Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình

- GV cho hs quan sát 2 bức tranh trên slide?

Em đoán bức tranh này nói về chủ đề gì?

Em đã bao giờ chứng kiến những hình ảnh này ngoài thực tế chưa?

--> Dẫn nhập vào bài: Có rất nhiều bạn học sinh đến lớp với vết bầm tím trên cơ thể. Em đã bao giờ tự hỏi xem vì sao?

Hàng ngày, có rất nhiều người, trong đó có cả các trẻ em, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vấn đề nhức nhối này không chỉ xảy ra ở nông thôn, trong những gia đình có thu nhập thấp, mà len lỏi cả vào thị thành, trong những gia đình trí thức. Làm thế nào để tạo một môi trường an toàn cho nạn nhân bị bạo lực, cũng như hướng dẫn họ biết tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy để tự giúp mình là nội dung chính của bài học hôm nay.

- HS lắng nghe, mở vở ghi tên bài học.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được những điều kiện đảm bảo an toàn cho nạn nhân bị bạo hành gia đình
+ Liệt kê được những địa chỉ an toàn tại địa phương, cộng đồng và những người đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi bị bạo hành
- Về kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng ứng phó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm
- Về thái độ:
+ Học sinh bình tĩnh khi gặp các vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình.
+ Học sinh chủ động và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc phòng tránh bạo lực gia đình
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Phụ lục: Tình huống bạo lực gia đình
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Chia sẻ lại những nội quy lớp học trong việc phòng tránh bắt nạt học đường
Câu 2. Kể lại một tình huống bắt nạt học đường mà em từng gặp hoặc trong lớp/ khối mà em biết? Em sẽ giúp đỡ nạn nhân như thế nào với vai trò là người chứng kiến?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức: 
- Phương pháp: Quan sát
- GV cho hs quan sát 2 bức tranh trên slide?
Em đoán bức tranh này nói về chủ đề gì? 
Em đã bao giờ chứng kiến những hình ảnh này ngoài thực tế chưa?
--> Dẫn nhập vào bài: Có rất nhiều bạn học sinh đến lớp với vết bầm tím trên cơ thể. Em đã bao giờ tự hỏi xem vì sao?
Hàng ngày, có rất nhiều người, trong đó có cả các trẻ em, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vấn đề nhức nhối này không chỉ xảy ra ở nông thôn, trong những gia đình có thu nhập thấp, mà len lỏi cả vào thị thành, trong những gia đình trí thức. Làm thế nào để tạo một môi trường an toàn cho nạn nhân bị bạo lực, cũng như hướng dẫn họ biết tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy để tự giúp mình là nội dung chính của bài học hôm nay.
- HS lắng nghe, mở vở ghi tên bài học.
HS hào hứng và mong muốn khám phá nội dung của tiết học
HĐ2: An toàn cho nạn nhân của bạo hành gia đình
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Những cách đảm bảo an toàn cho nạn nhân của bạo lực gia đình
- Phương pháp và KTDH: Động não, làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: nhóm và cả lớp
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 người. Các nhóm thảo luận chủ đề sau:
Những cách nào có thể đảm bảo an toàn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình?
- HS có 10 phút chia sẻ, thảo luận và trình bày trên giấy A0 trước khi trình bày trước lớp.
- GV tổng kết một vài biện pháp giúp người bị bạo lực gia đình cảm thấy an toàn và được hỗ trợ:
+ Trò chuyện với họ khi kẻ bạo hành không có mặt
Bạn cần phải chắc chắn rằng cuộc trò chuyện với người bạn được bảo mật và an toàn. Khi kẻ bạo hành không có mặt, hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện. Điều này có thể bảo vệ bạn bè và chính bản thân bạn, cũng như cung cấp cho họ không gian để nói về những vấn đề của họ. Bạn cũng cần lựa chọn nơi an toàn cũng như ước tính thời gian hợp lý để nói về vấn đề này. Nạn nhân có thể sẵn sàng nói chuyện nếu họ cảm thấy an toàn và tin tưởng bạn giữ bí mật về tình hình của họ. Những câu nói như “Mình thấy lo vì dạo gần đây tụi mình không được gặp nhau sau giờ tan trường nhiều như xưa nữa”, hoặc “Dạo này nhìn bạn không được vui” là những câu mở đầu phù hợp bạn có thể dùng để bắt đầu cuộc nói chuyện.
