Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021
Chính tả
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2 b .
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
2. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt
II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: 5’
- Học sinh hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng
- HS viết bảng con : xanh thẫm, con ếch, chênh chếch.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Hướng dẫn nghe viết: 20’ ( HĐ cá nhân)
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài viết 1lần.
- 1HS đọc lại bài thơ.
- Đoạn viết thể hiện nội dung gì? có những dấu câu nào? Trình bày như thế nào?
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao ?
- HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ, ngẩn ngơ, Bác.
- GV nhận xét sửa sai.
- 1HS nêu cách trình bày bài thơ
-GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách trình bày : lùi vào 3 ô tính từ lề vào đối với những câu thơ 6 chữ, lùi vào 2 ô kể từ lề vào với những câu thơ 8 chữ
- GVđọc, HS nghe viết bài vào vở.
- HS đọc bài và khảo bài.
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
C. Thực hành: (Hướng dẫn làm bài tập) 8’
Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền êt hay êch?
- GV viết lên bảng
ngày T. ́ ,dấu v .́ , chênh l.̣ , d .̣ vải
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chữa bài: ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải
D. Vận dụng: 3’
- Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm ch/tr.
- HS viết bảng con.
-GV nhận xét
Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai
2 HS đọc lại bài viết - Chữ nào trong bài phải viết hoa ? (Bác) - HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: quây quanh Bác, Bác Hồ, giữa. - GV nhận xét sửa sai. - GV hướng dẫn HS cách trình bày . - GVđọc cho HS viết bài. - HS đọc bài và khảo bài và nhận xét. - GV nhận xét bài viết của học sinh. C. Thực hành.(Hướng dẫn làm bài tập) (8’) Bài 2b: ( HĐ cá nhân) -1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền vào chỗ trống? (bệt, bệch) : ngồi .......; trắng ........... (chết, chếch): chênh .........; đồng hồ ............. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét chữa bài. D. Vận dụng: 4’ - Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: tr/ch. - Viết tên một số tên sự vật có phụ âm: tr/ch - Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2021 Mĩ thuật : ----------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép tính,giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - HS cả lớp làm: Bài 1,2,4. Dành cho HS năng khiếu: Bài 3. *Bài tập cần làm: bài tập 1, 2, 4. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: 5’ - TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết: +Nội dung chơi: TBHT nêu ra một vài phép tính để HS đổi đáp 1cm = . . . mm 1000mm = . . . m 1m = . . . mm 10mm = . . . cm 5cm = . . . mm 3cm = . . . mm. - GV nhận xét chung, tuyên dương học sinh. - GV nhận xét. B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: ( HĐ cả lớp) HS đọc yêu cầu: Tính - HS đọc yêu cầu và làm bảng con. 13m + 15m = 23 mm + 42mm = 66km - 24 km = 5 km 2 = 18 m : 3 = 25 mm : 5 = - HS cùng GV nhận xét. Bài 2: ( HĐ nhóm 4) -Nhóm trưởng điều hành. -Báo cáo trước lớp. -Các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV vẽ 18 km TX 12 km TP ? km Bài giải Quãng đường người đó đi được là: 18 + 12 = 30 (km) Đáp số: 30 km - Lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: ( HĐ cá nhân) - Dành cho HS năng khiếu. Cho HS đọc yêu cầu bài. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: *Một bác thợ may dùng 15 m vải may 5 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải? A. 10 m; B. 20 m; C. 3 m - HS trả lời C. Bài 4: ( HĐ cá nhân) B1.HS đọc bài toán và làm vào vở - Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?. (Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác) . A 5 cm 3cm B C 4cm - 1HS lên bảng làm bài Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 5 + 3 + 4 = 12 (cm) Đáp số : 12 cm - GV nhận xét. D. Vận dụng: 3’ - Giải bài toán sau: Bề dày của một cuốn sách Toán là 5 mm. Một chồng sách gồm 8 cuốn sách như thế. Hỏi chồng sách đó cao bao nhiêu mi – li – mét? -HS trả lời miệng. -GV nhận xét. *Dặn dò: (2’) - Về ôn lại bài và xem bài sau. ----------------------------------------------------------------- Tập đọc CHÁU NHỚ BÁC HỒ I.Mục tiêu: - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.( Trả lời được câu hỏi 1,3,4; thuộc 6 dòng thơ cuối). - Dành cho HS năng khiếu: - HS năng khiếu thuộc được cả bài thơ; trả lời được câu hỏi 2. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 3.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II.Đồ dùng: - Tranh ở SGK, ảnh Bác Hồ, bảng phụ ghi sẵn câu dài. III.Hoạt động dạy- học: A.Khởi động: (5’) - Giáo viên kết hợp với TBHT tổ chức, điều hành cho học sinh thi đọc lại bài: Ai ngoan sẽ đựơc thưởng. - GV nhận xét. Giới thiệu B.Khám phá: 1.Luyện đọc: (20’) a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng cảm động, tha thiết. b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới. - Đọc từng câu ( HĐ cá nhân) + HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ liền nhau. + GV ghi bảng: Ô Lâu, bâng khuâng, bấy lâu. + HS đọc cá nhân. GV nhận xét +HS đọc nhóm đôi chú giải + GV nhận xét. - Đọc từng đoạn trước lớp: + GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: 8 dòng thơ đầu; Đoạn 2: phần còn lại + GV viết sẵn câu dài gọi HS nêu cách ngắt nghỉ câu dài. +1 HS thực hiện .GV gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét - GV hướng dẫn đọc câu dài: ngắt hơi ở chỗ một gạch xiên, nghỉ hơi ở chỗ hai gạch xiên. . Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/ Hồng hào đôi má, / bạc phơ mái đầu. // +HS đọc cá nhân. -GV nhận xét. - Đọc từng đoạn trong nhóm. ( HĐ cặp đôi) + HS đọc theo nhóm đôi. + GV theo dỏi. - Thi đọc giữa các nhóm - HS, GV nhận xét. C. Thực hành(Hướng dẫn tìm hiểu bài) (7’) ( HĐ cặp đôi) - HS đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Bạn nhỏ trong bài quê ở đâu ? (Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu). - HS năng khiếu trả lời câu hỏi sau - Vì sao bạn lại “ cất thầm” ảnh Bác ?. (Vì giặc cấm nhân dân treo ảnh Bác Hồ, cấm dân ta hướng về cách mạng). - HS cả lớp trả lời. - Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào trong 8 dòng thơ đầu? - HS trả lời. - Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?(Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác, bạn đem ảnh Bác ra để ngắm....) - GV : Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác ra ngắm, càng ngắm càng nhớ Bác. Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác ôm. 2.Học thuộc bài thơ:(7’) - GV hướng dẫn HS cách đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối - HS năng khiếu đọc thuộc lòng cả bài thơ - GV nhận xét. D. Vận dụng: 3’ - Qua câu chuyện em hiểu thêm điều gì? - Bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào đối với Bác Hồ ? ->... mong nhớ Bác, mong muốn được gặp Bác. - Các em muốn được gặp Bác không ? Vậy các em phải cố gắng học thật tốt để là cháu ngoan của Bác và sẽ được đến lăng Bác để viếng Bác - GV nhận xét giờ học - Về học thật thuộc bài thơ. ----------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I.Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1); Biết đặt câu với từ tìm được ở BT1(BT2). - Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học II.Đồ dùng: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1. III.Hoạt động dạy-học: A. Khởi động : - Gv kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết: +Nội dung chơi: tổ chức cho học sinh nêu các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận. - Học sinh tham gia chơi Ví dụ: + HS 1: Thân cây: khẳng khiu, sần sùi, + HS 2: Lá cây: xanh mướt, + HS 3: Hoa: thơm ngát, tươi sắc, - GV nhận xét. Giới thiệu B.Thực hành 1.Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài tập 1: (Thảo luận nhóm). B1. GV phát phiếu ghi nội dung bài tập. B2. 