Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiết 2)

II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Tháng 9/1773, địa bàn hoạt động của nghĩa quân kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận

- Khi ở thế bất lợi, mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn, Tây Sơn quyết định tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 28	Ngaøy soaïn: 03/03/ 2015
Tieát : 53	Ngaøy daïy: 07/03/ 2015
Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Lập niên biểu và trình bày được diễn biến trên lược đồ của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong
Nắm được diễn biến, ý nghĩa của trận Rạch Gầm – Xoài Mút
 2. Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, bất khuất, tự hào về truyền thống bất khuất của giai cấp nông dân Việt Nam, ghi nhớ những địa danh nơi diễn ra chiến công của nghĩa quân Tây Sơn, ghi nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc nhất là Nguyễn Huệ.
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát, rút ra nhận xét, trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, lược đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ:(6’)
Em hãy cho nguyên nhân dẫn tới khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ như thế nào? Cho biết vài nét về lãnh tụ Nguyễn Huệ?
2.Giới thiệu bài mới: Bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về nguyên nhân, sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Với sự ủng hộ hết mình của nhân dân cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của bộ chỉ huy Tây Sơn, nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm, quá trình đó diễn ra như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình lật đổ chính quyền họ Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn (17’)
? Em hãy cho biết tình hình của nghĩa quân Tây Sơn vào mùa thu năm 1773?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
Quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động mở rộng
GV: Khái quát bằng lược đồ những nơi nghĩa quân kiểm soạt từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Đó là sự thuận lợi
Bên cạnh thuận lợi đó thì:
? Nghĩa quân Tây Sơn gặp phải khó khăn gì?(Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?)
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
GV: khái quát: chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn vượt biển vào Gia Định, quân Tây Sơn ở thế bất lợi và Nguyễn Nhạc quyết định chọn cách hòa hoãn với quân Trịnh.
Phân tích ý nghĩa của việc hòa hoãn với quân Trịnh, khẳng định đây là quyết định đúng đắn
Và điều đó đã có ý nghĩa quyết định trong việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn
? Họ Nguyễn đã bị lật đổ như thế nào?
HS: dựa vào SGK trình bày
GV: Khái quát: Trong lần tiến quân năm 1777, nghĩa quân bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát
? Ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn là hành trình đầu tiên trong quá trình thống nhất đất nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (18’)
GV: Trong việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Ánh đã chạy thoát
? Việc Nguyễn Ánh chạy thoát đã dẫn tới hậu quả gì?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm ( Thái Lan), nhân cớ đó quân Xiêm xâm lược nước ta và gây nhiều tội ác đối với nhân dân. Đây chính là nguyên nhân nghĩa quân Tây Sơn phải đánh tan quân xâm lược để bảo vệ độc lập nước nhà.
? Nguyễn Huệ đã chuẩn bị gì cho kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khái quát
 Bằng trận Rạch Gầm – Xoài Mút nghĩa quân đã đánh tan quân xâm lược Xiêm.
GV: Chiếu lược đồ trận Rạch Gầm – Xoài Mút, giới thiệu địa điểm, giải thích chú giải
Sau đó trình bày diễn biến trận thủy chiến trên sông Rạch Gầm – Xoài Mút
? Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ?
HS: Chú ý theo dõi giáo viên, trình bày lại diễn biến trên lược đồ
GV: Khái quát kết quả, quân Xiêm đại bại, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm lưu vong
? Em hãy cho biết ý nghĩa của trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Khẳng định khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên nhân dân tin theo và ủng hộ, cuộc khởi nghĩa nổ ra đúng lúc nhân dân sôi sục căm thù chế độ thống trị thối nát của nhà Nguyễn
GV liên hệ với các trận thủy chiến trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta.
Khẳng định trình độ của phong trào Tây Sơn, vì lợi ích của dân tộc và là phong trào của toàn dân tộc
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- Tháng 9/1773, địa bàn hoạt động của nghĩa quân kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- Khi ở thế bất lợi, mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn, Tây Sơn quyết định tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn
- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
- Năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm đánh chiếm miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác
- Diễn biến:
Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ bố trí trận địa ở Rạch Gầm – Xoài Mút ( Châu Thành- Tiền Giang) để nhử địch
Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.
- Ý nghĩa:
Là trận thủy chiến lừng lẫy trong chống giặc ngoại xâm
Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới – trở thành phong trào quật khởi của dân tộc
 4. Củng cố: (2’)
Khái quát toàn bộ nội dung đã học: Khẳng định với sự đoàn kết một lòng, tinh thần sáng tạo của lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn, phong trào Tây Sơn đã lật đổ được chính quyền họ Nguyễn, đánh tan quân xâm lược bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc đồng thời đưa phong trào phát triển lên một trình độ mới. Từ đây phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả nước.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, làm bài tập 1 SGK, trang 125, Chuẩn bị phần III
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_53_20150726_021918.doc