Giáo án Lịch sử 7 tiết 24: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( thế kỉ XII )

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước Mông cổ được thành lập và lớn mạnh, hiếu chiến, quân Mông cổ liên tiếp mở rộng vùng lãnh thổ ra các khu vực á, âu trong đó Đại Việt đang nằm trong kế hoạch xâm lược đó. Trước tình hình đó nhà Trần đã chuẩn bị đối phó như thế nào ? Am mưu xâm lược của quân Mông Cổ đối với nước ta ra sao ? nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta thấy rỏ hơn.

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 tiết 24: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( thế kỉ XII ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
 QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN 
( THẾ KỈ XII )
Tiết: 24
Tuần: 13
ND: 8/11/2014
1/ MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
 - HSbết 
 HĐ1,2: Biết được sức mạnh quân sự của quân Mơng-Nguyên và quyết tâm xâm lược 
 Đại Việt của chúng qua những tư liệu cụ thể.
 - HS hiểu
 HĐ 1,2: Những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
 1.2/ Kĩ năng
 - HĐ 1: Biết đọc bản đồ, vẽ lược đồ.
 - HĐ 2: Phân tích, đánh giá nhận xét các sự kiện lịch sử.
 1.3/ Thái độ
 HĐ1: Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất mưu trí dũng cảm 
 của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
 HĐ 2: Giáo dục về lòng tự hào truyền thống của dân tộc ta.
 1.3/ Thái độ
- Thói quen
- Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Tính cách :Giáo dục về lòng tự hào truyền thống của dân tộc ta.
2 NỢI DUNG HỌC TẬP
3/ CHUẨN BỊ
3.1/ Giáo viên: Tranh ảnh về quân Mông – Nguyên, Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông – Nguyên ( năm 1258)
- Bản đồ thế giới.
3.2/ Học sinh: Trả lời câu hỏi bài mới.
+ Tại sao vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước?
 + Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ?
4/ TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện 
7A 3:.
7A 4:.
4.2/ Kiểm tra miệng : (5p)
Câu hỏi
Đáp án
? Nhà Trần Tổ chức quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?Em có nhận xét gì về Tình hình phát triển kinh tế dưới thời Trần? ( 8đ )
Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ?( 2 đ)
- Quân đội của nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. 
- Quân đội được tuyển dụng theo chính sách “ Ngụ binh ư nông “ và theo chủ trương “ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông “
* Biện pháp củng cố quốc phòng:
 - Quân đội thường xuyên luyện tập võ. 
 - Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
 - Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị ở nơi này. 
- Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp điều được phục hồi và phát triển. 
-- Cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên từ phía nam thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
- Cho sứ giả đưa thư sang doạ và dụ hàng vua Trần.
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Giới thiệu bài: (2p )
 Đầu thế kỉ XIII, nhà nước Mông cổ được thành lập và lớn mạnh, hiếu chiến, quân Mông cổ liên tiếp mở rộng vùng lãnh thổ ra các khu vực á, âu trong đó Đại Việt đang nằm trong kế hoạch xâm lược đó. Trước tình hình đó nhà Trần đã chuẩn bị đối phó như thế nào ? Aâm mưu xâm lược của quân Mông Cổ đối với nước ta ra sao ? nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta thấy rỏ hơn.
* Hoạt động 1 : cá nhân, nhóm. (17p)
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&Gv : cho hs đọc mục 1/55
PV: Quân Mơng Cổ là đạo quân như thế nào? 
HS: Trả lời theo SGK.
1Gv : Cho hs quan sát bản đồ thế giới, giới thiệu đất nước Mông Cổ: Từ xa xưa các bộ lạc Mông cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đầu thế kỉ XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập, vua Mông Cổ đã lợi dụng tài bắn cung và cưỡi ngựa của các bộ tộc du mục mang quân xâm lược khắp nơi xây dựng một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương – bờ Hắc Hải, gieo rắc nỗi kinh hồng, sợ hãi ở Châu Á và Châu Âu. Dân Đức lúc bấy giờ chỉ cịn biết cầu nguyện: “Xin chúa hãy cứu vớt chúng con thốt khỏi họa Tác – ta”. Thái hậu nước Pháp hỏi vua Saint Louis: “Nếu quân Tác – Ta đến đây con sẽ làm gì?” Saint Louis trả lời: “Nế chúng kéo đến, một là ta đuổi chúng về địa ngục, nơi mà chúng đã ngoi lên, hai là chúng ta phải về thiên đường hưởng hạnh phúc mà chúa đã dành cho chúng ta” . Ngay cả đến giáo hồng La Mã lúc ấy cũng phải thốt lên: ... “uy danh của đạo Cơ đĩc sẽ bị bọn Tác – ta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đĩ là ta xương nát tủy khơ, thân gầy sức kiệt, đau xĩt vơ cùng, khiến ta ko biết làm gì đây”. người xưa đã nhận xét “ vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”
&Hs Quan sát Hình 29 hình vẽ quân Mông Cổ
? Em có nhận xét gì về quân Mông Cổ ?
1 Hs : Quân đội rất lớn mạnh có tổ chức, trang bị tốt.
&Giáo viên: Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc xâm lược Nam Tống để chiếm toàn bộ Trung Quốc rộng lớn, nhưng để đạt được tham vọng đó chúng cho tướng Ngộp Lương Hợp Thai chỉ huy quân xâm chiếm Đại Việt.
? Tại sao vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước?
 1 Hs : Vì sau khi chiếm đại Việt, quân Mông Cổ sẽ đánh lên phía Nam Trung Quốc, trong khi đó một số lượng rất đông quân Mông Cổ sẽ ồ ạt tấn công từ phía Bắc, tạo nên gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
1Gv : dùng bản đồ trình bày âm mưu này cho hs hiểu.
? Trước khi kéo vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?
 1 Hs : Cho sứ giả đưa thư sang doạ và dụ hàng vua Trần.
Bấy giờ đế quốc Mơng Cổ chẳng khác gì 1 con ác thú khổng lồ, mình phủ kín cả một vùng rộng lớn, kéo dài từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương, đất đai, dân số và tiềm lực kinh tế to lớn gấp hàng trăm lần so với Đại Việt. Cũng bấy giờ, Đại Việt mới khoảng từ phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay trở ra, dân số ước tính khoảng hơn 3 tr người,đã thế lại vừa thốt khỏi khủng hoảng, quá trình khơi phục mới tiến hành được mấy chục năm. Chính vì cho rắng Đại Việt là 1 nước nhỏ nên trước khi xâm lược nước ta, chúng đã cho sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng.
 ? Vua Trần đã làm gì khi sứ giả đến?
 1 Hs : Bắt tống giam vào ngục.
? Việc bắt giam sứ giả của quân Mông nói lên điều gì ?
1 Hs : ý thức tự chủ dân tộc, kiên quyết không làm nô lệ cho giặc
 * Hoạt động 2: cá nhân: (13p)
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&Gv : cho hs đọc mục 2/56
? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta vua Trần đã làm gì ?
 1 Hs : - Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí.
 - Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập.
- Quan sát lược đồ cuộc kháng chiến.
? Nêu diễn biến kết quả cuộc kháng chiến?
 1 Hs : Tháng 1/1258, quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao xuống Bạch Hạc rồi đến vùng Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại ở phịng tuyến do vua Trần Thái Tơng trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra, quân ta quyết chiến đấu để bảo vệ đất nước cịn quân Mơng Cổ quyết bắt sống vua tơi nhà Trần. Vua Lê Thái Tông đã tự mình đốc thúc binh sĩ xơng lên trước làn mưa tên đạn của địch. Cùng với vua là tướng tiên phong Lê Tần hiên ngang trên mình ngựa, xơng pha chiến đấu, đốc thúc binh sĩ mà sắc mặt vẫn như khơng. Do quân giặc mạnh, lại chiến đấu ở vùng trung du nên kị binh của chúng cĩ thể phát huy hết sở trường nên quân ta lâm vào tình thế khĩ khăn. Vua Trần đã nghe theo lời khuyên của Lê Tần, cho quân xuôi về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng. Quân giặc đuổi theo bắn như mưa, Lê Tần đã dùng ván thuyền che đỡ cho nhà vua khỏi trúng tên, vừa đánh trả địch đảm bảo cho cuộc rút lui trĩt lọt, làm thất bại kế hoạch bắt sống vua tơi nhà Trần của giặc.
Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”, Khi Ngột Lương Hợp Thai cho quân tiến vào Thang Long thì trước mắt chúng là vườn không nhà trống, không lương thực 
 Quân Mông Cổ điên cuồng tàn phá kinh thành Thăng Long, lùng bắt, giết hại những người cịn sĩt lại. Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến Thái sư Trần thủ Độ . Ơng tâu: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Câu nói thể hiện niền tin chiến thắng của quân và dân ta. 
Đĩng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân giặc đã gặp phải nhiều khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, chúng phải cho quân đi cướp thĩc gạo, hoa màu của nhân dân nhưng bị nhân dân các làng, xã chống trả quyết liệt nên lực lượng của chúng bị tiêu hao dần. Nhân cơ hội đĩ, nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, đánh bật gần 3 vạn quân của chúng ra khỏi kinh thành. Bị bất ngờ ngày 29/1/1258, quân Mông Cổ rút khỏi Thăng long về nước. Trên đường rút chạy, chúng đã bị quân binh ở Quy Hoá chặn đánh tan tác. Ngột Lương Hợp Thai – viên dũng tướng của giặc, kẻ từng gây kinh hồng thế giới đã buộc phải tháo chạy ở Đại Việt. Dọc đường tháo chạy, chúng khiếp đảm đến nỗi khơng dám nghĩ đến chuyện cướp lương ăn, vì vậy người đương thời mỉa mai gọi chúng là “giặc Phật”..
? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị đánh bại ?
 1 Hs : Vì quân ta biết sử dụng cách đánh giặc thông minh “khi thế giặc mạng ta lui quân để bảo toàn lực lượng, khi giặc yếu ta dồn sức tấn công“..
 - Biết chớp thời cơ đánh giặc.
? Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất?
 1 Hs : - Khi thế giặc mạnh chủ trương hkông dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trong trận địa, đánh lâu dài, khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại, đó là kế “ Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”
I/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC ( 1258):
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỉ XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập, liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước, gieo rắc nỗi kinh hồng, sợ hãi, ở Châu Á và Châu Âu.
- Cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên từ phía nam thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống, xâm lược Đại Việt.
2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ:
 a- Sự chuẩn bị của nhà Trần:
- Ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.
 b- Diễn biến : 
 - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long. 
 - Vua Trần cho quân lui về Thiên Mạc ( Hà Nam ) và thực hiện kế hoạch “ vườn không nhà trống” khiến giặc khốn đốn khi vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm, chưa đầy một tháng giặc hao mòn dần lực lượng.
- Mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
 c- Kết quả
 Ngày 29/1/1258 quân Mông Cổ thua và phải rút khỏi thăng Long chạy về nước.
 4. 4/Tởng kết :5p) ( Trực quan hình ảnh )
 1Gv : Cho hs lên trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 1 (1258 ) trên lược đồ
 1 Hs :trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 1 (1258 ) trình bày theo nội dung đã học trên lược đồ.
TRẮC NGHIỆM:
1/ Tướng mông cổ nào chỉ huy xâm lược đại việt lần thứ nhất?
Thành Cát Tư Hản
Hốt Tất Liệt 
Thoát Hoan
Ngột Lương Hợp Thai 
Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5/ Hướng dẫn học tập (2p )
Đối với tiết học này: 
-Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài/57
+ Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất?
Hoàn thành các bài tập STB. 
Đối với tiết học ở tiết sau: 
 Xem trước phần II “ Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 2 
( 1285)”/58
Đọc và trả lời câu hỏi mục II
Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
5/ PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai_14_Ba_lan_khang_chien_chong_quan_xam_luoc_Mong__Nguyen_the_ki_XIII_tiet_24_20150726_125822.doc