1HS đọc yêu cầu:Tìm từ ngữ. Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ M: thương yêu, yêu.. M: Biết ơn , . - Các nhóm làm việc, GV theo dỏi các nhóm làm và gơị ý nếu có khó khăn B3. Đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét bổ sung lẫn nhau - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm . Bài tập 2: ( HĐ cá nhân) B1. 1HS đọc yêu cầu: Viết đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 1 - GV hướng dẫn : Các em chỉ đặt 2 câu với 2 từ. B2. HS làm vào vở và đọc lên VD: Bác Hồ rất yêu quý học sinh.; Tất cả trẻ em đều kính yêu Bác Hồ. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. Bài tập 3: ( HĐ cặp đôi) B1.1HS đọc yêu cầu: Ghi clại các hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh bằng một câu. B2. HS quan sát tranh và thảo lụân nhóm đôi. - HS làm vào vở, đọc bài làm của mình. VD: Tranh 1: Các bạn đi thăm lăng Bác Hồ. Tranh 2: Các bạn thiếu nhi đang dâng hoa trước tượng đài của Bác. Tranh 3: Các bạn thiếu nhi đang trồng cây biết ơn Bác - HS nhận xét lẫn nhau - GV nhận xét. C. Vận dụng: 3’ /?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì? - Đặt câu có từ: yêu quý, kính yêu. - HS nêu miệng. - GV nhận xét - GV nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2021 Toán VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ I.Mục tiêu: - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. - Dành cho HS năng khiếu: Bài 4. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Đồ dùng: - Bộ ô vuông của HS và GV. - Bảng phụ chép sẵn bài tập 3. II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: ( 5’) - GV kết hợp với Ban HT tổ chức . Ai nhanh, ai đúng: + TBHT điều hành trò chơi: + Nội dung chơi cho HS thi đua điền vào chỗ chấm: Số? a) 220, 221, . . ., . . ., 224, . . ., . . ., . . ., 228, 229 b) 551, 552, . . ., . . ., . . ., . . ., . . ., 558, 559, . . . c)991, . . ., . . ., . . ., 995, . . ., . . ., . . ., . . ., 1000 - GV nhận xét. Giới thiệu bài B. Khám phá: 1.Hướng dẫn viết số thành tổng: (10’) - GV ghi bảng: 357. -HS lấy hình vuông ở bộ đồ dùng học Toán và phân tích thành tổng: 357 gồm 3 trăm 5 chục và 7 đơn vị (HĐ nhóm đôi) - GV viết bảng : 357 = 300 + 50 + 7 - GV nói thay chữ gồm bằng dấu bằng, viết ba trăm rồi viết dấu cộng(+) - HS làm vào bảng con với các số : 820, 703 - GV nhận xét và viết ở bảng C. Thực hành: Bài 1: ( HĐ cá nhân) Viết (theo mẫu). HS đọc yêu cầu và trả lời miệng, GV ghi bảng. 389 3 trăm 8 chục 9 đơn vị 389 = 300 + 80 + 9 237 164 352 658 - HS cùng GV nhận xét bài làm của bạn. Bài 2: ( HĐ cá nhân) Viết các số 271, 978 , 835 , 509 theo mẫu - GV hướng dẫn mẫu. 271 = 200 + 70 + 1 - HS đọc yêu và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét. - GV chấm và nhận xét bài làm của HS. Bài 3: ( HĐ nhóm) -Nối mỗi số 975, 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào? 975 600 + 30 + 2 500 + 5 731 900 + 70 + 5 700 + 30 +1 632 980 800 + 40 + 2 900 + 80 842 505 - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em. Mỗi em được phép nối một lần, nhóm nào xong trước và đúng nhóm đó thắng - Các nhóm chơi, lớp cùng GV theo dỏi - Lớp nhận xét và GV công bố nhóm thắng Bài 4: ( HĐ cá nhân) - Dành cho HS năng khiếu . Cho HS đọc yêu cầu bài. Xếp 4 hình tam giác thành hình cái thuyền. - HS thi xếp. D. Vận dụng: 3’ - Viết theo mẫu: + Số 951 gồm 9 trăm 5 chục và 1 đơn vị. + Số 951 gồm ....... trăm .......chục và ........ đơn vị. + Số 748 gồm .......trăm.........chục và ..........đơn vị. + Số 602 gồm .......trăm.........chục và ..........đơn vị. -HS lên bảng viết. -HS, GV nhận xét. - GV nhận xét giờ học. - Về ôn bài. ----------------------------------------------------------------- Chính tả CHÁU NHỚ BÁC HỒ I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập 2 b . 