Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I
Câu 9: Thời Tiền Lê đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương là:
A. Lộ- phủ- huyện B. Huyện- lộ- phủ C. Phủ- lộ- huyện D. Lộ- huyện- phủ
Câu 10 : Nhà Lý được thành lập năm nào?
A. 939 B. 968 C. 980 D. 1009
Câu 11 : Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước?
A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Lý Công Uẩn
Câu 12: Câu nói của Trần Thủ Độ "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" thể hiện:
A.Sợ hãi B. Niềm tin chiến thắng
C. Muốn giảng hòa D. Chủ quan
Tuần: 19 Tiết: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I Ngày soạn: 24/12/2013 Ngày dạy: 26/12/2013 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Giúp học sinh ôn tập và tái hiện lại kiến thức lịch sử đã học của nước ta thời Lý, Trần. -Thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. B.NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM : (5đ) I. Khoanh tròn vào một câu trả lời đúng nhất (3đ) Câu 1: Tứ đại phát minh (giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng) là ở: A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Lào D. Cam- Pu- Chia Câu 2: Con Vua được chọn làm người nối ngôi gọi là: A. Thái ấp B. Thái úy C. Thái tử D. Thái sư Câu 3:Các giai cấp trong xã hội phong kiến châu Âu là: A. Địa chủ - nông dân B. Lãnh chúa - nông dân C. Lãnh chúa - nông nô D. Địa chủ - nông nô Câu 4 : Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là: A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương nghiệp D. Dịch vụ Câu 5 : Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do ai đứng đầu? A. Nông dân B. Nông nô C. Địa chủ, Lãnh chúa D. Vua Câu 6: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước ta thành: A. Vạn Xuân B. Đại Ngu C. Đại Cồ Việt D. Đại Việt Câu 7: Bộ luật Hình thư được ban hành vào thời: A. Lý B. Tiền Lê C. Ngô D. Đinh Câu 8: Lý Thái Tổ dời đô vào năm: A.1009 B. 1010 C. 1011 D. 1012 Câu 9: Thời Tiền Lê đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương là: A. Lộ- phủ- huyện B. Huyện- lộ- phủ C. Phủ- lộ- huyện D. Lộ- huyện- phủ Câu 10 : Nhà Lý được thành lập năm nào? A. 939 B. 968 C. 980 D. 1009 Câu 11 : Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước? A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Lý Công Uẩn Câu 12: Câu nói của Trần Thủ Độ "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" thể hiện: A.Sợ hãi B. Niềm tin chiến thắng C. Muốn giảng hòa D. Chủ quan II. Nối cột A và B cho đúng. (2đ) Cột A (Thời gian) Cột B (Triều đại) Nối cột A và cột B 1. 939 - 967 a. Thời Lý 1.................................... 2. 968 - 979 b. Thời Ngô 2.................................... 3. 980 - 1008 c. Thời Đinh 3.................................... 4.1009 - 1225 d. Thời Tiền Lê 4.................................... B. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 (2đ): Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Câu 2 (3đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh ngiệm của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? Bài làm: ĐÁP ÁN: A/ TRẮC NGHIỆM (5đ) I. Khoanh tròn ý mà em cho đúng nhất(3đ): Đúng một câu được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Đề A B C C A D D A B A D B B Đề B A B A D B B B C C A D D II. Nối cột A và B cho đúng. (2đ) Mỗi ý đúng 0,25 đ. 1c, 2b, 3d, 4a. B/ TỰ LUẬN Câu 1(2đ): Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách. Câu 2 (3đ): a. Nguyên nhân thắng lợi:(1,5đ) - Tất cả tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia kháng chiến. - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. - Sự lãnh đạo tài ba của vương triều nhà Trần và Trần Hưng Đạo. b. Ý nghĩa lịch sử:(1đ) - Đánh bại đế quốc Mông Nguyên hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. - Bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, chặn đứng các mũi tấn công xuống phía Nam của đế quốc Mông Nguyên. c. Bài học:(0,5đ) đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hết IV. Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- S7T19-36.doc