Giáo án Lịch sử 7 - Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII)

Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.

?Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào?

?Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa?

?Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết:14,15,16,17,18
Tuần dạy: 7,8,9
 CHỦ ĐỀ 4 
 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI- XII)
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Bối cảnh ra đời của nhà Lý: Việc dời đô về Thăng Long , tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nét chính về luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại.
- Những chuyển biến về kinh tế văn hóa thời Lý.
2.Kỹ năng:
-Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý. 
-Rèn luyện kỹ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu vẽ sơ đồ.
 3. Tư tưởng:
- Giáo dục cho các em lòng tự hào về tinh thần yêu nước, yêu nhân dân. ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc
-Học sinh hiểu pháp luật và nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đất nước. 
B. Phương tiện dạy học. 
-Bản đồ Việt Nam.
-Sơ đồ bộ máy nhà nước, tranh ảnh mô phỏng các hoạt động kinh tế thời Lý. 
- Tư liệu về thành tựu kinh tế, văn hóa. 
C. Thiết kế bài học.
I. Ổn định lớp. (1p)
II. Kiểm tra bài cũ. (3p) 
1.Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh-Tiền Lê?
2.Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có những nét chuyển biến gì?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu : (1p)
-Đầu thế kỷ XI nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước, nhà Lý thay thế đất nước đã có những thay đổi?
2.Bài học:
TIẾT 14
Hoạt động 1(20p): 1. Sự thành lập nhà Lý
Phương pháp hoạt động: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Sơ lược qua tình hình cuối thời Tền Lê.
? Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian?
-Đọc phần 1SGK trang 35
-Trả lời theo SGK trang 35
1. Sự thành lập nhà Lý:
* Bối cảnh ra đời:
-Năm 1005 Lê Hoàn mất. Lê Long Đĩnh lê thay.
 ? Lý Công Uẩn là ai? Tại sao ông được suy tôn làm vua?
? Sau khi lên ngôi vua, ông đã làm gì? 
Giới thiệu bản đồ chỉ 2 vùng Đại La và Hoa Lư
?Tại sao dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long? 
Hướng dẫn HS chia nhóm vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
?Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý được tổ chức như thế nào? Gợi ý ở trung ương, địa phương ? So với thời tiền Lê thì sao?
- Chốt ý
-HS đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 35
-Trả lời theo SGK trang 35
-Trình bày theo SGK trang 35
-Chia nhóm dựa vào SGK trang 36 vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. Nhận xét
- Cuối 1009, Lê Long Đĩnh chết ® triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi ® nhà Lý thành lập.
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
* Tổ chức bộ máy nhà nước :
-1054 nhà lý đổi tên nước là Đại Việt
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước. 
Hoạt động 2(16p).: 2. Luật pháp và quân đội
Phương pháp hoạt động: nhóm, cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
?Nhà Lý ban hành bộ luật gì? Nêu sự cần thiết và tác dụng của Bộ luật hình thư? Nội dung Bộ Hình Thư ? 
?So sánh vời thời Đinh Tiền Lê?
Tài liệu: “Lính bảo vệ cung và sau này cả hoạn quan không tự tiện vào cung cấm.nếu ai vào sẽ bị tội chết .người canh giữ không cận thận để người khác vào bị tội chết .cấm dân không được bán con trai ,quan lại không được dấu con trai,những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm được chuộc lại .trả lại ruộng cho những người đã bỏ không cày cấy .Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng…..” 
? Quân đội nhà Lý được tổ chức như thế nào?
? Nhận xét về tổ chức quân đội nhà Lý?
? Nhà lý đã thi hành chủ trương gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc? 
? Chính sách đối ngoại của nhà Lý là gì?
-Nhận xét gì về các chủ trương của nhà lý?
-Sơ kết bài
-Trình bày theo SGK trang 37
-Đọc nội dung một số điều luật trong bộ Hình Thư. 
-Trình bày theo hiểu biết
-Trình bày theo SGK trang 37: Quân đội nhà Lý bao gồm các binh chủng:Bộ binh,thuỷ binh… 
-Trao đổi nhận xét:Tổ chức chặt chẽ,quy củ. 
-Gả công chúa,ban tước cho các tù trưởng dân tộc.Trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.
 -Chủ trương của nhà lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết .
2. Luật pháp và quân đội
*Luật pháp:
-Năm1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư .
- Nội dung: 
+Bảo vệ nhà Vua và cung điện.
+ Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân.
+ Cấm giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+ Xử phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội.
* Quân đội: 
+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
+ Gồm các binh chủng:Bộ binh và Thuỷ binh,kỉ luật nghiêm mimh,huấn luyện chu đáo.
