Giáo án Khối 2 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Luyện từ và câu

 CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? TỪ NGỮ VỀ

 ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

I.Mục tiêu:

- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu đã xác định (BT1).

-Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3).

- Giảm tải: - Không làm bài tập 2( trang 52).

II.Đồ dùng:

- Bút dạ và 3 tờ giấy A4.

III.Hoạt động dạy học:

A.bài cũ: (5’)

- HS đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm.

- GV nhận xét.

B.Bài mới : (28’)

1.Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1: (HĐ cặp đôi) (miệng)

- HS đọc yêu cầu bài tập: Đặt câu cho bộ phận in đậm

- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong 3 câu văn đã cho

a) Em là học sinh lớp 2.

b) Lan là học sinh giỏi nhất lớp.

c) Môn học em thích nhất là môn Tiếng Việt.

- HS trả lời.

a) Ai là học sinh lớp 2 ?

b) Ai là học sinh giỏi nhất lớp ?

c) Môn em yêu thích nhất là gì ?

Bài tập 2: - Giảm tải.

Bài tập 3: (HĐ cá nhân) (viết).

- HS đọc yêu cầu : Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì?

- GV hướng dẫn HS : Các em hãy quan sát kĩ bức tranh để tìm ra những đồ dùng học tập và gọi tên , nêu tác dụng của nó.

- HS làm vào vở và đọc lên.

 Có 4 quyển vở : để ghi bài; 3 chiếc cặp : dùng để đựng sách vở, bút , thước.; 2 lọ mực: mực để viết; .

- Lớp cùng GV nhận xét.

C.Củng cố, dặn dò: (2’)

- HS nhắc lại nội dung tiết học.

