Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật ( người anh và người em ) trong bài.

- HS hiểu nghĩa của các từ mới. Hiểu ND câu chuyện: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân và thể hiện sự cảm thông với hoàn cảnh của hai anh em.

- GDHS tình cảm thương yờu, sự quan tâm, lo lắng, nhường nhịn nhau giữa anh chị em trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ).

- Các PP/ KT dạy học: PP động não, trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2, 3 HS đọc TL một khổ thơ trong bài Tiếng võng kêu và trả lời câu hỏi về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ Hai anh em -> Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

Tiết 2:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV kết hợp HDHS đọc đúng các từ như:

lấy lúa, rất đỗi, kì lạ, .

- HS tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV chú ý HS ngắt giọng đúng các câu:

+ Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh. //

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét tiết học. Nhắc HS học tập bé Hoa: biết yêu thương em, chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa: N
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng chữ hoa N, viết chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Rèn KN viết chữ hoa N. 
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ N viết hoa, phấn màu.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu cỡ chữ nhỏ trên dòng kẻ li: Nghĩ, Nghĩ trước nghĩ sau.
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết chữ cái hoa M đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng: Miệng nói tay làm; Cả lớp viết bảng con chữ Miệng. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa N.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ N:
 + Cao 5 li.
 + Gồm 3 nét: móc ngược trái, thẳng xiên và móc xuôi phải.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ N lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ N trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: Nghĩ trước nghĩ sau + GV giúp HS hiểu nghĩa ẩu câu ứng dụng: suy nghĩ chín chắn trước khi làm.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng, GV yêu cầu HS nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
+ Khoảng cách giữa chữ N và g vừa phải vì 2 chữ cái này không nối nét với nhau.
- HDHS tập viết chữ Nghĩ ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ N cỡ vừa, 1 dòng chữ N cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Nghĩ cỡ vừa, 1 dòng chữ Nghĩ cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Nghĩ trước nghĩ sau. 
- GV theo dõi, uốn nắn giúp HS viết đúng quy trình, hình dáng và ND ).
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS hoàn thành tiếp bài tập viết + luyện viết chữ N.
 Tiết 3: Toán
 T.73: đường thẳng
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng. 
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút, biết ghi tên đường thẳng.
- HS tích cực, tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị: 
- Thước thẳng, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập sau: 
 Tìm x : x + 36 = 100 x - 24 = 18
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, đỏnh giỏ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: GV giới thiệu cho HS về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
+ Giới thiệu về đường thẳng:
- GVHDHS vẽ đoạn thẳng AB: Chấm 2 điểm A và B, dùng thước và bút nối 2 điểm A, B được đoạn thẳng AB. ( chú ý HS: kí hiệu tên điểm bằng chữ cái in hoa -> viết tên đoạn thẳng cũng dùng chữ cái in hoa ).
- HDHS nhận biết ban đầu về đường thẳng: Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB.
- GV làm mẫu, HS tự làm theo vẽ đoạn thẳng AB rồi vẽ đường thẳng AB.
- HS đọc tên đoạn thẳng, đường thẳng vừa vẽ.
+ Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng:
- GV chấm sẵn 3 điểm A, B, C lên bảng ( điểm C cùng nằm trên đường thẳng AB ) và nêu: Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
- GV chấm một điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ và giúp HS nêu nhận xét: Ba điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng nào nên ba điểm A, B, D không thẳng hàng.
* HĐ 2: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2 ( SGK - T.73 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - GV HDHS tự làm từng phần a, b, c rồi chữa bài:
. Vẽ đoạn thẳng vào vở ( như hình trong SGK ).
. Kéo dài đoạn thẳng về hai phía để có đường thẳng.
- GV yêu cầu HS ghi tên các điểm rồi đọc tên các đường thẳng vừa vẽ được.
- Củng cố cho HS biểu tượng về đường thẳng.
+ Bài 2 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- GV HDHS dùng thước thẳng để kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng rồi chữa bài:
a) Ba điểm O, M, N; ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
b) Ba điểm B, O, D; ba điểm A, O, C thẳng hàng.
- Lưu ý HS: khi nêu tên 3 điểm thẳng hàng, không nhất thiết phải theo thứ tự từ trái sang phải. Tuy nhiên, nên thống nhất theo thứ tự đó để HS dễ nhận biết.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập vẽ đường thẳng.
 Tiết 4: đạo đức 
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Hiểu: giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- HS nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Các KNS được GD trong bài: KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có ý thức thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. chuẩn bị:
- Sưu tầm bài hát: Em yêu trường em ( Hoàng Vân ). 
- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP thảo luận nhóm, động não.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Cả lớp khởi động hát bài : Em yêu trường em.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Đóng vai xử lí tình huống. 
- Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành:
+ GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện đóng vai xử lí một tình huống ở BT 4 
 ( trong vở BT Đạo đức 2 - T. 24 ). 
- GV thay đổi tình huống như sau:
a) Mai và Hoa cùng làm trực nhật ... .
b) Nam rủ Minh ... .
c) Thứ bảy ... bố hứa cho em đi chơi công viên.
+ GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí một tình huống. 
+ GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Em thích nhân vật nào nhất ? Tại sao ?
+ Một số HS nêu ý kiến.
+ GV chốt cách ứng xử trong mỗi tình huống: 
a) Hoa cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi quy định.
b) Minh cần khuyên bạn không nên vẽ bậy lên tường.
c) Em bảo bố để dịp khác hãy đi và em sẽ đi trồng cây cùng các bạn.
- HS biết nhắc nhở nhau cùng giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* HĐ 2: Thực hành làm đẹp trường lớp.
- Mục tiêu: Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS quan sát xung quanh lớp học và nhận xét xem lớp đã sạch sẽ chưa.
+ HS thực hành xếp dọn lại lớp học.
+ GV yêu cầu HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
+ GVKL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
+ GVKL chung toàn bài: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền lợi và bổn phận của các em để các em được học tập, sinh hoạt trong môi trường trong lành.
 Trường em, em quý, em yêu
 Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu những việc cần làm và những việc em đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
 Ngày soạn: 07 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 - 12 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
bé hoa
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Hiểu và làm đúng các BT phân biệt: ai / ay ; s / x. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết chính tả, KN phân biệt: ai / ay; s / x.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, viết đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: 
 sáng sớm, thợ xây, quả gấc, tất bật, ...
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa ( nếu sai ).
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết chính tả.
- GVđọc 1 lần bài viết, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài:
+ Em Nụ đáng yêu như thế nào ? 
- HDHS nêu nhận xét: Bài chính tả có mấy câu ? Những chữ đầu câu viết như thế nào ? Tên của bạn Hoa viết như thế nào ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. GV lưu ý một số chữ HS dễ sai: Nụ, lớn lên nhiều, tròn, đen láy, ... 
- GV đọc cho HS nghe, viết bài vào vở. GV bao quát nhắc nhở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào bảng con, chữa bài.
- GV củng cố cách viết chính tả ai / ay.
+ BT 3 ( a ): - HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài - HS sửa bài theo lời giải đúng. 
- Củng cố KN phân biệt s / x.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt.
- Nhắc HS xem lại các bài chính tả đã làm, soát lỗi trong bài viết.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu Ai thế nào ?
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số TN chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật; Biết chọn từ thích hợp để đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? 
- Rèn KN sử dụng các từ chỉ đặc điểm, KN đặt câu kiểu Ai thế nào ?
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ); Bảng phụ ghi sẵn ND BT 2, 3 ( SGK - 122; 123 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT 1, 2 ( tiết LTVC, tuần 14) - mỗi em làm 1 bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, đỏnh giỏ. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ chỉ đặc điểm.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 122 ):
+ Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài - 1, 2 HS đọc to trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh ( SGK - T. 122 ) và chọn 1 từ trong ngoặc đơn để TLCH. GV lưu ý: có thể thêm các từ khác, với mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng.
- 1 HS làm mẫu, nhiều HS khác làm miệng.
- GV cùng HS nhận xét -> chốt câu TL đúng.
( HS trả lời cả 4 câu - mỗi câu TL bằng 1, 2 cách ).
+ Bài 2: - 1, 2 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm bài ( Đọc cả mẫu ).
- HS tự làm bài: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật theo mẫu.
- Một số HS trình bày kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( HS tìm mỗi loại 3 - 4 từ ).
. Củng cố vốn từ ngữ chỉ đặc điểm.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai thế nào ?
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 123 ):
- HS đọc yêu cầu của bài. GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- HS phân tích mẫu SGK: Mái tóc ông em ( trả lời câu hỏi: Ai ? ); bạc trắng ( trả lời câu hỏi: thế nào ? ).
- Cả lớp làm bài vào vở. GV lưu ý: viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu.
- GV gọi 4 HS lên bảng làm làm bài ( HS - làm phần a, b, c ).
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố, khắc sâu KT về câu kiểu Ai thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS những TN chỉ đặc điểm, cách đặt câu kiểu Ai thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. 
 Tiết 3: Toán 
T.74: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; HS học thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm; Biết tìm số bị trừ, số trừ chưa biết trong phép trừ . 
- Rèn KN thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; KN tìm số bị trừ, số trừ .
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - HS bảng con, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng: + Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A, B và nêu cách vẽ ? 
 + Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước C, D và chấm điểm E sao cho E thẳng hàng với C và D. TL thế nào là ba điểm thẳng hàng với nhau ? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
. GVtổ chức cho HS làm Bài tập 1, 2, 3 ( SGK - T.74 ) rồi chữa bài:
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm rồi nêu miệng KQ. 
- GV củng cố các bảng trừ đã học.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài ( HS - làm cột 1, 2, 5).
- GV củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài + Nêu các thành phần cần tìm trong mỗi phép tính.
- 1 HS nêu cách tìm.
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết.
+ Bài 4 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ). 
( a, b ): - GV HDHS tự vẽ đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.
- GV khuyến khích HS tự tìm cách vẽ đường thẳng đi qua điểm O
- HS tự vẽ vào vở, GV bao quát lớp, giúp HS vẽ được hình theo yêu cầu.
( c ): HDHS chọn hai trong 3 điểm rồi vẽ tương tự như phần a, b.
- Bước đầu giúp HS nhận ra: 
. Có thể vẽ được rất nhiều đường thẳng đi qua một điểm cho trước.
. Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.
- Củng cố cho HS KN vẽ đoạn thẳng, đường thẳng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng các bảng trừ đã học.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 Trường học
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết tên trường, địa chỉ của trường mình.
- HS nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. Nói được ý nghĩa của tên trường em. 
- HS yêu quý, tự hào về trường học của mình; Có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường nhà trường sạch đẹp.
II. chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ ( SGK - 32, 33 ).
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số thứ có thể gây ngộ độc ? 
- Em cần làm gì để phòng tránh ngộ độc trong nhà ? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát trường học.
+ Mục tiêu: HS biết quan sát và nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường; nói được ý nghĩa của tên trường em. 
- GV tổ chức cho HS đi tham quan trường học để tìm hiểu:
. Tên trường, vị trí từng khối lớp học, các phòng làm việc, sân trường ...
. Kết luận: Trường học có sân, vườn, và nhiều phòng làm việc như: phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, ... và các phòng học.
- HS làm việc trong lớp. 
. Nhớ lại cảnh quan của trường nói với nhau trong nhóm.
 . Đại diện HS nói trước lớp, GV cùng HS khác nhận xét. 
- GV yêu cầu HS nói về ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên của xã.
* HĐ 2: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học ...
+ Cách tiến hành: 
- HS làm việc theo cặp: quan sát các hình 3, 4, 5, 6 ( SGK - 33 ).
- GVHDHS thảo luận các CH sau: 
. Ngoài các phòng học, trường còn có những phòng nào ? 
. Nói về các hoạt động diễn ra ở lớp học ? 
. Bạn thích phòng nào ? Tại sao ? 
- HS làm việc cả lớp: trả lời câu hỏi trước lớp. GV cùng HS khác nhận xét. 
- GV kết luận: ở trường, HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, vườn trường; ngoài ra, các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách; đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết.
* HĐ 3: Trò chơi HD viên du lịch.
+ Mục tiêu: HS biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu tên trường học của mình. 
+ Cách tiến hành: 
- GV gọi một số HS tự nguyện tham gia trò chơi.
- GV phân vai và cho HS nhập vai. HD cách chơi ( SGV - T. 55 ).
- HS diễn trước lớp. HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ việc yêu trường, lớp; ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp để giữ môi trường nhà trường được xanh - sạch - đẹp. Cả lớp hát bài : Em yêu trường em .
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ý thức yêu trường, lớp; Giữ gìn trường lớp khang trang, sạch đẹp. 
 Ngày soạn: 08 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 15 - 12 - 2017
 Buổi sáng:	 
 Tiết 1: Tập làm văn 
 Chia vui. Kể về anh chị em
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp. Viết được đoạn văn kể về anh, chị, em của mình.
- Rèn KN nói lời chia vui, KN kể về anh, chị, em của mình.
- Các KNS được GD trong bài: KN thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị:
- Tranh vẽ minh hoạ BT 1 - SGK.
- Các PP/ KT dạy học: PP đặt CH; trình bày ý kiến cá nhân, BT tình huống.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc lời nhắn tin đã viết ( BT 2, tiết TLV tuần 14 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện nói lời chia vui.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK - 126 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam ( Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải Nhất ).
- GV lưu ý HS nói lời chia vui một cách tự nhiên ... , khen những HS nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giải thích: Em nói lời của em chúc mừng chị Liên, không nhắc lại lời của Nam.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng của mình theo các cách khác nhau.
* HĐ 2: Luyện tập kể về anh, chị, em.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK - 126 ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Một số HS nêu người mà mình chọn để viết. 
- HS nhắc lại cách viết ( kể, tả ) về một người: Tên, tuổi, công việc, tính nết, hình dáng, đặc điểm nổi bật, tình cảm của mình đối với người đó, 
- HS làm viết bài vào vở theo yêu cầu, GV bao quát, giúp đỡ HS để các em hoàn thành bài.
- GV chấm, chữa một số bài + Nhận xét về cấu trúc câu, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả, nội dung bài viết, ... . 
- Một số HS khác tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương bài viết tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành nói lại lời chia vui khi cần thiết, xem lại BT 3.
 Tiết 2: Toán
 T.75: luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm; Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính; Biết giải bài toán với các số có kèm đơn vị cm.
- Rèn KN trừ nhẩm; làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; KN tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và giải bài toán với các số có kèm đơn vị cm. 
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị: 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra kết hợp khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
. GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.75 ) rồi chữa bài:
+ Bài 1: - HS vận dụng các bảng trừ đã học tự làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- Củng cố KN tính nhẩm.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm ( HS - làm cột 1, 3 ).
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về phép trừ có nhớ ( tính viết ).
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm mẫu trường hợp ( 1 ), nêu cách làm: Thực hiện từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS tự làm bài, một số HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho KN tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
+ Bài 5: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán: Bài toán về ít hơn -> cách giải.
- HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày tóm tắt và lời giải bài toán.
- HS nhận xét, chữa bài ( GV lưu ý HS nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng ).
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 4 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi về từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính - HS nêu cách tìm.
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, số trừ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng trừ đã học.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết các

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan