuẩn bị
- Giáo viên: ra đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra.
C/ Tiến trình
ổn định
Kiểm tra: Giấy bút
Bài mới 
Bước 1: Giáo viên chép đề kiểm tra lên bảng- học sinh chép vào giấy kiểm tra
Đề:
I/ Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: (1đ): Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng?
a. Tiến trình cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII gồm mấy giai đoạn?
1 giai đoạn
2 giai đoạn
3 giai đoạn
Nguyên nhân nào dẫn tới phong trào đập phá máy mọc và bãi công của công nhân nửa đầu thế kỷ XIX?
Do mất nước, thân làm nô lệ
Do người thân và gia đình bị phong kiến áp bức, bóc lột
Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ?
Câu 2: (1đ)
Điền nhứng cụm từ thích hợp vào ô trống trong những câu sau:
Từ những năm 30-40 của thế kỷ XX, .đã lớn mạnh
Năm 1831 công nhân dệt tơ ..khởi nghĩa đòi tăng lương..
Năm .khởi nghĩa chống sự hà khắc của chủ xưởng.
Từ năm đến năm., một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra ở Anh đó là “.”
Câu 3(1đ)Hoàn chính bảng sau:
Thới gian
Năm 1870
2 – 9 - 1870
4 - 9 – 1870
26 – 3 - 1871
Sự kiện
chiến tranh pháp – phổ nổ ra
Hoàng đế pháp là Napôlêông III, 10 vạn người bị bắt.
..Nhân dân Pari.khởi nghĩa
.Nhân dân Pari tiến hành bầu hội đồng công xã.
II/ Tự luận (7đ)
Nêu những chính sách của công xã Pari? Những chính sách này phục vụ cho quyền lợi của ai? (3đ)
(4đ) Tóm tắt diễn biến nội chiến ở Pháp? Công xã pari có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Đáp án- Biểu điểm
I/ Trắc nghiệm: 
Câu 1:	 a, ý B đúng 0.5 đ
	 b. ý C đúng 0.5 đ
Câu 2: Điền đúng các cụm từ: 1đ( Thiếu hoặc sai ý trừ 0.5 đ)
Câu 3: Hoàn chỉnh bảng đúng : 1đ( nếu thiếu 1 ý trừ 0.5 đ)
II/ Tự luận
Câu 1: Nêu đủ những chính sách của công xã Pari (2đ)
Những chính sách này phục vụ cho quyền lợi của nhân dân(1đ)
Câu 2: Tóm tắt diễn biến nội chiến ở Pháp(2đ)
Nêu được ý nghĩa lịch sử của công xã pari: Công xã Pari có ý nghĩa thực sự lớn lao: Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới,là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới (2đ)
Bước 2: Học sinh làm bài tại lớp
Bước 3: Giáo viên thu bài về nhà chấm
Bước 4: Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
D/ Rút kinh nghiệm:.
.
 Ngày.tháng..năm.
Tuần 9
Tiết 17
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 10: Trung Quốc thế kỷ XIX đầu Thế kỷ XX
A/ Mục tiêu
+ Kiến thức: Học sinh nắm được
- Những nguyên nhân đưa đến việc trung quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu hèn nhát, tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến và đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào nghĩa hoà đoàn, cách mạng tân hợi. ý nghĩa lịch sử và tính chất của các phong trào đó.
- Giải thích đúng khái niệm “ nửa thuộc địa, nửa phong kiến” “ vận động duy tân”
+ Tư tưởng.
- Tỏ rõ thái độ phê phán triều đình phong kiến mãn thanh
- Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân trung quốc chống đế quốc phong kiến
+ Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Biết sử dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các cuộc khởi nghĩa hoà đoàn, cách mạng Tân Hợi.
B/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ treo tường “ Trung quốc trước sự xâm lược của các nước đế quốc” “ cách mạng tân hợi 1911”
- Bản đồ sách giáo khoa “ Phong trào nghĩa hoà đoàn”
C/ Tiến trình dạy –học
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
? Nêu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của ấn Độ? Vì sao các phong trào đó đều thất bại?
Bài mới
* Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã bị các nước tư bản Phương tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
- Sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu khái quát về thế giới.
Chú ý: Rộng lớn, đông dân, chế độ phong kiến tồn tại đã lâu đời, suy yếu => tạo điều kiện thuận lợi để các nước tư bản phương tây xâm chiếm.
? Tư bản Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga đã xâu xé Trung Quốc như thế nào?
- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc?
- Cho học sinh thảo luận 
? Vì sao không một mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận:
? Chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến là như thế nào? Liên hệ với chế độ thuộc địa nửa phong kiến việt nam?
( Là chế độ xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị nhưng thực tế còn chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc.