- Nhận xét giờ học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 2 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õi . 
- 2 HS đọc lại bài chép.
- Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy?
-T ìm thêm những câu khác trong bài có dấu phẩy?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- HS viết bảng con: bỗng, mẩu giấy, sọt rác.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS chép bài vào vở,GV theo giỏi.
- GV chữa bài.
3.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. (HĐ cặp đôi) - HS đọc yêu cầu: Điền vần, ai hay ay
 m.nhà m.cày
 thính t. giơ t
- HS trả lời miệng. GV chữa bài: mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay
Bài 3b: (HĐ cá nhân) GV gắn bảng phụ,HS đọc yêu cầu bài: Điền vào chỗ trống. 
 (ngã hay ngả) .... ba đường, ba ..... đường
 (vẻ, vẽ)? ...tranh, có...
- HS làm vào vở BT, GV và lớp chữa bài.
4.Củng cố dặn dò: (2p)
- GV tuyên dương những HS viết chữ đẹp và nhắc nhở những HS viết chưa đẹp
-Về nhớ luyện viết thêm
 Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2020
Thủ công :
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Gấp máy bay đuôi rời.Các nếp gấp tương đối thẳng,phẳng 
*Đối với HS khéo tay: - Gấp máy bay đuôi rời. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được
 II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: máy bay mẫu, qui trình gấp máy bay đuôi rời
 - HS: Giấy, keo, bút chì, thước kẻ .
III. Hoạt động dạy- học 
1.Kiểm tra bài cũ (3p) 
- GV kiểm tra đồ dùng học sinh
-HS nêu lại qui trình gấp máy bay phản lực
2. Bài mới 
 Giới thiệu bài 
 a. Hoạt động 1: Thực hành (Hoạt động cặp đôi, cá nhân )(15p)
 GV giới thiệu hình dáng các bước quy trình gấp máy bay đuôi rời 
 * Bước 1: Gấp tờ giấy cắt hình chữ nhật thành hình vuông và một hình chữ nhật .
 * Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay
 * Bước 3: Làm đuôi và thân máy bay.
 * Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
-GV cho HS gấp máy bay đuôi rời bằng giấy nháp.
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
-GV bao quát lớp, HS làm bài
*Đối với HS khéo tay: - Gấp máy bay đuôi rời. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được
Chú ý: Hướng dẫn các em gấp các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng 
- Cá nhân trình bày sản phẩm
- Học sinh khác nhận xét
- GV nhận xét chung
 d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p) 
- GV cùng HS củng cố bài 
- GV nhận xét giờ học.	
*Dặn HS 
-chuẩn bị giờ sau
. Toán
 47 + 25
I/ Mục tiêu
- Biết cách hiện phép cộng cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25 .
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng .
- Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3). Bài 2(a,b,d,e). Bài 3.
- Dành cho học sinh có năng khiếu : Bài 1 (cột 4,5), bài 2 (cột c), bài 4.
II/Đồ dùng
- Que tính và bảng gài.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
 17
+
 9
 27
+
 5
- Lớp cùng GV nhận xét.
2.Bài mới: 28’
a. Giới thiệu phép cộng 47 + 25 .
- GV : - Có 47 que tính ,thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?.
- 47 gồm mấy chục và đơn vị ? 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?.
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả.
- GV thao tác trên que tính: 47 gồm 4 bó mỗi bó 1 chục que tính và 7 que tính rời, 25 gồm 2 bó mỗi bó một chục và 5 que tính rời. 4 bó một chục với 2 bó một chục là 6 bó 7 que tính gộp 3 que tính là 10 que tính đổi thành 1 bó một chục, 6 thêm 1 bằng 7 chục với 2 que tính rời là 72 que tính. Vậy 47 + 25 = 72
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
+
 .7 cộng 5 bằng 12 ,viết 2, nhớ 1 
 .4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7
2.Thực hành: 
Bài 1:- Dành cho học sinh có năng khiếu : (cột 4,5).- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Tính.
- HS làm bảng con. 
+
 +
- HS nêu cách thực hiện
- HS làm vào vở các phép tính còn lại, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu : (cột c). HS nêu yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 35
+
 7
 37
+
 5
 87
a, b,
 42 
- HS nêu miệng, GV ghi kết quả .
Bài 3: (HĐ nhóm 4). HS đọc bài toán rồi giải vào vở.
- Bài toán cho biết gì ?.(Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam)
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi đội đó có bao nhiêu người ?)
Bài giải
Đội đó có số người là:
 27 + 18 = 45 (người)
 Đáp số : 45 người
- HS làm vào vở, 1 HS lên làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 4:- Dành cho học sinh có năng khiếu .
 Điền chữ số thích hợp vào ô trống:
 3 
 +
 5
 4 2
- HS năng khiếu làm vở nháp nêu kết quả, HS nhận xét 
- GV nhận xét và chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: (2’’)
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng có nhớ một lần.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
