Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 5, Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây

Giải thích: Đây là tầng lớp rất giàu có, sống sung sướng không phải lao động chân tay.

 Lực lượng sản xuất chính trong xã hội?

 Cuộc sống của họ như thế nào?

-Giải thích: Nô lệ được coi là lao động bẩn thỉu, là công cụ biết nói của chủ nô.

 Nô lệ đã đấu tranh chống chủ nô như thế nào?

 Thế nào là “xã hội chiếm hữu nô lệ”?

-1 xã hội có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ.

-1 xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.

-Chính trị: chế độ cộng hoà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 5, Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Tiết: 05
Bài 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Ngày soạn: 11/09/2013
Ngày dạy: 18/09/2013
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Kiến thức: 
- Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hy Lạp và Rôma cổ đại.
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Hiểu thêm một hình thức khác của xã hội cổ đại.
- Học tập tốt, biết quý trọng những thành tựu của nền văn minh cổ đại, phát huy óc sáng tạo trong lao động.
3. Về kỹ năng: bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
II –CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện.
 - Bản đồ thế giới cổ đại, SGK
 - Tư liệu về thành quả lao động của nhân dân.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III –TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn định lớp (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (4')
 - Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
 - Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
 - Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì?
 - Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà còn xuất hiện cả ở những vùng khó khăn của phương Tây.
HĐ: 1 Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
14’
-Giới thiệu vị trí địa lý, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
F Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Tây? 
F Điều kiện tự nhiên ở đây như thế nào? 
-Đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa.
-Trồng các cây công nghiệp, các nghề thủ công (luyện kim, đồ mỹ nghệ, nấu rượu nho)
F Bờ biển ở đây thuận lợi cho việc gì?
F Khi kinh tế phát triển, họ đã biết trao đổi sản phẩm với các nước phương Đông như thế nào ?
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
-Ở bán đảo Ban căng và Italia vào thiên niên kỷ I Tr.CN hai quốc gia hình thành: Hy Lạp, Rơ ma
-Nền tảng kinh tế là thủ công nghiệp và thương nghiệp
-Xuất khẩu: sản phẩm thủ công
-Nhập khẩu: lúa mì, súc vật.
HĐ2: Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào? Chế độ chiếm hữu nô lệ?
21’
F Sự phát triển kinh tế đã hình thành những giai cấp nào? 
-Giải thích: Đây là tầng lớp rất giàu có, sống sung sướng không phải lao động chân tay.
F Lực lượng sản xuất chính trong xã hội? 
F Cuộc sống của họ như thế nào?
-Giải thích: Nô lệ được coi là lao động bẩn thỉu, là công cụ biết nói của chủ nô.
F Nô lệ đã đấu tranh chống chủ nô như thế nào?
F Thế nào là “xã hội chiếm hữu nô lệ”?
-1 xã hội có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ.
-1 xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
-Chính trị: chế độ cộng hoà.
2.Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào? Chế độ chiếm hữu nô lệ?
-Chủ nô: chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn à có thế lực kinh tế và chính trị.
-Nô lệ, tù binh: lao động cực nhọc à là tài sản cảu chủ nô.
Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Là chế độ bóc lột, sống dựa vào nô lệ.
- Có 2 giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô.
4. Củng cố: (4')
- Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
- Tại sao gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ? 
5. Dặn dò: (1')
- Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài: “Văn hoá cổ đại”
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docs6tu5t5.doc