Trung Quốc sau chiến tranh thuốc phiện (1840) bị đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga xâu xé => biến thành nước nửa thuộc địa liên hệ:
- Việt Nam về cơ bản vẫn là nước Phong kiến ( Giống Trung quốc) nhưng thực tế chịu sự chi phối về kinh tế, chính trị của đế quốc Pháp => bị biến thành nước thuộc địa ( nước phụ thuộc nửa phong kiến)
- Học sinh quan sát, đọc thầm SGK
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
Phân tích: Mâu thuẫn xã hội Trung Quốc trở nên sâu sắc
Dân tộc mâu thuẫn Đế quốc
Nông dân mâu thuẫn với triều đình phong kiến Mãn Thanh
? Trình bày vài nét về cuộc vận động Duy Tân 1898?
Giáo viên: Cải cách Duy Tân có ý nghĩa lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
- Sử dụng bản đồ: Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, giới thiệu phong trào, nơi xuất phát từ Sơn Đông=> Trực Lệ=> Bắc Kinh Liên quân 8 nước đã đàn áp phong trào.
? Vì sao phong trào Nghĩa Hoà Đoàn thất bại?
- Giáo viên giới thiệu sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp tư sản Trung Quốc cuối thế kỷ XIX = XX=> đòi hỏi phải có một chính Đảng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản?
? Tôn Trung Sơn là ai và ông có vai trò gì với sự ra đời của Trung Quốc Đồng Minh hội?
? Cách mạng Trung Quốc nổ như thế nao?
( Dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK)
- Dựa vào SGK để tóm tắt diễn biến
? Vì sao cách mạng Tân Hợi chấm dứt?
? Nêu tính chất ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?
(Học sinh dựa vào đoạn chữ nhỏ trong SGK để trả lời)
? Nhận xét tính chất và quy mô của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
Tính chất: Chống Đế Quốc, chống phong kiến.
Quy mô: Rộng khắp, liên tục từ cuối thế kỷ XIX-XX.
I/ Trung quốc bị các nước đế quốc chia sẻ.
- Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến Mãn Thanh khủng hoảng suy yếu.
=> Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm những vùng đất của Trung quốc làm thuộc địa
- Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân có lịch sử lâu đời, một đế quốc khó xâm lược
- Các nước đế quốc thoả hiệp với nhau cùng xâu xé, xâm lược
II/ Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Nguyên nhân:
- Sự xâu xé xâm lược của các nước đế quốc.
- Sự hèn nhát, khuất phục của triều đình Mãn Thanh
+ Cuộc vận động duy tân 
- Cuối thế kỷ XIX – XX, nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã nổ ra ở Trung Quốc.
- Người khởi xướng: Sĩ phu tiến bộ: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ.
- Mục đích: Cải cách chính trị => đổi mới canh Tân đất nước 
- Kết quả: Thất bại
+ Phong trào nông dân nghĩa Hoà Đoàn cuối Thế kỷ XIX – XX bùng nổ ở Sơn Đông => lan rộng nhiều nơi trong toàn quố-c 
- Thất bại nhưng là phong trào mang tính chất dân tộc=> thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc.
III/ Cách mạng Tân Hợi 1911
- Tôn Trung Sơn (1866-1925) quyết định Thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội- chính Đảng đại diện cho giai cấp tư sản Trung Quốc.
- 10-10-1911 khởi nghĩa Vũ Xương thắng Lợi.
=> 29-12-1911 nước Trung Quốc độc lập được thành lập.
- 2-1912 Cách mạng Tân Hợi thất bại.
- Giai cấp tư sản (lãnh đạo). Sợ phong trào đấu tranh của quần chúng => Thương lượng với triều đình mãn thanh 
- Thoả hiệp với các nước Đế Quốc.
+ Tính chất: 
Là cuộc cách mạng tư sản dân chủ không triệt để: Lật đổ chế độ phong kiến thiết lập nhiều nước tư sản nhưng không giải quyết được mâu thuẫn sâu sắc của xã hội Trung Quốc là chống đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
+ ý nghĩa: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư sản phát triển ở Trung Quốc: ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á ( tiêu biểu là việt nam)
4. Củng cố
- Giáo viên chuẩn bị bài phiếu(phát cho học sinh)
Nội dung: Đánh dấu vào những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – XX.
Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước Đế Quốc 
Các phong trào chưa có sự liên kết diễn ra lẻ tẻ.
Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, một đường lối cách mạng đúng đẵn 
Cả 3 nguyên nhân trên.
5. Hướng dẫn
- Về nhà học bài: Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Diễn biến, mục đích, kết quả từ 1840-1911
D/ Rút kinh nghiệm:..
.
Tiết 18
Ngày soạn: Ngày dạy:
Các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
A/ Mục tiêu:
+ Kiến thức: 
- Học sinh nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam á là kết quả tất yếu của sự thống trị, bóc lột của Chủ nghĩa thực dân.
- Về giai cấp lãnh đạo phong trào dân tộc: giai cấp tư sản dân tộc đã tổ chức, lãnh đạo phong trào. Đặc biệt giai cấp công nhân, ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Về diễn biến: Các phong trào diễn ra rộng khắp ở các nước Đông Nam á từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Tư tưởng:
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc thực dân
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.
+ Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện đấu tranh tiêu biểu.
B/ Phương tiện dạy – học
- Bản đồ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Sưu tầm một số tư liệu về sự đoàn kết, đấu tranh của nhân dân Đông Nam á chống chủ nghĩa thực dân.
C/ Tiến trình dạy học- 
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ
? Vì sao Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa? Vì sao cách mạng Tân Hợi được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để?
Bài mới
* Giới thiệu bài: Giáo viên: “ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây, tại sao như vậy? Cuộc đấu tranh dân tộc của nhân dân Đông Nam á đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
- Sử dụng bản đồ các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX(treo trên bảng) Giới thiệu khái quát về khu vực Đông Nam á.
- Vị trí địa lý, tầm quan trọng về chiến lược, tài nguyên thiên nhiên
? Qua phần giới thiệu em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam á?
( Có vị trí chiến lược quan trọng, ngã ba đường giao lưu chiến lược từ Bắc => Nam, từ Đông sang Tây)
? Tại sao Đông Nam á trở thành đối tượng nhòm ngó Xâm lược của các nước tư bản Phương Tây?
? Các nước tư bản phương tây đã phân chia xâm lược Đông Nam á như thế nào?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ các nước Đông Nam á bị tư bản phương tây xâm lược
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi:
? Tại sao trong các nước Đông Nam á chỉ có Xiêm ( Thái Lan) là giữ được phần chủ quyền của mình?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận thống nhất 
+ Cùng có những điều kiện giống các nước trong khu vực bị thực dân phương tây nhòm ngó
+ Giai cấp thống trị Xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa anh và pháp.
+ Là nước bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh và Pháp.
- học sinh quan sát SGK mục II
? Cho biết đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân phương tây ở Đông nam á là gì?
- Học sinh dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK trả lời
? Vì sao nhân dân Đông nam á tiến hành cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa thực dân?
? Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh là gì?
? Các phong trào tiêu biểu ở Đông nam á diễn ra như thế nào?
? Phong trào trước tiên ở Inđônêxia có gì điểm gì nổi bật?
? Cuộc đấu tranh của nhân dân Philíppin đã diễn ra như thế nào?
( Tóm tắt quá trình đấu tranh)
? Nêu vài nét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Căm pu chia, Lào, Việt Nam?
? Qua các phong trào đó hãy rút ra những nhận xét chung nổi bật của phong trào?
Phân tích: 
- Cùng có chung kẻ thù là Thực dân Pháp => đấu tranh chống pháp dành độc lập dân tộc
- Các phong trào diễn ra liên tục
- Trong quá trình đấu tranh có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương
? Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ phối hợp đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương?
I/ Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam á.
- Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa, thị trường.
- Đông Nam á là vị trí chiến lược quan trọng, giầu tài nguyên chế độ phong kiến suy yếu => trở thành “miếng mồi béo bổ” cho các nước tư bản phương tây xâm lược.
- Cuối thế kỷ XIX tư bản phương tây hoàn thành xâm lược Đông Nam á.
II/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Chính trị: Cai trị về chính trị, chia rẽ dân tộc , tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc
+ Kinh tế: vơ vét bóc lột tài nguyênkìm hãm
- Chính sách thống trị và bóc lột của Chủ nghĩa thực dân: đối lập giữa các dân tộc thuộc địa Đông Nam á với thực dân gay gắt dẫn đến các phong trào bùng nổ.
- Mục tiêu chung: giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
+ Inđônêixia: Là thuộc địa của Hà Lan từ cuối thế kỷ XIX phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ với nhiều tầng lớp tham gia: Tư sản, Nông dân, Công nhân.
+ Phi líp Pin:
- Là thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ.
- Nhân dân Phi líp pin không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Căm pu chia 
- Khởi nghĩa của Achaxoa của nhà sư: Pucômbơ.
+ Lào: Phacađuốc lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang ở Xavannakhét
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở cao nguyên: Bôlôven
+ Việt Nam
- Phong trào Cần Vương
- Phong trào nông dân Yên Thế
- Ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương: Việt Nam, Lào , Cămpuchia bị thực dân Pháp xâm lư

File đính kèm:

  • docGiao_an_Su_ca_nam_20150726_011836.doc