 Luyện từ và câu 
 CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? TỪ NGỮ VỀ
 ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu đã xác định (BT1).
-Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3).
- Giảm tải: - Không làm bài tập 2( trang 52).
II.Đồ dùng:
- Bút dạ và 3 tờ giấy A4.
III.Hoạt động dạy học:
A.bài cũ: (5’)
- HS đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm.
- GV nhận xét.
B.Bài mới : (28’)
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: (HĐ cặp đôi) (miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập: Đặt câu cho bộ phận in đậm
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong 3 câu văn đã cho 
a) Em là học sinh lớp 2.
b) Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
c) Môn học em thích nhất là môn Tiếng Việt.
- HS trả lời.
a) Ai là học sinh lớp 2 ?
b) Ai là học sinh giỏi nhất lớp ?
c) Môn em yêu thích nhất là gì ?
Bài tập 2: - Giảm tải.
Bài tập 3: (HĐ cá nhân) (viết).
- HS đọc yêu cầu : Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn HS : Các em hãy quan sát kĩ bức tranh để tìm ra những đồ dùng học tập và gọi tên , nêu tác dụng của nó.
- HS làm vào vở và đọc lên.
 Có 4 quyển vở : để ghi bài; 3 chiếc cặp : dùng để đựng sách vở, bút , thước....; 2 lọ mực: mực để viết; ....
- Lớp cùng GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- Nhận xét giờ học.
 Tập đọc 
 NGÔI TRƯỜNG MỚI 
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hoà về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. (trả lời được câu hỏi 1, 2)
- HS có năng khiếu trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:(5’)
- Tiết trước ta học bài gì?
- 3 HS nối tiếp từng đoạn trong bài Mẫu giấy vụn.
- GV nhận xét .
B. Bài mới: 28’.
1. Giới thiệu bài: (2’) 
2. Luyện đọc (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu (HĐ cá nhân)
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
- GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em.
- GV ghi bảng: lợp lá, lấp ló, bỡ ngỡ, quen thuộc, rung động.
- HS đọc từ khó.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
 .Em bước vào lớp, / vừa bở ngỡ / vừa thấy quen thân //
 .Dưới mái trường mới/ sao tiếng trống rung động kéo dài !//
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chổ.
+ HS đọc từng đoạn nhóm. (HĐ cặp đôi)
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) (HĐ nhóm 4)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau
a, Tả ngôi trường từ xa
b, Tả lớp
C, Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới. 
- Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ? (ngói đỏ, bàn ghế gỗ xoan đào......)
-HS trả lời, GV nhận xét.
- Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
- HS có năng khiếu trả lời trả lời.
4.Luyện đọc lại bài (10’)
- 3 HS đọc lại bài.
- GV cùng HS nhận xét.
7.Củng cố,dặn dò: (2’)
- Ngôi trường em học cũ hay mới ? Em có yêu ngôi trường của em không
- HS trả lời.
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà xem bài sau.
 Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2020
 Tập viết
 CHỮ HOA Đ
I. Mục tiêu 
-Viết đúng chữ hoa § (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: §ẹp(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), §ẹp trường đẹp lớp (3 lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ §
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ : 5’
- HS viết bảng con : D , Dân
- GV nhận xét . 
B.Bài mới : 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa .
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ : 
- GV gắn bảng mẫu chữ § và hỏi.
- Độ cao của chữ hoa §?
- Gồm mấy nét ? . Đó là những nét nào?.
- GV nêu cách viết :
+ Điểm đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu thoe chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ; phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5,thêm 1 nét ngang ngắn.
- GV viết mẫuc chữ § cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. 
 § 
*Hướng dẫn HS viết bảng con 
- HS viết trên không . §
- HS viết bảng con : § §ẹp
- GV nhận xét .
3.Hướng dẫn viết ứng dụng .
A .Giới thiệu câu ứng dụng
- HS đọc §ẹp trường đẹp lớp.
- GV giải nghĩa: Đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
b. GV viết mẫu 
c.HS quan sát , nhận xét.
- Con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li, ?.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở.
- Các em viết 1 dòng chữ § cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng chữ §ẹp cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 3 dòng cụm từ ứng dụng.
- HS viết bài,GV theo dỏi và chữa bài và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học .
- Về nhà nhớ luyện viết hơn .
Chính tả
 NGÔI TRƯỜNG MỚI
I.Mục tiêu:
- Chép lại chính xác , trình bày đúng các dấu câu trong bài .
- Làm được BT2; BT3 b.
II.Đồ dùng:
