Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 39, Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Đỗ Thanh Tú
GV giải thích cho học sinh hiểu vì sao lại có sự khác nhau về phát triển kinh tế của 2 miền Nam, Bắc.
+ Miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất được nhiều mặt hàng không những đáp ứng được nhu cầu ở thuộc địa, mà còn có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập từ châu Âu, chủ yếu là Anh (hàng luyện kim, dệt, đóng tàu ). ở miền Nam, nông nghiệp sử dụng nhiều nô lệ, nông sản của các đồn điền và chủ trại đã có thừa để xuất khẩu, nhiều trung tâm kinh tế xuất hiện: Bôxtơn, khu công nghiệp ở miền Trung.
+ Do kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nên yêu cầu bức thiết lúc đó của 13 thuộc địa đó là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế và không chịu lệ thuộc vào chính quốc Anh. Tuy nhiên, những mong muốn đó lại bị chính quyền Anh kìm hãm và ngăn cấm sự phát triển.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những chính sách của Anh đối với 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Bổ sung thêm và chốt những ý chính.
Họ và tên giáo sinh: Đỗ Thanh Tú Khóa/ngành: K57 – Sư phạm Lịch Sử Trường TTSP: Trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Giáo viên hướng dẫn: Cô Ngô Thị Vân Anh BÀI SOẠN GIÁO ÁNGIẢNG DẠY SỐ 2 Tiết 39.Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Mục tiêu bài học Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh nắm được những kiến thức sau: - Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Kết quả, tính chất và ý nghĩa của cuộc chiến tranh. Kỹ năng - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh: + Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử. + Khả năng sử dụng bản đồ để nắm được diễn biến chính của các sự kiện trong bài. Thái độ, hành vi. Giúp học sinh thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Đồ dùng dạy học a.Đồ dùng dạy học - Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Ảnh bạo động ở Bô- xton, Giooc giơ Oa-sinh-ton, Đại hội lục địa lần 2 b. Tài liệu tham khảo - Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại (chương III,cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang bang thuộc địa ở Bắc Mĩ và sự thành lập nước Mĩ, tr 40-57),Nxb Giáo dục, 2008. - Lịch sử lớp 10 nâng cao. - SGK lớp 10 cơ bản. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp học Kiểm tra sĩ số lớp, thái độ học tập của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Anh? Câu 2: Trình bày tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh? Dẫn dắt vào bài mới Sau cuộc cách mạng tư sản (CMTS) Anh 100 năm, một cuộc biến động chính trị to lớn đã bùng nổ ở Châu Mĩ. Đó là cuộc CMTS đầu tiên ở Châu Mĩ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của CMTS Anh nhưng lại mang hình thức chiến tranh vì độc lập dân tộc chống lại thực dân Anh. Cuộc cách mạng này mang tính chất giải phóng dân tộc, có ý nghĩa thế giới với tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, dẫn tới sự ra đời một quốc gia tư sản đầu tiên ở Châu Mĩ. Chính vì vậy mà Lê-nin nói rằng đây là một cuộc chiến tranh giải phóng thực sự và cách mạng thực sự. Vậy cuộc CMTS đó diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài 30. 4. Giảng bài mới Hoạt động của dạy và học Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. GV dẫn vào phần bài: Ở bài 11, chúng ta đã tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí lớn đã diễn ra ở Tây Âu vào thế kỉ XV – XVI. Sau các cuộc thám hiểm đó nhiều vùng đất mới được tìm thấy, trong đó Cô – lôm – bô đã tìm ra Châu Mĩ, việc tìm ra Châu Mĩ đã dẫn tới các cuộc di dân ồ ạt từ Châu Âu sang vùng đất mới này và đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở đây với số dân 1,3 triệu người. GV: Chốt ý GV: Giới thiệu và chỉ vị trí của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ trên bản đồ trong SGK trang 146 để học sinh nhận biết được 13 thuộc địa Anh được thành lập dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin trong SGK và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết sự phát triển về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? HS: Trả lời. GV: Bổ sung và kết luận. GV giải thích cho học sinh hiểu vì sao lại có sự khác nhau về phát triển kinh tế của 2 miền Nam, Bắc. + Miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất được nhiều mặt hàng không những đáp ứng được nhu cầu ở thuộc địa, mà còn có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập từ châu Âu, chủ yếu là Anh (hàng luyện kim, dệt, đóng tàu). ở miền Nam, nông nghiệp sử dụng nhiều nô lệ, nông sản của các đồn điền và chủ trại đã có thừa để xuất khẩu, nhiều trung tâm kinh tế xuất hiện: Bôxtơn, khu công nghiệp ở miền Trung. + Do kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nên yêu cầu bức thiết