Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 13: Kỹ năng xác định mục tiêu

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

Mục tiêu tốt là mục tiêu như thế nào?

- HS thảo luận với bạn bên cạnh trong vòng 5 phút, sau đó phát biểu, GV ghi vắn tắt lên bảng.

- GV chốt: Yêu cầu của một mục tiêu là:

+ Cụ thể, có thể đo đếm được.

+ Khả thi: vừa sức, có thể thực hiện được.

+ Mang tính thử thách: Mục tiêu phải ở mức cố gắng để đạt.

+ Tích cực: Phải có ích.

- GV đưa ra các tình huống và hỏi HS:

Mục tiêu trong các tình huống sau có đạt yêu cầu không? Nếu không thì cho biết lý do?

+ Tình huống 1. Nam đưa ra mục tiêu trong năm học này là sẽ học tốt hơn năm học trước.

(Gợi ý: Không đạt yêu cầu vì mục tiêu không cụ thể, khó đánh giá)

+ Tình huống 2. Năm ngoái Tuấn đạt điểm tổng kết môn Toán là 7,8. Năm nay, Tuấn đặt mục tiêu là môn Toán của mình cũng sẽ được 7,8.

(Gợi ý: Không đạt yêu cầu vì mục tiêu không có tính thử thách, mục tiêu đưa ra nhưng chỉ bằng năm trước).

+ Tình huống 3. Quang mơ ước được làm tỉ phú. Quang đặt mục tiêu đến năm 20 tuổi Nam sẽ có tên trong danh sách các tỷ phú trên thế giới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 13: Kỹ năng xác định mục tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 13
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS nêu được yêu cầu của một mục tiêu.
- Về kỹ năng:
+ HS đặt được mục tiêu trong học tập 
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực xây dựng mục tiêu trong học tập, cuộc sống.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
- Chuẩn bị phim: https://www.youtube.com/watch?v=7UItaRXqbbY&t=145s 
- Các tình huống.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV mời một số HS chia sẻ về bản đồ tư duy đã lập (theo yêu cầu bài tập về nhà của GV).
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Xem phim.
- Chuẩn bị: Phim, câu hỏi.
- GV chiếu phim theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=7UItaRXqbbY&t=145s 
- GV hỏi, HS trả lời:
+ Bộ phim nói về điều gì? (Anh Sửu đi học nghề gốm)
+ Ông thầy dạy gốm đã dạy bài học đầu tiên cho anh Sửu. Đó là bài học gì? (Mỗi người phải có một mục tiêu rõ ràng mới thành công).
à GV chốt: Mục tiêu rất quan trọng trong cuộc sống. Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu là Kỹ năng xác định mục tiêu.
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Yêu cầu của một mục tiêu
 - Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Yêu cầu của một mục tiêu
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận cặp đôi, hỏi đáp, nghiên cứu tình huống.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Các tình huống
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
Mục tiêu tốt là mục tiêu như thế nào?
- HS thảo luận với bạn bên cạnh trong vòng 5 phút, sau đó phát biểu, GV ghi vắn tắt lên bảng.
- GV chốt: Yêu cầu của một mục tiêu là:
+ Cụ thể, có thể đo đếm được.
+ Khả thi: vừa sức, có thể thực hiện được.
+ Mang tính thử thách: Mục tiêu phải ở mức cố gắng để đạt.
+ Tích cực: Phải có ích.
- GV đưa ra các tình huống và hỏi HS: 
Mục tiêu trong các tình huống sau có đạt yêu cầu không? Nếu không thì cho biết lý do?
+ Tình huống 1. Nam đưa ra mục tiêu trong năm học này là sẽ học tốt hơn năm học trước.
(Gợi ý: Không đạt yêu cầu vì mục tiêu không cụ thể, khó đánh giá)
+ Tình huống 2. Năm ngoái Tuấn đạt điểm tổng kết môn Toán là 7,8. Năm nay, Tuấn đặt mục tiêu là môn Toán của mình cũng sẽ được 7,8.
(Gợi ý: Không đạt yêu cầu vì mục tiêu không có tính thử thách, mục tiêu đưa ra nhưng chỉ bằng năm trước).
+ Tình huống 3. Quang mơ ước được làm tỉ phú. Quang đặt mục tiêu đến năm 20 tuổi Nam sẽ có tên trong danh sách các tỷ phú trên thế giới.
(Gợi ý: Không đạt vì mục tiêu không khả thi).
+ Tình huống 4. Ông A có mâu thuẫn với hàng xóm. Ông A rất muốn trả thù. Ông A đặt mục tiêu: Trong tuần này, ông A sẽ lựa thời cơ sang phun thuốc diệt cỏ để làm chết hết vườn rau nhà ông hàng xóm.
(Gợi ý: Không đạt, vì mục tiêu không tích cực).
HS nêu được yêu cầu của một mục tiêu.
HĐ3: Thực hành
- Thời gian: 45 phút
- Nội dung trọng tâm: Xây dựng mục tiêu cá nhân.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi, hỏi đáp, thuyết trình.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Giấy A4, bút màu
- GV yêu cầu HS: Sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng mục tiêu học tập của em
- HS vẽ bản đồ tư duy trong vòng 30 phút; sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
- GV mời HS dán bản đồ tư duy lên bảng hoặc xung quanh lớp và mời cả lớp đi 1 vòng thăm quan.
- GV lựa chọn ra 2 đến 3 HS có bản đồ tư duy đẹp để thuyết trình cho cả lớp nghe.
- GV khen ngợi, động viên. 
(GV lưu lại bản đồ tư duy của HS để làm tư liệu báo cáo cuối kỳ)
HS xây dựng được mục tiêu học tập
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta đã học về cách xây dựng mục tiêu. Mục tiêu đưa ra phải cụ thể, rõ ràng, mang tính tích cực, có thử thách. Chúc các em xây dựng được mục tiêu học tập tốt để nâng cao kết quả học tập trong năm học này.
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Chia sẻ bài học với các thành viên trong gia đình.
- Buổi sau chúng ta sẽ học về Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Các em về nhà hãy tìm hiểu các loại cảm xúc và các bước kiềm chế cảm xúc.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docKNS lop 6 K2Tuan 13_12740636.doc