-Xây dựng và bảo vệ khối đoàn kết dân tộc.
-Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
IV. Củng cố- luyện tập(3p):
-So sánh bộ máy thời Lý có gì khác thời tiền Lê.
-Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất.
V. Dặn dò(1p): Học bài – soạn bài phần đời sống kinh tế SGK trang 44,45,46
TIẾT 15 3. Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa thời Lý:
I. Ổn định lớp: (1p)
II. Kiểm tra bài cũ(3p). 
-So sánh bộ máy thời Lý có gì khác thời tiền Lê.
-Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất.
III. Bài mới: (1p)
Giới thiệu: Dưói thời Lý nước ta dần bước vào thời kì ổn định lâu dài,các mặt kinh tế,đời sồng văn hóa dần dần phát triển một cách vững chắc,tạo điều kiện để giữ vững và phát triển nền tự chủ và độc lập dân tộc.Bài học hôm nay đề cập đến những việc làm của nhà Lý nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.đó là nội dung chính cần chú ý..
Hoạt động 1(36p). a. Những chuyển biến về kinh tế
Phương pháp hoạt động: nhóm, cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Khẳng định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, quan trọng nhất thời Lý.
?Ruộng đất cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? 
-Phân tích:Thực tế,ruộng đát đều do nông dân canh tác,hằng năm nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua.Tuy nhiên trong xã hội thời Lý,sự phân hóa ruộng đất diễn ra khá mạnh.Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng,tế lễ.Tuy vậy Vua Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
?Nhà Lý có những biện pháp gì để tạo ra sự chuyển biến của nền nông nghiệp? Kết quả?
Tài liệu:Trong nhân dân ngưòi ta có câu ca: “ Đời Vua Thái Tổ ,Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn”.
?Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển như vậy ?
- Chốt ý
?Trình bày những nét chính về thủ công nghiệp?
?Qua nội dung ta thấy nghề thủ công nào phát triển?
?Qua việc làm trên của Vua Lý,em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó?Tại sao Vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống? 
?Ngoài nghề dệt còn có nghề TC nào trong dân gian?
-Giới thiệu hình 23/ SGK. 
-Yêu cầu nhận xét:Hình dáng thanh mảnh,nét hoa văn tinh tế nghệ thuật và đậm đà bản sắc dân tộc
?Ngoài ra còn có nghề thủ công nào nữa?
-Bên cạnh đó bàn tay người thợ thủ công Đại Việt đã tạo dựng nên nhiều công trình nổi tiếng như:vạc Phổ Minh,chuông Quy Điền.. 
Tóm lại:TCN có rất nhiều nghành nghề tạo ra các sản phẩm có chất lương cao. 
-Giới thiệu tranh ảnh. 
?Cùng với sự phát triển NN,TCN,Thương nghiệp thời Lý như thế nào?
 =>Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp.Cùng với Vân Đồn nay thuộc Quảng Ninh nằm ở đông bắc Đại Việt là nơi buôn bán tấp nập,sầm uất.
-Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.
?Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào?
?Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa? 
?Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
Nêu mối quan hệ giữa NN,TCN,TN?
-Sơ kết bài
-Đọc SGK và Thảo luận nhóm
-Thuộc sở hữu của nhà vua
-Nhà vua cày ruộng tịch điền (Khuyến khích mọi người tích cực lao động sản xuất,sản xuất rất quan trọng,mọi người phải làm ,kể cả Vua.) 
-Khai hoang, đào kênh mương,đắp đê phòng lụt.
-Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
=>Nhiều năm mùa màng bội thu.
-Trao đổi nhóm:Do nhà nước quan tâm,nhân dân chăm lo sản xuất. 
-Đọc phần chữ nhỏ SGK 
-Hàng tơ lụa của Đaị Việt rất đẹp,chất lượng,không thua gấm vóc nhà Tống.
-Ý thức tự lập không muốn dựa vào nước ngoài,nghề dệt của ta đã phát triển,động viên nhân dân chăm lo nghành dệt hơn nữa => Nhà lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước.
-Chăn tằm ươm tơ,nghề gốm,xây dựng đền đài cung điện…
-Quan sát hình 23/ SGK. Nhận xét
-Làm đồ trang sức,làm giấy,đúc đồng,rèn sắt….đều phát triển.
-Việc buôn bán trao đổi trong và ngoài nước mở mang hơn trước,Vùng hải đảo và biên giới Lý-Tống lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi.
-Đọc phần chữ in nghiêng trong SGK trang 46.
- Khá phát triển cả trong và ngoài nước..
-Trình bày theo hiểu biết
-Trình bày theo hiểu biết
-Trình bày theo hiểu biết
3. Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa thời Lý:
a. Về kinh tế:
* Nông Nghiệp:
-Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà Vua.Do Nông Dân canh tác và nộp thuế 
-Nhà Lý đề ra nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất: cày tịch điền, khai hoang , thuỷ lợi, ban hành lệnh cấm giết trâu bò….
=>Nhiều năm mùa màng bội thu
*Thủ công nghiệp:
-Các nghề chăn tằm ươm tơ, làm gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.
-Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt,nhuộm vải đều được mở rộng.
-Nhiều công trình nổi tiếng:Tháp Báo Thiên,chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh…
*Thương nghiệp: 
+Thăng Long là đô thị phồn thịnh.
+ Vân Đốn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.
IV. Củng cố –luyện tập:(3p)
- Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. 
- Mối quan hệ giữa nông nghiệp TCN và thương nghiệp? 
V. Dặn dò: (1p) Học bài, soạn sinh hoạt xã hội, văn hóa trang 47-49 SGK
TIẾT 16
I. Ổn định lớp: (1p)
II. Kiểm tra bài cũ. (3p) 
-Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh SXNN, TCN, TN?
III. Bài mới : (1p)
Giới thiệu: bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.bài học hôm nay cho ta thấy rõ điều đó.
Hoạt động 1 (16p). Những thay đổi về mặt xã hội.
Phương pháp hoạt động: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hướng dẩn đọc SGK
? Hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý? 
- Dùng sơ đồ trình bày sự thay đổi của các tầng lớp trong XH 
?So với thời Đinh - Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào? 
?Nêu đời sống của các tầng lớp thống trị và bị trị?
- Chốt ý
Học sinh đọc SGK trình bày
-Sâu sắc hơn,địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều. 
3. Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa thời Lý: (TT)
a. Về xã hội, văn hóa, giáo dục:
* Xã hội: 
-Tầng lớp thống trị: Vua,Quan,Địa chủ
- Bị trị: Nông dân,Thợ thủ công
- Nô tì
Hoạt động 2(20p). *Giáo dục và văn hóa
Phương pháp hoạt động: cá nhân
-Gọi học sinh đọc phần 2 SGK
?Giáo dục thời Lý phát triển ra sao?Vị trí của đạo phật ở thời Lý? Giới thiệu tranh SGK
?Kể tên các loại hình VH dân gian được nhân dân ưu thích ?
-Giới thiệu HS quan sát hình 25,26 SGK và nhận xét
Kết luận: Sự phát triển của các mặt kinh tế,xã hội,văn hoá,nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý xác nhận khả năng xây dựng nền độc lập của nước ta hồi ấy:sự hình thành một nền văn hoá dân tộc-Văn hoá Thăng Long (Nơi tập trung nhất)
-Sơ kết bài
-Đọc phần 2 SGK trình bày
-Quan sát H24. 
- Đọc SGK trang 48 trình bày
-Quan sát hình 25, 26 và nhận xét
->Nghệ thuật nhà Lý độc đáo.
*Giáo dục và văn hóa:
- Giáo dục: 
+1070 nhà Lý xây dựng văn miếu ở Thăng Long. 
+1075 mở khoa thi đầu tiên. 
+1076 lập Quốc tử giám.
+Văn học chữ hán bước đầu phát triển.
* Văn hóa:
-Đạo phật rất phát triển. 
-Hoạt động văn hoá dân gian:Ca hát nhảy múa,đá cầu,đua thuyền phát triển.
-Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển: nhiều công trình có quy mô lớn và mang tính dân tộc độc đáo:Tháp Chương Sơn(Nam Định),chuông chùa Trùng Quang(Bắc Ninh),…
IV. Củng cố –luyện tập (3p) 
Trình bày những thay đổi xã hội dưới thời Lý. Nêu những thành tựu văn hóa thời Lý. Kể tên một vài công trình kiến trúc thời Lý. 
V. Dặn dò(1p): Học bài - soạn bài phần cuộc k/c chống quân xâm lược Tống SGK trang 38-43
TIẾT 17. 4. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 - 1077) 
 a. Giai đoạn thứ nhất (1075)
I. Ổn định. (1p) 
II. Kiểm tra bài cũ. (3p) 
-Nhà Lý được thành lập như thế nào và làm gì để xây dựng đất nước? 
III. Bài mớí: (1p) 
Năm 981 mối quan hệ giữa 2 nước được củng cố nhưng từ giữa thế kỷ XI, quan hệ 2 nước bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành động khiêu khích xâm lược đại Việt. 
Hoạt động 1(16p). 
Phương pháp hoạt động: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hướng dẫn HS đọc SGK 
? Tình hình nhà Tống như thế nào? 
? Nhà Tống xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
? Để chiếm Đại Việt, nhà Tống đã làm gì? 
- Chốt ý
- HS đọc phần 1 trang 38,39
-Ngân khố tài chính nguy ngập. Nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân khắp nơi đấu tranh. Bộ tộc người liêu hạ quấy nhiễu phía bắc. 
- Xúi dục vua Chăm Pa, Cấm nhân dân 2 bên qua lại, Cho quân sang, cướp bóc, dò la, Lôi kéo tù trưởng, Ngấm ngầm chuân bị vũ khí, lương thực.
- Trình bày theo SGK
4. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 - 1077)
a. Giai đoạn thứ I (1075) 
* Âm mưu của nhà Tống 
-Thế kỉ XI nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị
-Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. Nhà Tống xúi Cham-pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước…
Hoạt động 2(20p). Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. 
Phương pháp hoạt động: nhóm, cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK 
? Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào? 
?Cho biết đôi nét về Lý Thường Kiệt?
? Lý Thường Kiệt chủ trương như thế nào để đối phó với cuộc xâm lược của quân giặc?
?Trình bày diễn biến cuộc tiến công của quân ta? 
Giáo viên treo bản đồ hướng dẫn học sinh trình bày.
-Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ?
-Việc chủ động tiến công có ý nghĩa như thế nào?
-Sơ kết bài
-Nghiên cứu SGK trang 39.
-Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến. 
Đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 39.
- Trình bày theo SGK
- Trình bày theo SGK
- Trình bày theo hiểu biết
- Trình bày theo hiểu biết
*Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. 
- Nhà Lý chuẩn bị: 
+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, mộ thêm quân, sửa soạn kháng chiến tổ chức kháng chiến.
+ Chủ trương :”Tiến công trước để phòng vệ”.
-Diễn biến:
-Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào các căn cứ, kho tàng ở châu Khâm, châu Liêm.
-Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử-> Ta chủ động rút lui.
-Ý nghĩa: Làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta .
IV. Củng cố - luyện tập(3p)
- Quân Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? 
- Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu của nhà Tống? Kết quả của việc chủ động tấn công?
V. Dặn dò(1p): Học bài - soạn bài phần II SGK trang 40- 43
TIẾT 18 4. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 - 1077) 
 b. Giai đoạn thứ hai (1075)
I. Ổn định lớp. (1p)
II. Kiểm tra bài cũ. (3p) 
- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống?
- Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống? 
III. Bài mới: (1p)
Sau khi rút khỏi thành Ung Châu nhà Lý đã làm gì? Bị tấn công bất ngờ và thất bại nhà Tống có còn xâm lược nước ta nữa không? Nhà Lý đã đối phó ra sao? 
Hoạt động 1(16p). Kháng chiến bùng nổ
Phương pháp hoạt động: nhóm, cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK 
? Sau khi rút khỏi thành Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì? 
?Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống?
-Sau khi thất bại ở Ung Châu, quân Tống đã làm gì?
- Chốt ý
-Nghiên cứu SGK trang 41.
-Trình bày theo SGK 
- Đọc phần chữ nhỏ SGK
4. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 - 1077) (tt)
b. Giai đoạn thứ hai (1077)
* Kháng chiến bùng nổ:
+Tổ chức cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng
+Chọn phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.
+ Cuối năm 1076 quân Tống kéo vào nước ta theo 2 đường thủy, bộ.
+1-1077 quân Tống tiến vào Lạng Sơn.
+ Quân nhà Lý mai phục đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.
=> Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt
Hoạt động 2(20p). Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Phương pháp hoạt động: nhóm, cá nhân
-Giáo viên treo bản đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt hướng dẫn học sinh trình bày diễn. 
-Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người thương lượng giảng hòa với giặc?
-Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt? Cách tấn công,phòng thủ,cách kết thúc chiến tranh.
-Trận chiến thắng lợi là do đâu?
-Chiến thắng có ý nghĩa gì?
-Sơ kết bài
-Trao đổi nhóm trình bày:
-Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa 2 nước giữ nền hòa bình lâu dài.
-Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. 
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
-Trao đổi nhóm trình bày:
* Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Diễn biến:
-Quân Tống nhiều lần tấn công đều bị quân ta đẩy lùi
-Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt mở đợt tấn công bất ngờ vào doanh trại giặc.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo “ giảng hòa”
-Kết quả:
+Quân Tống thua to“mười phần chết đến năm sáu phần”.
+Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
-Ý nghĩa: 
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc.
+ Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.
IV. Củng cố - luyện tập. (3p)
- Trình bày theo lược đồ trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai. 
V. Dặn dò: (1p) 
-Học bài, chuẩn bị các bài tập trang 38, 40,43, 46, 49 SGK

File đính kèm:

  • docgiao an theo chu de.doc