lúc đó của 13 thuộc địa đó là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế và không chịu lệ thuộc vào chính quốc Anh. Tuy nhiên, những mong muốn đó lại bị chính quyền Anh kìm hãm và ngăn cấm sự phát triển. GV: Hướng dẫn học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những chính sách của Anh đối với 13 thuộc địa Bắc Mĩ? HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi. GV: Bổ sung thêm và chốt những ý chính. GV Lấy ví dụ thêm về các chính sách của chính quốc Anh đối với các nước thuộc địa: Đây là những con tem được thực dân Anh sử dụng để đánh vào hàng nhân khẩu, thuế tem đụng chạm đến mọi hoạt động kinh doanh và ngay cả đối với các loại văn hóa phẩm. Việc đánh thuế tem gây nên sự căm phẫn lớn. Ngòi lửa đấu tranh tranh đầu tiên đã bùng nổ, những nhân viên phụ trách ngành này bị quần chúng đánh đập, bôi nhựa đường dính lông chim đầy người, các cơ quan đánh thuế tem bị phá hủy GV đặt câu hỏi: Những chính sách của Anh về kinh tế đối với 13 thuộc địa đã thể hiện điều gì về mặt chính trị? Học sinh: Trả lời. Giáo viên: Kết luận. GV đặt câu hỏi: Mục đích của Anh khi thực hiện các chính sách đó là gì? HS: Trả lời. GV: Bổ sung, kết luận: Vì kinh tế của 13 thuộc địa này phát triển lớn mạnh cạnh tranh với kinh tế chính quốc mà mục đích cuối cùng của chính phủ Anh đó là bóc lột , bòn rút của cải của các thuộc địa mang về làm giàu cho chính quốc vì vậy chính quyền Anh phải ngăn cấm sự phát triển của các thuộc địa này. GV đặt câu hỏi: Trước những chính sách đó của chính phủ Anh thì phản ứng của nhân dân 13 thuộc địa như thế nào? Học sinh: Trả lời. GV: Kết luận. GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ? HS: suy nghĩ trả lời GV nhận xét kết hợp cho HS quan sát hình ảnh “Sự kiện chè Bô-xton” Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đấu tranh của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đó là sự kiện chè Bô- xton năm 1773. Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh tiến vào cảng Bô- xton. Những người dân địa phương ở đây đã cải trang thành những thổ dân da đỏ nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô- xton và điều quân chiếm đón vùng này làm cho hoạt động buôn bán bị ngừng trệ. Công nhân bị thất nghiệp. Hoạt đông 2. Tìm hiểu về diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn". GV: GV yêu cầu HS đọc SGK và điền thông tin vào bảng đã thiết kể sẵn (phụ lục). GV: nhận xét, chốt ý kết hợp với cho HS quan sát hình 54 SGK tr.148 và giải thích Đây là hình ảnh mô tả quang cảnh Đại hội lục địa lần thứ hai khi thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Trong đó có 56 đại biểu của 13 bang thuộc địa đến dự và có Giôn Han- cooc làm chủ tịch đại hội. Đại hội đã lập ra Ủy ban soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Bức tranh tái hiện cảnh Tô mát Giép phơ sơn và các thành viên còn lại đang trình bày nội dung của Bản Tuyên ngôn Độc lập với chủ trì Đại hội và các đại biểu khác. Trong đó, bản tuyên ngôn đã tố cáo chế độ áp bức thuộc địa cuat thực dân Anh và tuyên bố 13 bang thuộc địa chính thức thoát li khỏ Anh, thành lập mộ nhà nước mới. Đó là Hợp Chúng Quốc Hoa Kì. + Oa – sinh – tơn: Người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ, nhà lãnh đạo chính trị và nhà quân sự có tài thao lược, có sức ảnh hưởng lớn đối với lịch sử nước Mĩ, là tổng tư lệnh Lục quân lục địa.Ông được ca ngợi là: “Người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình và người đầu tiên nằm trong lòng dân tộc”. GV mở rộng thêm: + Tuyên ngôn độc lập của Mĩ: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ và là lần đầu tiên công nhận các quyền cơ bản của con người: Chúng tôi xác nhận những chân lý này là định đề, rằng mọi người đều được tạo ra bình đẳng, rằng họ được Tạo hóa cho họ các Quyền bất khả xâm phạm, trong những quyền ấy có Quyền được Sống, Quyền tự do và Quyền mưu cầu hạnh phúc. Và bản tuyên ngôn này có sức ảnh hưởng rộng lớn. Ví dụ: Đối với bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. + Mặc dù có mặt tích cực như: Khẳng định quyền con người, đề cao nguyên tắc dân chủ nhưng điểm hạn chế của bản tuyên ngôn này đó là đã không xóa bỏ được chế độ nô lệ và việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Trận Xa – ra – tô – ga được coi là trận thắng tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh vì đây là lần đầu tiên quân đội thuộc địa giành chiến thắng trước quân Anh + Trận I –ooc – tao là một trận thắng có tính chất quyết định để kết thúc chiến tranh. Với sự giúp sức của 5000 quân Pháp, quân thuộc địa đã tấn công mạnh mẽ và buộc quân đội Anh phải đầu hàng. Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh? Học sinh: Trả lời. Giáo viên: Kết luận. GV giới thiệu: + Hiến pháp Hoa kì là bộ luật tối cao của Mĩ, là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới với trên 200 năm lịch sử. Hiến pháp quy định chế độ nhà nước Mĩ đó là cộng hòa liên bang, theo hình thức Tam quyền phân lập. Hiến pháp này có điểm hạn chế đó là: Phụ nữ, thổ dân và nô lệ da đen không có quyền bầu cử. + Oa – sinh – tơn là tổng tống đầu tiên của Hoa Kì vào năm 1789 và lần tiếp theo là vào năm 1792 và là tổng thống duy nhất nhận được 100% phiếu đại cử tri. Oa – sinh - tơn miễn cưỡng phục vụ nhiệm kỳ thứ hai. Ông từ chối ra tranh cử nhiệm kỳ ba và đã tạo ra tiền lệ rằng tổng thống chỉ phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ. GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập đối với nước Mĩ? HS: Trả lời. GV: Bổ sung, chốt ý. GV: Tính chất của cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức là cuộc chiến tranh giành độc lập. Là một cuộc cách mạng tư sản dân chủ chưa triệt để do chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ. Do vậy, sau này Mĩ phải trải qua cuộc nội chiến lần 2 để xóa bỏ hoàn toàn chế độ này. 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. * Qúa trình thành lập -Nửa đầu thế kỉ XVIII, Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. * Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Kinh tế: + Ở miền Bắc, kinh tế công thương nghiệp phát triển (sản xuất rượu, luyện kim). + Ở miền Nam, nông nghiệp đồn điền dựa vào sự bóc lột của nô lệ. => Kinh tế TBCN ở Bắc Mĩ phát triển. => Thành nơi cạnh tranh với Anh. * Các chính sách của chính phủ Anh đối với Bắc Mĩ. - Kinh tế: + Cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp. + Cấm mở doanh nghiệp + Cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang. + Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề. - Chính trị: Áp bức. => Kìm hãm sự phát triển kinh tế TBCN ở Bắc Mĩ. =>Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc trở nên gay gắt. => Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh. * Nguyên nhân trực tiếp: - Năm 1773, sự kiện chè Boston đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh. 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. * Diễn biến - 9- 1774, Đại hội lục địa lần 1 được triệu tập yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công- thương nghiệp. - Năm 1775, chiến tranh giữa thuộc địa với chính quốc bùng nổ. - Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần 2 được triệu tập: Quyết định thành lập quân đội lục địa, cử Gioóc- giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy. - (4-7-1776), thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. - Ngày 17-10-1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến. - Năm 1781, trận I-ooc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng. -1782, chiến tranh kết thúc. 3. Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập * Kết quả: - Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. - Năm 1787, Hiến pháp Mĩ được thông qua. - Năm 1789, Gióc -giơ -Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên. * Ý nghĩa: -Đối với Mĩ: +Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi sự cai trị thực dân Anh. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ. - Đối với thế giới: Góp phần cổ vũ, thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La tinh. * Tính chất: mang tính chất của cuộc cách mạng tư sản. 4. Củng cố. - Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Một số diễn biến chính của cuộc chiến tranh. - Nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức là một cuộc chiến tranh giành độc lập và nó chưa triệt để do chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ. 5. Dặn dò, bài tập về nhà. a) Dặn dò. - Dặn dò học sinh làm bài và học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới bài 31. b) BTVN - So sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ với cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, để thấy được sự đa dạng về hình thức của cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại. Thời gian Nội dung Tháng 9/1774 - Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức tại Phi la den phi a. - Nội dung: yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. - Vua Anh không chấp nhận yêu cầu đó, ra lệnh trừng trị các thuộc địa nổi loạn Tháng 4/ 1775 Chiến tranh bùng nổ, do lực lượng yếu nên không chiến thắng quân Anh Tháng 5/ 1775 Triệu tập Đại hội lục địa lần thứ hai Nội dung: Thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm G. Oa sinh ton làm tổng chỉ huy quân đội; kêu gọi nhân dân tham gia đóng góp cho quân đội. Tháng 4/7/1776 Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 17/10/1777 Nghĩa quân thắng lớn ở trận Xa-ra-tô-ga, tạo bước ngoặt chiến tranh. Năm 1781 Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I- oóc- tao. Quân Anh đã đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
File đính kèm:
- Bai_30_Chien_tranh_gianh_doc_lap_cua_cac_thuoc_dia_Anh_o_Bac_My.docx