+ Tin tưởng lời nói của họ
Trong hầu hết các trường hợp bạo hành gia đình, bạn quen biết với cả cả nạn nhân và kẻ bạo hành. Bạn có thể khó tưởng tượng được người quen của mình lại hành động bạo lực như vậy. Tuy nhiên, kẻ lạm dụng có thể sẽ cho bạn thấy một con người rất khác so với những gì ông ta thể hiện ra bên ngoài. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tin vào những gì người bạn mình nói. Họ thường sẽ giảm nhẹ sự lạm dụng chứ không phải là phóng đại nó lên. Điều này đặc biệt đúng ở phụ nữ. Người ta thường sẽ không tin một người phụ nữ khi cô ấy lần đầu tiết lộ bị lạm dụng, dẫn đến sau này do dự không muốn chia sẻ với người khác.
+ Hãy giúp họ, đừng chỉ trích họ
Đừng phán xét hay chỉ trích những gì người bạn mình nói! Đừng bảo họ phải làm gì mà hãy giúp họ tìm hiểu những lựa chọn đang có. Đồng thời, bạn cũng đừng bảo họ phải rời bỏ kẻ lạm dụng hoặc phê bình họ vì đã chịu đựng. Mặc dù bạn có thể muốn họ rời bỏ ngay lập tức, tuy nhiên đây là vấn đề của họ, vì thế bạn nên để họ tự đưa ra quyết định và lựa chọn thời điểm thực hiện quyết định đó. Nghiên cứu cho thấy nạn nhân thường sẽ dễ bị tấn công ngay tại thời điểm hoặc ngay sau khi rời khỏi kẻ bạo hành.
+ Tạo môi trường an toàn cho người bị bạo hành
Người bị bạo hành sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong môi trường không bị đánh đập, chửi mắng, được cho ăn uống đầy đủ; đặc biệt là được tự tin thể hiện bản thân. 
+ Giúp người bị bạo hành tìm hiểu luật pháp liên quan tới an toàn thân thể để tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp nguy hiểm.
GV chốt bằng hình ảnh trên slide: Bạo lực với các thành viên trong gia đình là vi phạm pháp luật. Hãy tạo môi trường an toàn cho nạn nhân bị bạo lực!
HS nhận biết được những cách đảm bảo an toàn cho nạn nhân của bạo lực gia đình
+ Trò chuyện giúp họ an tâm
+ Tin tưởng
+ Không chỉ trích
+ Tạo môi trường an toàn
HĐ3: Địa chỉ vàng đáng tin cậy
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Giới thiệu những địa chỉ có thể trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình và những người đáng tin cậy có thể giúp họ
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
Giấy A3 và bút cho thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 4 hs. Mỗi nhóm có thể tìm kiếm trên mạng (nếu có máy tính nối mạng internet) hoặc tham khảo ý kiến của người lớn, giáo viên để biết những địa chỉ tin cậy có thể hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình.
Sau khi làm việc nhóm, các nhóm trình bày trước lớp.	
Thời gian trình bày sản phẩm của mỗi nhóm: 3 phút
Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV tổng kết như sau:
Những nạn nhân bị bạo lực thường xem nhẹ vấn đề bạo hành nên chỉ muốn giải quyết trong nội bộ gia đình. Tuy nhiên, việc thông báo với những cơ quan chức năng, thậm chí là công an sẽ giúp cho bạo lực không tái diễn, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Theo quy định tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 02/2007/QH12 thì khi xảy ra bạo lực gia đình, nạn nhân phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực (trưởng thôn, trưởng khu phố) để được can thiệp và bảo vệ kịp thời. Trừ các trường hợp sau:
+ Khi nạn nhân được chăm sóc tại cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh thì nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
+ Đối với cơ sở hỗ trợ bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì viên tư vấn trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
- Hs vẽ tranh theo nhóm về sơ đồ của những địa chỉ an toàn trong làng xóm, địa phương, cộng đồng nơi người bị bạo lực sinh sống. Đây là những địa chỉ mà kẻ bạo hành không thể tìm đến để gây nguy hiểm được. GV gợi ý một vài địa điểm như: Nhà bác trưởng thôn, trạm y tế xã, ủy ban phường, nhà người quen đáng tin cậy
- HS có thể mang tranh về để tuyên truyền với mọi người trong khu vực mình sinh sống hoặc trưng bày tại nhà trường.
GV in cho hs phụ lục 2 về những cơ sở cụ thể để giúp nạn nhân bạo lực (Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam).
HS nhận biết và có thể chia sẻ với những nạn nhân bị bạo lực các địa chỉ tin cậy.
HĐ4: Đóng kịch
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách xử lý tình huống khi có nạn nhân bị bạo lực gia đình cần hỗ trợ
- Phương pháp và KTDH: Đóng vai
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: Một số dụng cụ cần thiết cho việc đóng vai.
- GV giữ nguyên nhóm cũ.
Các nhóm tiếp tục làm việc nhóm. Mỗi nhóm lên ý tưởng về một tình huống của nạn nhân bị bạo lực gia đình cần hỗ trợ. Nhóm đóng vai xử lý tình huống để hướng dẫn những nạn nhân bị bạo lực bằng cách giới thiệu họ đến những địa chỉ vàng đáng tin cậy; đồng thời tạo môi trường an toàn cho họ.
Gv có thể gợi ý tình huống (Phụ lục) và cho hs tự đưa ra cách giải quyết, sau đó gv nhận xét, góp ý về quy trình.
Hs biết cách hỗ trợ những nạn nhân bị bạo lực bằng cách giới thiệu họ đến những địa chỉ vàng đáng tin cậy; đồng thời tạo môi trường an toàn cho họ.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được tìm hiểu về bạo lực gia đình. Thầy/ cô hy vọng các em biết đưa ra lời khuyên hợp lý để hỗ trợ người bị bạo hành gia đình khi họ gặp khó khăn.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Bạo lực gia đình.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo
PHỤ LỤC 1
Tình huống bạo lực gia đình
Tình huống 1: Chị Lê Thị Thảo sinh năm 1980 và anh Trần Văn Trung sinh năm 1979 lấy nhau đã được 15 năm. Họ hiện đang sinh sống tại tổ 14, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Tuy cuộc sống khó khăn song họ sống rất hạnh phúc bên hai cô con gái, chị lớn 14 tuổi và em gái 8 tuổi.
Thời gian gần đây, công ty của anh Trung làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. Thu nhập không ổn định, anh Trung phải đi làm thuê, thường xuyên về khuya. Anh chán nản, thường hay uống rượu, chửi mắng vợ con. Chị Thảo và hai con gái thường trong cảnh thâm tím bầm dập với những trận đòn roi. Tình hình học tập của con gái ngày càng giảm sút.
Hàng xóm khuyên chị Thảo nên li hôn xong chị đều nói rằng không có vấn đề quá nghiêm trọng và cam chịu sống qua ngày.
Em sẽ hỗ trợ gia đình chị Thảo như thế nào?
Tình huống 2: Bạn cùng lớp em gần đây hay đi học muộn và thiếu bài tập về nhà. Em nghe mọi người trong khu phố nói rằng bố bạn ấy nghiện rượu nên hay đánh mẹ bạn ấy. Em có hỏi xong bạn ấy đều chối và nói không có chuyện gì xảy ra.
Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
PHỤ LỤC 2
CƠ SỞ TRỢ GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 26. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 27. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc y tế theo quy định tại Điều 23 của Luật này và tư vấn về sức khỏe.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 28. Cơ sở bảo trợ xã hội
Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 29. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ kinh phí cho một số cơ sở hỗ trợ, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ do Chính phủ quy định.
2. Theo quy chế hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải có các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất và nhân lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Có nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Điều 30. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
1. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.
2. Cá nhân, tổ chức thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy.
3. Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; thực hiện việc hướng dẫn, tổ chức tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 T9_12753442.doc