Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Đông

 Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào?

-Nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.

-Cư dân chủ yếu làm nghề nông  bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

 Nghĩa vụ của nông dân ?

 Cuộc sống của họ phụ thuộc vào ai?

 Đứng đầu quan lại là ai?

 Hầu hạ vua, quý tộc là ai?

-Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi.

 Em có nhận xét gì về đạo luật này?

 Qua đạo luật,em nghĩ gì về người cày có ruộng?

-Sự quan tâm của nhà nước  khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

-Cày thuê ruộng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với ruộng cày cấy.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết: 04
Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Ngày soạn: 04/09/2013
Ngày dạy: 11/09/2013
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức: 
-Sau khi XHNT tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
-Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN
-Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
-Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp.
-Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
3. Về kỹ năng: Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại.
II-CHUẨN BỊ :
1. Phương tiện.
- Gv: Sgk, Sgv, Ga,tranh hình 8&9
- Hs: Học bài cũ' soạn bài mới 
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III –TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn định lớp.(1')
2. Kiểm tra bài cũ.(4')
- Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
- Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
3. Bài mới:
Phần mở bài: Khi công cụ kim loại ra đời à sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, các quốc gia này đều được hình thành trên lưu vực của những con sông lớn có điều kiện thuận lợi và hình thành một loại hình xã hội riêng biệt, xã hội cổ đại phương Đông.
HĐ: 1 Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
12’
F Các quốc gia ấy ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
-Các lưu vực sông lớn (cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III Tr.CN)
F Tại sao lại ra đời ở các dòng sông lớn?
- Đất đai màu mỡ, nước có đủ quanh năm.
F Họ sống bằng nghề nào là chính?
F Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì?
-Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nước tưới đầy đủ, sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, lương thực dư thừa.
F Vấn đề gì đã phát sinh? 
-Xã hội có giai cấp hình thành.
F Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
Ai Cập, Aán Độ,Lưỡng Hà, Trung Quốc. 
1.Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
-Cuối thời nguyên thuỷ, cư dân tập trung đông ở lưu vực các dòng sông lớn.
-Nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chính à biết làm thuỷ lợi, trị thuỷ.
-Xã hội có giai cấp hình thành à nhà nước ra đời.
-Các quốc gia xuất hiện sớm nhất: Ai Cập, Lưỡng Hà, Aán Độ, Trung Quốc.
HĐ: 2 Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
12’
F Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào? 
-Nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.
-Cư dân chủ yếu làm nghề nông à bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
F Nghĩa vụ của nông dân ?
F Cuộc sống của họ phụ thuộc vào ai? 
F Đứng đầu quan lại là ai?
F Hầu hạ vua, quý tộc là ai?
-Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi.
F Em có nhận xét gì về đạo luật này?
F Qua đạo luật,em nghĩ gì về người cày có ruộng? 
-Sự quan tâm của nhà nước à khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
-Cày thuê ruộng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với ruộng cày cấy.
2.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Có 3 tầng lớp cơ bản:
-Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.
-Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế.
-Nô lệ: phục dịch cho quý tộc.
à nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy (Lưỡng Hà 2300 Tr.CN, Ai Cập 1750 Tr.CN)
HĐ: 3 Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
11’
Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước ?
F Vua có quyền hành gì?
-Giải thích: ở mỗi nước vua được gọi dưới các tên gọi khác nhau:
 + Trung Quốc: thiên tử
 + Ai Cập: Pharaon
 + Lưỡng Hà: Ensi
F Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
F Nhiệm vụ của quý tộc?
à Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
F Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông
3.Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
-Vua nắm mọi quyền hành chính trị (chế độ quân chủ chuyên chế)
-Giúp việc cho vua là tầng lớp quý tộc.
à Bộ máy hành chính còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ. 
4. Củng cố: (4')
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì?
- Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế ?
5. Dặn dò:(1')
- Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài: “Các quốc gia cổ đại phương Tây”
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docs6tu4t4.doc