- Bảng chép sẵn nội dung bài chép.
.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (5’)
- HS viết bảng con: cái tai, xay xát.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:(28’)
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn tập chép:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài viết, HS theo dỏi 
- 2 HS đọc lại bài.
- Dưới mái trường một bạn học sinh cảm thấy có những gì mới ?.
- Có những dấu câu nào trong bài chính tả ?.
- HS trả lời.
- GV đọc các từ khó: mái trường , nghiêm
- HS viết bảng con: mái trường, nghiêm.
- GV nhận xét, sửa sai.
b.GV đọc bài, HS viết bài vào vở. GV theo dỏi.
- GV đọc thong thả cho HS khoả bài.
- GV chấm bài và nhận xét.
3.Hướng dânHS làm bài tập.
Bài 2:- HS đọc yêu cầuTìm nhanh các tiếng có vần ai /ay
- HS thi đua nhau tìm và đọc lên
Bài 3b: HS nêu yêu cầu: Tìm nhanh các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã
- HS trả lời miệng.
- GV ghi bảng và chữa bài.
5.Củng cố dặn dò: (2’)
- GV tuyên dương những HS viết chữ đẹp và nhắc nhở những HS viết chưa đẹp.
-Về nhà luyện viết thêm . 
 Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2020
 Toán
 BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I.Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 3.
II.Hoạt động dạy học: (28’)
1.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì ?.( Luyện tập).
- 3HS đọc thuộc lòng bảng 7 cộng với một số.
 - GV nhận xét .
2.Bài mới: 28’.
a.Giới thiệu bài toán về nhiều hơn (10’)
Bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm phép gì ? Lấy mấy trừ mấy?
 Bài giải 
 Số quả cam ở hàng dưới là: 
 7 - 2 = 5 (quả)
 Đáp số: 5 quả cam
b.Thực hành: 
Bài 1: HS đọc bài toán , GV tóm tắt.
 17 cây
 Vườn nhà Mai:	
	7cây
 Vườn nhà Hoà:	
 ? cây
- Bài toán cho biết gì ?.
- Bài toán hỏi gì ?.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Vườn nhà Hoà có số cây là:
 17 - 7 = 10 (cây)
 Đáp số : 10 cây cam
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc bài toán, làm vào vở
Tóm tắt
An cao : 95 cm
Bình thấp hơn An : 5 cm
Bình cao : .... cm?
- Bài toán cho biết gì ?. (An cao 95 cm , Bình thấp hơn An 5cm).
- Bài toán hỏi gì ?. (Hỏi Bình cao bao nhiêu xăng ti mét ?).
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Bình cao là:
 95 - 5 = 90 (cm)
 Đáp số : 90 cm
- GV nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS có năng khiếu . Cho HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?. (15 học sinh gái, số học sinh trai ít hơn số học sinh gái 3 bạn).
- Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi số học sinh trai bao nhiêu?)
- Muốn biết số học sinh trai của lớp 2A ta làm phép gì ?.
- HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ.
 Bài giải
 Số học sinh trai của lớp 2A là:
 15 - 3 = 12 (bạn)
 Đáp số: 12 bạn
- HS cùng GV chữa bài 
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem trước bài sau.
 Tự nhiên và xã hội
 TIÊU HOÁ THỨC ĂN
I.Mục tiêu
- Nói sơ lược về sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
- HS có năng khiếu : Giải thích được tại sao cần phải ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
* KNS : - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giúp thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
II.Đồ dùng:
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to.
- Cái bánh mì
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì : Cơ quan tiêu hoá ?
- HS trả lời GV nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động 1: Sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày (10’)
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề
*GV nêu câu hỏi:
- Khi ta ăn, răng, lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì? ( Răng nghiền thức ăn, lưỡi đảo thức ăn, nước bọt làm mềm thức ăn)
- Vào đến dạ dày, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? (Vào đến dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn)
- Các em hãy dự đoán sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày.
- HS dự đoán ( nêu ra)
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình.
- GV gọi HS nêu dự đoán.
- GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1- N2- N3
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?.
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc - GV ghi bảng
- Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí các tiêu hoá đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- HS quan sát chỉ trên mô hình và rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
*GV kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưởng. ở ruột non các chất bổ dưởng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
Hoạt động 2: Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già: (10’).
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề
*GV nêu câu hỏi:
- Vào đến ruột non thức ăn được biến đổi thành gì? (Thức ăn được biến đổi thành chất bổ dỡng)
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì? (Chất bổ thấm qua thành ruột non, vào máu, để đi nuôi cơ thể)
- Phần chất bả có trong thức ăn được đưa đi đâu? (Chất bả được đưa xuống ruột già)
- Sau đó chất bả được biến thành gì? ( Chất bả đựơc biến thành phân rồi đưa ra ngoài)
- Các em hãy dự đoán sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già?
- HS dự đoán ( nêu ra)
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình.
- GV gọi HS nêu dự đoán.
- GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1- N2- N3
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng
- Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí tiêu hoá đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- HS nhận biết đợc cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận cơ thể cử động được.
- Các nhóm lên trình diễn
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
GVkết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưởng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể.Chất bả
 được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (10’).
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề
*GV nêu câu hỏi:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ?.
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy sau khi ăn no?.
- Tại sao chúng ta cần đi đị tiện hằng ngày?.
- Các em hãy dự đoán chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng?
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình.
- GV gọi HS nêu dự đoán.
- GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1- N2- N3
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng.
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí tiêu hoá đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- HS nhận biết được ăn chậm, nhai kĩ, không nô dùa chạy nhảy khi ăn no
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: ăn chậm, nhai kĩ, không nô dùa chạy nhảy khi ăn no; đi đại tiện hằng ngày
Hoạt động nối tiếp: Về nhà nhớ thực hiện những điều đã học.
 Tập làm văn
 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I.Mục tiêu:
- Biết đọc và ghi lại được tên hai bài tập đọc và số trang ở tuần 7 (BT3).
* Lưu ý : Thực hiện BT3 như ở SGK, hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.
- Giảm tải: - Không làm bài tập 1,2(trang 54).
* KNS : - Giao tiếp.
II.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :(5’)
- Tiết trước ta học bài gì ?
- 2HS đọc tên hai bài tập đọc ở tuần 5.
- GV nhận xét .
2.Bài mới: 28’.
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1,2: - Giảm tải.
Bái 3: ( HĐ cá nhân) - Có thể thực hiện BT3 như ở SGK, hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.
-1 HS đọc yêu cầu : Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi .Ghi lại 2 tên truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
- Cho học sinh tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi . 
- GV hướng dẫn, HS ghi lại 2 tên truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
- Học sinh làm vào vở.
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học 
- GV nhận xét giờ học.
 Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động Sao trong tháng 9.
 - Các tổ thảo luận nhận xét rút ra được những việc làm và chưa làm được.
-Kế hoạch của tháng 10.
II.Nội dung:
1.Đánh giá:
- Các tổ trưởng báo cáo tổ mình
- Nề nếp: Đi học đều , đúng giờ, ngồi học chú ý nghe giảng.
- Học tập: Bạn Linh Chi, Khánh Chi ,.....đạt điểm tốt ,song bên cạnh đó có những bạn còn điểm chưa tốt 
-Vệ sinh: Sạch sẽ
2.Kế hoạch:
-Tiếp tục duy trì sĩ số, đồng phục đầy đủ, đi học đúng giờ
-Học bài và làm bài đầy đủ
- Vệ sinh sạch sẽ.
 BUỔI CHIỀU TUẦN 6
 Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020
Hoạt động tập thể (VSCN)
 TẮM GỘI
I .Mục tiêu : 
- Kiến thức : Nêu được các thứ đồ dùng để tắm gội .
- Kĩ năng : Biết tắm gội đúng cách .
-Thái độ : Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo .
II. Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh . 
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1 : Tắm gội hợp vệ sinh . 
MT :- Nêu được khi nào cần phải tắm 
 - Xác định điều kiện cần có tắm gội hợp vệ sinh 
 - Các bước tiến hành : 
Bước 1 : 
 GV cho hs quan sát tranh - hỏi : 
+ Vì sao chúng ta cần phải tắm gội ? 
+ Nên tắm gội khi nào ? 
+ Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh ?
Bước 2 : GV cho hs trả lời 
Bước 3 : Gọi mỗi nhóm 1 em lên trình bày và phân tích một bức tranh.
*GV kết luận : Tắm gội hằng ngày làm cho con người mát mẻ , sạch sẽ , thơm tho , phòng tránh được các bệnh ngoài da : ghẻ , lở , hắc lào ...
Cần tắm sau khi vệ sinh nhà cửa , ngoài vườn , khi chơi , khi đi học về , khi đi thăm người bệnh về ,...
 - Nên tắm gội nơi kín gió bằng nước

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan