Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 6: Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích

- GV hỏi hs: Em có hay chạy nhảy, xô đẩy nhau trong giờ ra chơi không?

Đã bao giờ em nhìn thấy bạn cùng lớp/ cùng trường hoặc người thân trong nhà mình bị ngã chưa?

Theo kết quả khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích ở Việt Nam, mỗi năm có tới 1.8 triệu người phải nghỉ học, nghỉ làm do tai nạn thương tích trong đó nguyên nhân hàng đầu là do ngã, tai nạn giao thông.

--> Dẫn nhập vào bài: Tai nạn thương tích là vấn đề gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên hiện nay. Tai nạn thương tích xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và gây các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập của các bạn trẻ. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tai nạn thương tích do ngã và cách để phòng tránh chúng.

- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 6: Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được các tình huống nguy cơ gây ra ngã
+ Biết được cách phòng tránh thương tích do ngã
+ Tìm hiểu về kỹ năng sơ cứu nạn nhân khi bị ngã
- Về kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng sơ cứu khi bản thân bị ngã và gặp nạn nhân bị ngã
- Về thái độ:
+ Học sinh bình tĩnh khi gặp các nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống.
+ Học sinh chủ động phòng tránh các tai nạn do ngã gây ra
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Video clip minh họa quy trình xử lý khi bị chấn thương do ngã
Bông bang, nẹp, cáng để thực hành hoạt động
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Kể lại một vài tình huống nguy cơ có thể dẫn tới cháy bỏng
Câu 2. Kể tên ba cấp độ bỏng và cách sơ cứu khi bị bỏng?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Hỏi đáp
- GV hỏi hs: Em có hay chạy nhảy, xô đẩy nhau trong giờ ra chơi không? 
Đã bao giờ em nhìn thấy bạn cùng lớp/ cùng trường hoặc người thân trong nhà mình bị ngã chưa?
Theo kết quả khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích ở Việt Nam, mỗi năm có tới 1.8 triệu người phải nghỉ học, nghỉ làm do tai nạn thương tích trong đó nguyên nhân hàng đầu là do ngã, tai nạn giao thông.
--> Dẫn nhập vào bài: Tai nạn thương tích là vấn đề gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên hiện nay. Tai nạn thương tích xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và gây các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập của các bạn trẻ. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tai nạn thương tích do ngã và cách để phòng tránh chúng.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
HS cảm thấy hào hứng khi bắt đầu tiết học.
HĐ2: Các tình huống/ nguy cơ gây ngã
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Xác định các tình huống gây ngã thường gặp
- Phương pháp và KTDH: Động não, hỏi đáp
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Clip 
https://www.youtube.com/watch?v=Lh-xQoaQMtg
- GV hỏi HS: Vấp ngã, va chạm gây ra ngã là những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Vậy có những nguyên nhân nào có thể dẫn tới ngã?
HS giơ tay trả lời để đưa ra các tình huống nguy cơ, sau đó GV tổng hợp thành ba nguyên nhân chính sau đây:
-  Do trẻ em, thiếu niên thiếu ý thức và kiến thức.
+ Với lấy đồ dùng, đồ chơi trên giá cao.
+ Ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn.
+ Nhảy từ trên cao xuống.
+ Chơi ở những nơi không an toàn.
+ Chạy nhảy, đùa nhau, leo cây, trèo cầu thang.
+ Cưỡi trâu bò.
-  Do người lớn thiếu ý thức và kiến thức:
+ Không trông nom trẻ đúng cách để trẻ ngã từ võng, giường xuống gây tổn thương não, cột sống
+ Tuột tay khi bế trẻ dẫn đến chấn thương, trật khớp.
-    Môi trường có nhiều yếu tố, nguy cơ:
+ Nhà cao tầng.
+ Cầu thang không đúng tiêu chuẩn.
Clip một diễn viên Trung Quốc bị trượt tay rơi từ tầng 62 xuống
https://www.youtube.com/watch?v=Lh-xQoaQMtg
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, thời gian gần đây còn có một bộ phận giới trẻ thích các trò chơi mạo hiểm. Thời gian qua, một nhóm người trẻ ở TP Hồ Chí Minh bị phê phán khi có sở thích check-in ở những tòa nhà chọc trời. Trong khi các bạn trẻ ca ngợi thì nhiều người comment phê phán với việc coi tính mạng là trò đùa. 
Không chỉ vậy, có một nhóm thanh niên đi du lịch đã bị tử vong do lạc đường ở Lâm Đồng. Đó là bài học đắt giá cho những ai chưa thực sự coi trọng sự sống của bản thân.
GV chốt: Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể của chúng ta. Vậy chúng ta cần phòng tránh nguy cơ do ngã gây ra như thế nào? 
- HS biết được những tình huống nguy cơ có thể dẫn tới ngã thường gặp trong đời sống.
HĐ3: Cách phòng tránh ngã thường gặp
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Các cách phòng tránh ngã
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
Giấy A3 và bút cho thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 hs. Các nhóm cùng thảo luận những cách phòng tránh ngã 
Thời gian làm việc nhóm: 10 phút
Thời gian trình bày sản phẩm của mỗi nhóm: 3 phút
Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
GV tổng kết như sau:
- Không chạy nhảy nô đùa, xô đẩy nhau vào giờ ra chơi
- Không trèo cây, tường, cột điện, cầu thang, không nhảy hai ba bậc cầu thang lên xuống.
- Giữ sàn nhà, sàn nhà tắm khô, có dụng cụ chống trơn trượt ở nền nhà tắm.
- Tránh các động tác dễ gây ngã
- Tránh di chuyển ở những nơi trơn trượt
- Nên tham gia những trò chơi lành mạnh và an toàn
Trên đây chỉ là những gợi ý của GV. HS cần bổ sung thêm trong quá trình ghi chép vào vở.
HS biết cách phòng tránh ngã.
HĐ4: Cách xử lý khi bị chấn thương do ngã
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách xử lý khi gặp hỏa hoạn
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: Giấy A3, bút
- GV giữ nguyên nhóm cũ.
Các nhóm tiếp tục làm việc nhóm, ghi lại những hiểu biết của mình về cách xử lý khi bị chấn thương do ngã
Sau khi các nhóm trình bày, GV tổng hợp lại và chốt như sau:
+ Khi bị ngã, nếu nhẹ như bầm tím, xây xát da thì phải rửa bằng nước sạch và băng lại.
+ Nếu ngã dẫn tới trật khớp, gẫy xương thì cần dùng nẹp cố định chỗ bị đau lại, băng bó tạm thời rồi nhanh chóng chuyển tới cơ sở y tế
+ Nếu bị chấn thương nặng hoặc đa chấn thương thì cần chuyển gấp tới cơ sở y tế.
- Hỏi: Những việc không nên làm khi bị chấn thương do ngã?
+ Xoa dầu cao
+ Bôi cồn trực tiếp vào vết thương hở gây bỏng
+ Rắc thuốc bột vào vết thương hở
.
Hs biết được một số kỹ thuật/ kỹ năng xử lý khi bị chấn Thương do ngã. 
HĐ4: Thực hành
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách xử trí khi gặp nạn nhân bị chấn thương do ngã
- Phương pháp và KTDH: làm việc nhóm, hỏi đáp
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: cáng, nẹp, băng gạc.
Video hướng dẫn xử trí khi nạn nhân ngã và gãy chân tay; 
Video hướng dẫn cách băng bó, di chuyển nạn nhân tới bệnh viện
Cách băng bó vết thương ở chân:
https://www.youtube.com/watch?v=z5Mln3Q_d9M
https://www.youtube.com/watch?v=AoaxfnBI33M
- Gv chia lớp thành 5 – 6 nhóm.
Mỗi nhóm thực hành với một nạn nhân khác nhau khi bị chấn thương do ngã:
+ Nạn nhân bị ngất
+ Vận chuyển nạn nhân khi bị gãy xương
+ Cách băng bó nạn nhân khi bị chảy máu ở những vị trí khác nhau. 
+ Cách khiêng nạn nhân lên cáng để tránh tổn thương vùng nguy hiểm
GV có thể sử dụng một số video hướng dẫn quy trình xử trí thường gặp để hướng dẫn học sinh.
HS biết cách hỗ trợ nạn nhân bị ngã
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được tìm hiểu về kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo các kiến thức đã học để đảm bảo sự an toàn cho bản thân, phòng chống các tình huống đáng tiếc xảy ra.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau: Bắt nạt học đường.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 T6_12751264.doc
Giáo án liên quan