Giáo án Lịch sử 7 tiết 51: Thực hành

1 Thực hành các câu hỏi trả lời nhanh

- Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra 10 năm (1418-1427_

- Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi

- Bình định Vương là Lê Lợi

- Trận đánh đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng là: Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

- Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ Ngụ binh ư nông

- Thời Lê Sơ thực hiện chế độ quân điền trong chế độ ruộng đất

- Những người đỗ đạt trong các kì thi được bổ nhiễm làm quan thời Lê Sơ

- Đại thành toán pháp của nhà toán học Lương Thế Vinh

- Danh nhân văn hóa thế giới dưới thời Lê Sơ là Nguyễn Trãi

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 tiết 51: Thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 27	Ngaøy soaïn: 18/02/ 2015
Tieát : 51	Ngaøy daïy: 28/02/ 2015
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
Nắm được các nét khái quát về sự kiện lịch sử lớn của dân tộc thế kỉ XV – XVIII
So sánh được tình hình nước ta thời Lê Sơ so với thời Lý Trần
Vẽ lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, xác định trên lược đồ các địa danh, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân
Hiểu về một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu thế kỉ XV- XVIII
 2. Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ham học hỏi, trân trọng yêu thích môn lịch sử, tôn trọng bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
 3. Kĩ năng:
Tiếp cận với kĩ năng vẽ lược đồ, rèn luyện năng lực sử dụng lược đồ trong học tập lịch sử, khái quát, ghi nhớ kiến thức cơ bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, thước, bảng phụ, hộp giấy, các câu hỏi, bút màu, bản đồ nước Đại Việt thế kỉ XV, bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của tiến trình lịch sử Việt Nam 
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở bài tập, giấy A4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ:(7’)
Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại? Các cuộc khởi nghĩa đó có ý nghĩa như thế nào?
2.Giới thiệu bài mới: Thế kỉ XV- XVIII, là thời kì lịch sử dân tộc ta trải qua nhiều biến động, chế độ phong kiến tập quyền đạt đến cực thịnh ở thời Lê Sơ, tiếp đó xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng, đất nước bị chia cắt, khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Để khái quát toàn bộ thời kì lịch sử này, chúng ta sẽ có tiết thực hành hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Làm các bài tập trả lời nhanh liên quan đến các sự kiện chính đã học(10’)
GV: Tổ chức cho HS hái hoa dân chủ theo nhóm
Các câu hỏi đã viết sẵn được đựng trong hộp giấy, yêu cầu HS lên bốc thăm và trả lời nhanh:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong thời gian nào?
Ai là lãnh tụ cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Bình định Vương là ai?
Tên các trận đánh đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng?
Tên vị vua ban hành bộ luật Hồng Đức?
Thời Lê Sơ tổ chức quân đội theo chế độ nào?
Chế độ ruộng đất thời Lê Sơ là gì?
Ai được bổ nhiệm làm quan ở thời Lê Sơ?
Tác phẩm Đại thành toán pháp là của nhà khoa học nào?
Thời Lê Sơ đã cống hiến cho dân tộc một danh nhân văn hóa thế giới. Đó là ai?
HS: lần lượt lên bốc thăm câu hỏi và trả lời trong thời gian 30 giây cho mỗi câu hỏi, các HS khác có thể trả lời câu hỏi khi bạn mình trả lời chưa đúng.
Hoạt động 2: Thực hành trên lược đồ(12’)
GV treo bản đồ nước Đại Việt thế kỉ XV, sau đó yêu cầu HS lên xác định tên các triều đại phong kiến, phạm vi lãnh thổ tương ứng, quốc hiệu
HS: Xác định trên lược đồ
GV: Hướng dẫn HS hoạt động
Khái quát bằng bảng các sự kiện chính của tiến trình lịch sử Việt Nam
? Em hãy vẽ lược đồ khởi khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
HS: Vẽ lược đồ vào giấy A4
Sau đó chỉ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu, trên lược đồ và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa này. 
Hoạt động 3: Thực hành các bài tập(12’)
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống tên tác giả những công trình văn hóa , văn học , khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ .
- Quân trung từ mệnh tập .
- Bình Ngô Đại cáo.
- Quỳnh uyển cửu ca ..
- Quốc âm thi Tập
- Đại Việt sử ký toàn thư 
- Lam sơn thực lục 
- Dư địa chí ..
- Bản thảo thực vật toát yếu .
Bài tập 2: ? Em hãy cho biết sự khác nhau giữa nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI – XVIII? Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau đó?
HS: Dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm
GV: Phân nhóm, HD các nhóm HS thảo luận
HS: Cùng thảo luận và ghi vào phiếu học tập sau đó trình bày, bổ sung hoàn thiện
1 Thực hành các câu hỏi trả lời nhanh
- Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra 10 năm (1418-1427_
- Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi
- Bình định Vương là Lê Lợi
- Trận đánh đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng là: Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang
- Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ Ngụ binh ư nông
- Thời Lê Sơ thực hiện chế độ quân điền trong chế độ ruộng đất
- Những người đỗ đạt trong các kì thi được bổ nhiễm làm quan thời Lê Sơ
- Đại thành toán pháp của nhà toán học Lương Thế Vinh
- Danh nhân văn hóa thế giới dưới thời Lê Sơ là Nguyễn Trãi
2. Thực hành trên lược đồ
- Vẽ theo lược đồ hình 55, SGK, trang 118
3. Bài tập 
- Nông nghiệp Đàng Ngoài bị tàn phá nghiêm trọng, ngược lại nông nghiệp Đàng Trong phát triển nhanh, năng suất lúa cao, các làng mới được lập
- Nguyên nhân:
+ Ở Đàng Ngoài, vua Lê Chúa Trịnh không quan tâm đến sản xuất, chiến tranh Nam – Bắc triều tàn phá, địa chủ cường hào cướp đoạt ruộng đất dẫn đến ruộng đất công bị thu hẹp, nhân dân phải phiêu tán
+ Ở Đàng Trong các chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang, lập làng ấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu
 4. Củng cố: (1’)
GV: Khái quát toàn bộ nội dung đã thực hành
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, chuẩn bị bài 25 Phong trào Tây Sơn, phần I
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_51_20150726_021935.doc