Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 39, Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh - Năm học 2015-2016 - Hán Quang Thoại

- GV: Với sự phát triển của kinh tế tư bản ở nông thôn đã phân hóa quý tộc phong kiến thành một tầng lớp mới gọi là quý tộc mới.

- GV: Tạo biểu tượng quý tộc mới.

 Đó là một con người hai thân, nữa này là nhà tư bản, nữa kia là nhà quý tộc. Họ xuất thân là quý tộc nhưng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa nên rất giàu có và có địa vị. Nói cách khác họ giàu hơn quý tộc cũ và có quyền thế hơn giai cấp tư sản. Sau này trở thành một trong những lực lượng lãnh đạo cách mạng cùng với giai câp tư sản. Vì có nhiều quyền lợi nên quý tộc mới và tư sản Anh gắn bó rất lâu và cùng tiến hành cách mạng.

- GV: Trong lúc kinh tế tư bản phát triển như vậy thì chế độ phong kiến có tác động gì ?

+HS trả lời

+GV kết luận: Kinh tế tư bản phát triển nhưng bị chế độ phong kiến dùng đủ mọi thủ đoạn để kìm hãm và cản trở sự phát triển đó.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 39, Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh - Năm học 2015-2016 - Hán Quang Thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG
GV hướng dẫn : Nguyễn Văn Hởi	
SVTT : Hán Quang Thoại
Tiết dạy : 39
Ngày soạn : 5/3/2016
Phần ba: LỊCH SỬ THẾ CẬN ĐẠI
Chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
 ( Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu và nắm được:
- Cách mạng tư sản là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lự lượng sản xuất mới ( tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu ( phong kiến). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên.
- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, là động lực của cách mạng nhưng không phải đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục bị đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nề và tinh vi hơn.
- Cách mạng tư sản không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.
2. Kỹ năng
 Rèn luyện cho HS biết phân tích để hiểu sâu nội dung những khái niệm mới.
3. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS nhận thức đúng đắn về những mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại.
2.Tranh ảnh minh họa:
- Lược đồ nội chiến ở Anh.
- Hình ảnh xử tử vua Sác-lơ, hình ảnh Ô.Crôm-oen. 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thời hậu kì trung đại đã dẫn đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Bước chuyển ấy được mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản: Ở thế kỉ XVI là cách mạng tư sản Hà Lan, tiếp đó là cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII đã lật đổ quan hệ sản xuất lạc hậu mở đường cho lực lượng sản xuất mới xuất hiện. Tại sao hai cuộc cách mạng tư sản này lại nổ ra đầu tiên ở Hà Lan và Anh, diễn biến ra sao? Ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
4.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc thêm cách mạng Hà Lan. (1 phút)
- Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản Hà Lan với những nội dung sau:
- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng (về kinh tế, chính trị, xã hội)
- Diễn biến chính
- Ý nghĩa khẳng định được đó là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ HS: Về nhà tìm hiểu theo những nội dung giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động 2:Tìm hiểu tình hình nước Anh trước cách mạng. (15 phút)
- Gv: dựa vào SGK hãy cho biết tình hình kinh tế nước Anh trước CM có nét gì nổi bật? (về thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp) 
+ HS trả lời
+ GV chốt ý, ghi bảng.
- Kinh tế tư bản phát triển mạnh.
+ Về thủ công nghiệp thì nhiều công trường thủ công mọc lên như luyện kim, làm sứ, len dạ thay thế các xưởng thủ công phường, hội.
- GV hỏi: Các em hãy so sánh công trường thủ công và xưởng thủ công phường, hội?
+ HS suy nghĩ trả lòi:
+ GV chốt ý:
Công trường thủ công
Phường hội
Quy mô
Lớn
Nhỏ
Phân công lao động
Phân công sản xuất theo dây chuyền.
Chưa phân công lao động.
Mối quan hệ
Quan hệ bóc lột tư sản – công nhân
Quan hệ bình đẳng
+ Về thương nghiệp phát triển mạnh mẽ chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen. Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất nước Anh. Giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng.
+ Về nông nghiệp: Do việc buôn bán len dạ có lợi nhuận cao nên ở nông thôn, quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa bằng cách “rào đất cướp ruộng” biến ruộng đất chiếm được thành các đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Việc chiếm ruộng đất của nông dân để chăn nuôi cừu đã được nhà trí thức đương thời là Thomas More ví như hiện tượng “cừu ăn thịt người”
- GV: Cung cấp các tư liệu về việc “rào đất cướp ruộng” và hiện tượng “cừu ăn thịt người”. Đó là hiện tượng các quý tộc Pk lấy lại ruộng đất từ tay người nông dân, không cho cày cấy bình thường nữa. Sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông vốn đang rất có giá trị trên thị trường. Người nông dân không còn ruộng cày rơi vào tình cảnh khốn cùng, đói kém. Phần lớn phải vào thành thị xin việc hoặc tha hương cầu thực hoặc chết đói. Như vậy, kinh tế tư bản phát triển ở nông nghiệp không mang lại lợi ích cho người nông dân mà đó là một tai họa kinh khủng. Đó là sự bóc lột người nông dân tàn bạo và tinh vi hơn mà thôi.
- GV: Với sự phát triển của kinh tế tư bản ở nông thôn đã phân hóa quý tộc phong kiến thành một tầng lớp mới gọi là quý tộc mới.
- GV: Tạo biểu tượng quý tộc mới.
 Đó là một con người hai thân, nữa này là nhà tư bản, nữa kia là nhà quý tộc. Họ xuất thân là quý tộc nhưng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa nên rất giàu có và có địa vị. Nói cách khác họ giàu hơn quý tộc cũ và có quyền thế hơn giai cấp tư sản. Sau này trở thành một trong những lực lượng lãnh đạo cách mạng cùng với giai câp tư sản. Vì có nhiều quyền lợi nên quý tộc mới và tư sản Anh gắn bó rất lâu và cùng tiến hành cách mạng.
- GV: Trong lúc kinh tế tư bản phát triển như vậy thì chế độ phong kiến có tác động gì ?
+HS trả lời
+GV kết luận: Kinh tế tư bản phát triển nhưng bị chế độ phong kiến dùng đủ mọi thủ đoạn để kìm hãm và cản trở sự phát triển đó.
- GV: Với tình hình kinh tế - chính trị như thế, nước Anh lúc này tồn tại những mâu thuẫn nào?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và chốt ý
 Mâu thuẫn giữa PTSX phong kiến lạc hậu với PTSX TBCN (nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh)
 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến cách mạng tư sản Anh. (17 phút)
- GV: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng Anh ?
+ HS dựa vào SGK trả lời
+ GV nhận xét và chốt ý
 Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh việc vua Sác-lơ 1 triệu tập Quốc hội (4 – 1640) để tăng thuế.
- GV hỏi tiếp: Tăng thuế nhằm mục đích gì?
+ HS dựa vào SGK trả lời
+ GV nhận xét
Để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốtlen ở miền Bắc nước Anh, ngoài ra còn để chi trả cho việc ăn chơi xa xỉ của vua và hoàng hậu.
Quốc hội đa số là tư sản và quý tộc mới không phê chuẩn. Bạo lực diễn ra giữa quân đội nhà vua và lực lượng Quốc hội. Giai đoạn đầu quân nhà vua chiếm ưu thế nhưng khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, ông đã xây dựng quân đội có kỉ luật và liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
- GV: Trong quá trình trình bày diễn biến, đến đoạn nhắc đến nhân vật Ô. Crôm-oen thì tạo biểu tương nhân vật lịch sử này (hình 52 - SGK).
- GV: Sự kiện vua Sác-lơ bị xử chém có ý nghĩa gì ?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét
 Chế độ phong kiến xem như kết thúc và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- GV: Tháng 8 - 1649, Crôm-oen đem quân xâm lược Ai len và Xcốtlen. Sau đó các nước này bị sáp nhập vào Anh. Năm 1653 Crôm oen được phong tước bảo hộ công, nền độc tài quân sự được thiết lập( tức là cai trị không cần có Quốc hội, là sự thống trị quân sự và cảnh sát, nhằm bảo vệ quyền lợi của tập đoàn thống trị - liên minh giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới).
- GV: Sau khi Crôm oen qua đời (1658), tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng Pk cũ. Tháng 12 - 1688 được sự ủng hộ của quý tộc mới và tư sản, Quốc hội đã làm cuộc chính biến, đưa Vinhem Ôrangiơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ HS lắng nghe, ghi chép.
- GV hỏi: Vì sao cách mạng Anh không duy trì chế độ Cộng Hòa mà có một bước lùi?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
+ GV bổ sung và chốt ý
 Vì trong cách mạng này có sự tham gia của quý tộc mới, khi đạt được quyền lợi về kinh tế nhưng họ vẫn muốn duy trì chế độ phong kiến để hưởng bổng lộc phong kiến, nên không muốn cách mạng đi lên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng. (5 phút)
 - GV: Cách mạng tư sản anh đã để lại những ý nghĩa nào ?
+ HS trả lời
+GV chốt lại: 
- Mở đường cho CNTB phát triển
- Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Gv: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng không triệt để ?
Hs trả lời
Gv: - Quyền lợi đông đảo cho nông dân không được đáp ứng.
- Ngôi vua vẫn còn.
- Lãnh đạo là quý tộc mới nên còn nhiều liên hệ với chế độ phong kiến nên có thỏa hiệp.
1. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm)
2. Cách mạng tư sản Anh.
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng.
- Kinh tế:
+ Đến thế kỷ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển nhất Châu Âu
+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội như luyện kim, làm sứ, len dạ 
+ Thương nghiệp: Rất phát triển, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn nhất nước Anh.
+ Nông nghiệp: Ở nông thôn, quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường.
- Xã hội: Quý tộc phong kiến trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì nghèo khổ.
- Chính trị: 
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản.
+ Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp phong kiến với tư sản đang lên và quý tộc mới
à Cách mạng bùng nổ
b. Diễn biến cách mạng
- Giai đoạn 1640 – 1648:
+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân phản đối kịch liệt. Nhà vua liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng sau khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có kỉ luật đã liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
- Giai đoạn 2 (1648-1688)
+ Ngày 30-1-1649, vua Sác-lơ bị xử tử, cách mạng đạt tới đỉnh cao
+ 1653 Nền độc tài quân sự được thiết lập, do Ô-li-vơ crôm-oen đứng đầu.
+ Tháng 12-1688 Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
à Cách mạng tư sản Anh kết thúc
c. Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng tư sản Anh giành thắng lợi đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Là một cuộc cách mạng không triệt để.
- Cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân thì không được gì.
5. Cũng cố và dặn dò: (4 phút)
- Nguyên nhân hay là tình hình nước anh trước Anh trước cách mạng có nhiều mâu thuẩn sâu sắc.
- Cách mạng bùng nổ trải qua nhiều giai đoạn cuối cùng hình thành chế độ quân chủ lập hiến.
- Mang lại ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh. Tuy nhiên đó là một cuộc cách mạng không triệt để.
6. Dặn dò: (1phút)
- Về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
	DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	Nguyễn Văn Hởi	Hán Quang Thoại

File đính kèm:

  • docxBai_29_Cach_mang_Ha_Lan_va_cach_mang_tu_san_Anh.docx
Giáo án liên quan