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: 5’ - Học sinh hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng - HS viết bảng con : xanh thẫm, con ếch, chênh chếch. - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Hướng dẫn nghe viết: 20’ ( HĐ cá nhân) - Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc bài viết 1lần. - 1HS đọc lại bài thơ. - Đoạn viết thể hiện nội dung gì? có những dấu câu nào? Trình bày như thế nào? - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao ? - HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ, ngẩn ngơ, Bác. - GV nhận xét sửa sai. - 1HS nêu cách trình bày bài thơ -GV nhận xét - GV hướng dẫn HS cách trình bày : lùi vào 3 ô tính từ lề vào đối với những câu thơ 6 chữ, lùi vào 2 ô kể từ lề vào với những câu thơ 8 chữ - GVđọc, HS nghe viết bài vào vở. - HS đọc bài và khảo bài. - GV nhận xét bài viết của học sinh. C. Thực hành: (Hướng dẫn làm bài tập) 8’ Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền êt hay êch? - GV viết lên bảng ngày T.... ́ ,dấu v ....́ , chênh l.......̣ , d ....̣ vải - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV nhận xét chữa bài: ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải D. Vận dụng: 3’ - Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm ch/tr. - HS viết bảng con. -GV nhận xét Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai --------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2021. Toán PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I.Mục tiêu: - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. - Các bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3), bài 2(a), bài 3. - Dành cho HS năng khiếu: Bài 1 (cột 4,5), bài 2(b), 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Đồ dùng: - Các hình vuông , hình chữ nhật, .. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) - TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn: + Nội dung chơi: TBHT yêu cầu HS viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 534, 270, 406 (...) - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - GV giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Các số có ba chữ số: (12’) - GV nêu nhiệm vụ: Tính 326 + 253 = ? - HS lấy bộ đồ dùng học toán ra và lấy các tấm hình vuông, nhỏ - HS thảo luận nhóm đôi tìm ra kết quả. -GV gọi HS trả lời GV hỏi: Số 326 gồm mấy trăm, chục, đơn vị ? - HS trả lời và lấy số ô tương ứng. - Số 253 gồm mấy trăm mấy chục mấy đơn vị? - Tất cả có bao nhiêu hình vuông? - HS trả lời. GV? Ngoài cách tính trên còn có cachs tính nào nữa. -HS tự đặt tính vào vở nháp. -GV? HS nêu miệng. - GV hướng dẫn cách đặt tính .6 công 3 bằng 9 , viết 9 .2cộng 5 bằng 7, viết 7 .3 cộng 2 bằng 5, viết 5 - HS nhắc lại cách tính theo cột dọc. C.Thực hành: (15’) Bài 1: - Dành cho HS năng khiếu: (cột 4,5). - HS nêu yêu cầu: Tính - HS làm bảng con, 1HS lên bảng làm và nêu cách làm. - GV cùng HS nhận xét. Bài 2: - Dành cho HS năng khiếu: (b). - HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính a. 832 + 152 257 + 321 - HS nêu cách đặt và tính - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm - HS cùng GV nhận xét Bài 3: Tính (theo mẫu) HĐ nhóm đôi a.200 + 100 = 300 b.800 + 200 =1000 500 + 200 = 400 + 600 = 300 + 200 = 500 + 100 = 500 + 500 = - HS nhận xét lần nhau. - GV nhận xét . D.Vận dụng: 3’ - HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số. - Bài toán: Nối hai số có tổng bằng 1000. 200 300 500 900 400 700 800 500 100 600 -HS lên bảng nối. -GV nhận xét. - GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại. ------------------------------------------------------------------ Thể dục: CÔ VÂN DẠY ------------------------------------------------------------------ Tập làm văn NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI I.Mục tiêu: - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); Viết được câu hỏi cho câu trả lời d ở BT 1( BT2). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Biết yêu thương, quan tâm với mọi người xung quanh. II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ. - Bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi ở bài tập 1. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) -*GV kết hợp với CT.HĐTQ tổ chức trò chơi : Hái hoa dân chủ -TBHT điều hành chơi - Nội dung chơi: + Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? + Cây hoa xin Trời điều gì? + Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm? - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - GV giới thiệu B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập1: (miệng) - GV treo bảng phụ - 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi - GV kể chuyện: 2lần Nội dung câu chuyện Qua suối Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phaỉ qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, thì phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại , đợi anh chiến sĩ đi tới Bác ân cần hỏi : - Chú ngã có đau không? Anh chiến sĩ vội đáp : Thưa Bác , không saođâu ạ! Bác bảo thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã -Thưa Bác hòn đá bị kênh ạ Bác nói ta nên kê lại để người khác khỏi bị ngã. Anh chiến sĩ quay lại hòn đá cho chắc chắn . Xong đâu đấy hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường - HS quan sát tranh ở SGK - HS (HĐ nhóm 4) trả lời các câu hỏi. a.Bác Hồ và các chiến sĩ đi đâu? (Bác và các chiến sĩ đi công tác). b.Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? (Khi qua con suối anh chiến sĩ bị ngã). c.Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì? (Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá...) d.Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ? (Bác rất quan tâm tới mọi người....) - 2HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Bài tập 2: (Viết) - HS đọc yêu cầu: Viết câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập1 - GV: Các em chỉ viết câu trả lời không yêu cầu viết câu hỏi vào - Lớp viết vào vở. - GV kiểm tra vở viết của HS, nhận xét. D. Vận dụng: 3’ - Qua câu chuyện vè Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình? - Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác. * GDQP.AN: Kể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến - GV nhận xét giờ học ------------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - HS biết đánh giá những ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần. - Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần tới. Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn khi đứng trước tập thể lớp . - Kế hoạch trong tuần tới. II.Hoạt động dạy-học: 1.Đánh giá hoạt động tuần 24: - GV cho HS sinh hoạt tổ. - Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận. - Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dõi các thành viên. - Tổ khác nhận xét. - GV nhận xét chung: + Nề nếp; +Học tập: +Vệ sinh: 2.Kế hoạch tuần tới: - Duy trì nề nếp. - Tiếp tục học tập tốt dành nhiều giờ học tốt chào mừng ngày 30. 4 - Tiếp tục ôn tập và nâng cao chất lượng đại trà. - Tiếp tục rèn đọc và viết cho em: Duy, Anh - Tiếp tục rèn chữ viết cho em Hiếu - Thường xuyên nhắc nhở HS có ý thức giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. - Chăm sóc bồn hoa của lớp. - Chấp hành tốt an toàn giao thông. 3.Làm vệ sinh lớp học: - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. - Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện. - GV theo dõi - GV nhận xét chung. ---------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU: TUẦN 30 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2021 Tự nhiên và xã hội NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT I.Mục tiêu: - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. - Dành cho HS NK: - HS nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối ( thường đứng yên tại chổ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật ( di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh.). * Lồng ghép biển đảo: Học sinh biết một số loài sinh vật biển: Cá mập, cá ngừ, tôm , sò..một số nguồn tài nguyên biển. * KNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật. 1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. 2.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
File đính kèm:
giao_an_khoi_2_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc