Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

Hiểu được nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước do đó kinh tế phát triển, quân đội, quốc phòng vững mạnh.

- Kĩ năng:

+ Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.

+ Làm quen với phương pháp so sánh.

- Thái độ:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, giáo án, tư liệu – tranh ảnh về thời Trần.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)

* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

- HS: Trả lời.

- GV: Bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác so với thời Lý ?

- HS: Trả lời.

- GV giới thiệu vào bài: Sau khi thành lập, vua Trần đã tiến hành củng cố và xây dựng lại bộ máy chính quyền. Vậy về quân đội và kinh tế nhà Trần có những biện pháp gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài 13.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2019 	 Tuần 11
 	 Tiết 21 
Chương III
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)
Bài 13 
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII ( TiẾT 1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ nhà Trần thành lập, việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững vàng thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
+ Nêu được những nét cơ bản trong nội dung bộ luật “Quốc triều hình luật”.
- Kĩ năng:
+ Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.
+ Làm quen với phương pháp so sánh.
- Thái độ:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, giáo án, 
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Nhà Lý đã làm gì để phát triển nền kinh tế nông nghiệp ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có mối quan hệ như thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV giới thiệu bài mới: Nhà Lý khi mới thành lập các vua đầu tiên rất chăm lo đến sự phát triển sản xuất, văn hoá xã hội, đời sống nhân dân no đủ... song đến cuối thời Lý ở thế kỉ XII ngày càng suy yếu phải dựa vào thế lực của quý tộc họ Trần. Với sự khôn khéo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh - nhà Trần thành lập...
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ - nhà Trần thành lập. 
? Nhà Lý thành lập vào năm nào?
- Giảng: Nhà Lý thành lập 1009 trải qua 9 đời vua.Nhưng đến đời vua thứ 9 nhà Lý ngày càng suy yếu trầm trọng.
? Nguyên nhân nào nhà Lý suy yếu như vậy?
- Gọi HS đọc kênh chữ
? Việc làm trên gây ra những hậu quả gì? 
- Giảng: Một số thế lực ở địa phương đánh giết lẫn nhau, chống lại triều đình
1 số nước phía nam đem quân vào cướp phá Đại Việt, nhà Lý càng khó khăn.
? Trước tình hình đó nhà Lý đã làm gì? 
- Giảng: nhân cơ hội đó nhà trần buộc vua nhà Lý nhường ngôi cho Trần Cảnh vào 12 – 1226. ( Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Chiêu Thánh Hoàng Hậu được Lý Hậu Tông chuền ngôi năm 1224, là hoàng đế thứ 9 cũng là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà lý )
*GV TREO BẢN ĐỒ LÃNH THỔ THỜI TRẦN
* Kết luận (chốt kiến thức): Việc suy yếu của nhà Lý là tất yếu, nhà Trần lên thay là hợp quy luật.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững vàng thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
? Sau khi lên nắm quyền nhà Trần đã làm gì?
? Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào? 
-HS THẢO LUẬN VẺ SƠ ĐỒ 4’
(Lấy 2 nhóm song trước và cho điểm)
GV TREO SƠ ĐỒ LÊN BẢNG
GV TREO SƠ ĐỒ NHÀ LÝ LÊN BẢNG
(TRAO ĐỔI CẶP)
? So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì giống và khác? Nhận xét?
* Kết luận (chốt kiến thức): Thời Trần vua thường sớm nhường ngôi cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng. Các chức vụ quan trọng hầu hết do người thân trong dòng họ nắm giữ. Ngoài ra nhà Trần có thêm cơ quan chuyên trách chăm lo đến đời sống nhân dân và sự phát triển của đất nước. Bộ máy quan lại và tổ chức nhà nước cơ bản vẫn như thời Lý song thể hiện quy củ, chặt chẽ, tập trung quyền lực cao hơn.
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được những nét cơ bản trong nội dung bộ luật “Quốc triều hình luật”.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
- Giảng: Thời Trần, nhà nước chú trọng sửa sang pháp luật và ban hành bộ luật mới là “ Quốc triều hình luật”. 
?“Quốc triều hình luật” có nội dung như thế nào? 
( Thảo luận nhóm )
?Luật “Hình thư” thời Lý và “ Quốc triều hình luật” có gì khác và giống nhau?
-Giảng: Nhà Trần đã đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử kiện cáo. Mối quan hệ vua quan và nhân dân thời Trần tuy có sự khác biệt nhưng chưa sâu sắc vì vua trần vẫn để chuông lớn ở thềm cung điện cho nhân dân đến gõ khi cần. những lúc vua đi thăm các địa phương nhân dân có thể đón rước, xin vua có thể dừng lại xử 1 vụ kiện.
 *Kết luận (chốt kiến thức): Pháp luật thời Trần kế thừa pháp luật thời Lý ; cụ thể, phát triển hơn. Sống ở thời kì nào thì người dân cũng phải tuân thủ pháp luật.
- 1009.
- Theo dõi.
- Quan lại ăn chơi sa đoạ, chính quyền không quan tâm đến sản xuất, đời sống nhân dân.
- Đọc đoạn “ Bấy giờ
việc gì ?”
- Lụt lội, hạn hán. Mất mùa liên tiếp xảy ra, dân nghèo phải bán con làm nô tì hay bỏ vào chùa kiếm sống nông dân nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.
- Chú ý theo dõi.
- Nhà Lý phải dựa vào các thế lực họ Trần để chống lại các thế lực nổi loạn. 
- Chú ý theo dõi.
HS quan sát
- Dẹp yên rối loạn, xây dựng bộ máy nhà nước.
- Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm 3 cấp: triều đình- các đơn vị hành chính trung gian- cấp hành chính cơ sở.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN
( Cuối bài học )
* HS:
- Giống: Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân làm 3 cấp: triều đình- các đơn vị hành chính trung gian- cấp hành chính cơ sở...
- Khác: Thái Thượng Hoang cùng Vua quản lí đất nước.
+ Thêm một số chức quan...
+ Lý cả nước 24 lộ
+Trần cả nước 12 lộ
- Đọc mục 3.
- Chú ý theo dõi.
*Nội dung:
+Bảo vệ vua và cung điện.
+Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân
+Nghiêm cấm giết mổ trâu, bò.
+Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+Sử phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội.
+Xác nhận và bảo vệ quyền sở hửu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
-HS:
+Giống nhau:
Lập lại những điều ban hành ở thời Lý.
+Khác nhau:
Bổ sung thêm 
- Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
- Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Chú ý lắng nghe. 
I. Nhà Trần thành lập
1.Nhà Lý sụp đổ.
- Cuối thế kỉ XII, quan lại nhà Lý ăn chơi sa đoạ, không lo đến đời sống mhân dân.
- Hạn hán, lụt lội xảy ra liên miên nhân dân khổ cực. Nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.
- 12 – 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh => Nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân làm 3 cấp: triều đình- các đơn vị hành chính trung gian- cấp hành chính cơ sở.
3.Pháp luật thời Trần.
- Ban hành bộ luật mới: “Quốc triều hình luật”. 
Nội dung:
Giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm: 
+Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. 
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xử viêc kiện cáo
 SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN
Thái Thượng Hoàng
Vua
Đại thần văn, võ
Các chức quan
Các cơ quan
Đồn điền sứ
Khuyến nông sứ
Hà đê sứ
Quốc sử viện
Thái y viện
Tôn nhân phủ
12 lộ
Phủ
Châu, huyện
Xã
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết kiến thức cơ bản của bài học.
- GV: Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần.
- HS: Mô tả.
- GV: Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã thời Trần có gì thay đổi so với thời Lý ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nêu được những nét cơ bản trong nội dung bộ luật “Quốc triều hình luật”.
- HS: Nêu.
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Hiểu biết kiến thức cơ bản của bài học.
- Chuẩn bị tiết học sau: Phần II - bài 13.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài.
-Chuẩn bị:
-Phần II: Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế ( SGK/ 52).
Qua hình 27 SGK em có nhận xét như thế nào về quân đội nhà Trần?
? Nhà Trần có những biện pháp gì để phục hồi và phát triển kinh tế?
IV/ Rút kinh nghiệm.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/10/2019 	 Tuần 11
 	 Tiết 22 
Bài 13
 NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII 
II. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
Hiểu được nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước do đó kinh tế phát triển, quân đội, quốc phòng vững mạnh.
- Kĩ năng:
+ Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.
+ Làm quen với phương pháp so sánh.
- Thái độ:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, giáo án, tư liệu – tranh ảnh về thời Trần.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác so với thời Lý ?
- HS: Trả lời.
- GV giới thiệu vào bài: Sau khi thành lập, vua Trần đã tiến hành củng cố và xây dựng lại bộ máy chính quyền. Vậy về quân đội và kinh tế nhà Trần có những biện pháp gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài 13.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được những chủ trương và chính sách nhà Trần xây dựng quân đội và quốc phòng vững mạnh.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
- Giảng: Vào thời điểm nước ta luôn đứng nguy cơ xâm lược.
? Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?
? Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân?
? Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào?
*KTLM: Mĩ thuật
- Sử dụng H27 để minh chứng cho việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.
? Bên cạnh xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?
? Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì giống và khác với nhà Lý?
( Trao đổi cặp )
* Kết luận (chốt kiến thức): Chủ trương, biện pháp xây dựng quân đội thời Trần cũng như thời Lý nhưng chú trọng hơn việc học tập binh pháp, luyện võ nghệ, đoàn kết toàn dân, đặc biệt việc bố phòng vùng hiểm yếu biên cương phía Bắc.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp tích cực để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.
? Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
? Việc khai hoang của nhà Trần có tác dụng gì?
? Tên chức quan nhà Trần đặt để coi sửa chữa đắp đê?
? Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?
- Giảng: Nhà Trần khuyến khích các xưởng thủ công nhà nước sản xuất các nghề dệt, gốm, chế tạo vũ khí.
? Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân?
- Giảng: do vậy các làng xã mọc lên nhiều nơi, kinh thành Thăng Long đã có tới 61 phố phường hoạt động tấp nập.
? Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần?
? Thương nghiệp có đặc điểm gì?
* Kết luận (chốt kiến thức): Được sự quan tâm của nhà nước kinh tế nông nghiệp được phục hồi và phát triển. Thủ công với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm, trình độ cao. Việc buôn bán được lưu thông, ngoại thương tiếp tục phát triển.
- Đọc phần 1 SGK.
- Nhằm bảo vệ chính quyền mới thành lập còn non trẻ.
- Chú ý lắng nghe.
- Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều đình, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, hoàng thành.
- Chính sách: ngụ binh ư nông.
- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.
- Chú ý theo dõi.
- Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu. Vua thường xuyên tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
- Giống: quân đội có 2 bộ phận, được tuyển dụng theo chính sách ngụ binh ư nông.
- Khác: cấm quân được tuyển dụng những người khoẻ mạnh ở quê nhà, theo chủ trương cốt tinh nhuệ không cốt đông.
- Đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, nạo vét kênh mương.
- Vừa tăng diện tích sản xuất vừa cải tạo môi trường.
- Hà đê sứ.
- Các chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp.
- Chú ý theo dõi.
- Làm gốm tráng men, đúc đồng, làm giấy
- Chú ý theo dõi.
- Đang từng bước khôi phục và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao.
- Phát triển mạnh mẽ, việc buôn bán với nước ngoài diễn ra sôi nổi.
1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
- Quân đội gồm có cấm quân và quân các lộ.
- Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.
- Quân đội được tuyển theo chính sách ngụ binh ư nông.
- Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
2. Phục hồi và phát triển kinh tế.
- Nông nghiệp: 
+ Chú trọng việc khai hoang.
+ Làm thủy lợi (đắp đê, nạo vét kênh mương)
+ Đặt các chức quan chuyên trách,...
- Thủ công nghiệp:
Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển : đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy...
-Thương nghiệp: 
+ Chợ mọc lên nhiều ở các làng, xã, ở kinh thành Thăng Long...
+ Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển: Vân Đồn ( Quảng Ninh )..
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được nội dung kiến thức bài học. Thấy được tính kế thừa, sáng tạo trong học tập, lao động,... của dân tộc ta.
- GV: Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Kết quả của những biện pháp đó ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý ?
- HS: Trả lời.
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Hiểu biết nội dung kiến thức bài học. Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Chuẩn bị tiết học sau - Bài 13 : Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (tt).
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, xem lại các bài đã học.
	- Tìm hiểu lược đồ...
	- Bài học kinh nghiệm cách đánh giặc của dân tộc ta là gì?
IV/ Rút kinh nghiệm.
....................

File đính kèm:

  • docLS 7 - T11.doc