Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 30

1. Ổn định

 2.KTBC

-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

 +Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?

 +Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không ?

+Nêu mục bạn biết

-Nhận xét, cho điểm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp nhận xét.
-HS nhận PHT.
-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả .
-HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS trả lời.
-HS theo dõi .
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
-3 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
 -Biết được mỗi loài thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 -Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
 2.KTBC
-Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
 +Hãy nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau ?
 +Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau ?
 +Hãy nói về nhu cầu nước của thực vật.
-Nhận xét, cho điểm.
 3.Bài mới
 a) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
 Ø Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật
+Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sóng và phát triển cuả cây ?
 +Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không ? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ?
 +Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây ?
-GV giảng : Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :
 +Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào ? Hãy giải thích tại sao ?
 +Quan sát kĩ cây a và b , em có nhận xét gì?
-GV đi giúp đỡ các nhóm đảm bảo HS nào cũng được tham gia trình bày trong nhóm.
-Gọi đại diện HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 cây, các nhóm khác theo dõi để bổ sung.
-GV giảng bài : Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. Ni-tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.
Ø Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. 
+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ?
 +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn ?
 +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ?
 +Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?
 +Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ?
 +Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ?
-GV kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 
Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.
 4.Củng cố
+Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ?
5.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-3 HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời :
 +Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
 +Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
 +Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, …
-Lắng nghe.
-Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn.
-Câu trả lời đúng là :
 +Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.
+Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni-tơ.
 +Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.
 +Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôt pho.
 +Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.
 +Cây c phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni-tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc 
-Hs trả lời:
+Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, … cần nhiều ni-tơ hơn.
 +Cây lúa, ngô, cà chua, … cần nhiều phôt pho.
 +Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, … cần được cung cấp nhiều kali hơn.
 +Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 +Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.
 +Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
-Lắng nghe.
+Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
 -Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.
 -Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí trong thực vật.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh hoạ trang 120, 121 SGK.
 -GV mang đến lớp cây số 2 ở bài 57.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
 2.KTBC
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?
 +Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không ?
+Nêu mục bạn biết
-Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới
 a) Giới thiệu bài:
 Ø Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật
+Không khí gồm những thành phần nào ?
 +Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?
-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. 
3.1 Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào ?
3.2 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
3.3 Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
3.4 Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ?
3.5 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ?
3.6 Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
3.7 Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ?
-Gọi HS trình bày.
-Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học.
+Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ?
 +Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?
-GV giảng: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không sống được. Khí ô-xi là nguyên liệu chính được sử dụng trong hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật.
 Ø Hoạt động 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt
+Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc “ăn” để duy trì sự sống ?
+Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô-xi của thực vật như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.
4.Củng cố
+ Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ ?
+ Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ ?
+ Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép ? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này ?
5.Dặn dò
-Về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
- 3 HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc.
+Khí ô-xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật.
-Câu trả lời đúng là:
+ Khi có ánh sáng Mặt Trời.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
+ Diễn ra suốt ngày và đêm.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Thực vật hút khí ô-xi, thải ra khí các –bô-níc và hơi nước.
+ Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.
-4 HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.
-Lắng nghe.
+Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
+Khí ô-xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các-bô-nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô-xi hoặc các-bô-níc thực vật sẽ chết.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
+Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi.
+Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.
+Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô-xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp. Lượng khí ô-xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ.
 +Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô-xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.
 +Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh.
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI. 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được tên 4 đại dương trên thế giới.
- Chỉ và mô tả được vị trí từng đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
	- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
- Yêu thích học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Các hình của bài trong SGK.
	 - Bản đồ thế giới.
	+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Châu đại dương và châu Nam cực.
Đánh gía, nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Các Đại dương trên thế giới”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Trên Trái Đất có mầy đại dương? Chúng ở đâu?
Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, thực hành, trực quan.
Số thứ tự
Đại dương
Giáp với châu lục
Giáp với đại dương
1
Thái Bình Dương
 . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
2
Ấn Độ Dương
 . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
3
Đại Tây Dương
 . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4
Bắc Băng Dương
 . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
v	Hoạt động 2: Mỗi đại dương có đặc điểm gì?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
 Giáo viên yêu cầu một số học sinh chỉ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới vị trí và mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, độâ sâu.
* Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng chính là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập cuối năm”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời câu hỏi trong SGK.
Hoạt động cá nhân.
Làm việc theo cặp
 Học sinh quan sát hình 1, hình 2, hình 3 trong SGK, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy.
1 số học sinh lên bảng trình bày kết qủa làm việc trước lớp đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
Làm việc theo nhóm.
Học sinh trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
+ Đại dương nào có nhiệt độ trung bình nước biển thấp nhất? Giải thích tại sao nước biển ở đó lại lạnh như vậy?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp.
Học sinh khác bổ sung.
Hoạt động lớp.
Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm : 
 lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HÒA BÌNH
I. Mục tiêu:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,….
- GDMT: Vai trò của Nhà máy Thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường.
- GD tiết kiệm năng lượng điện.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam, SGK. 
 HS: SGK, đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- Gọi 2 HS + câu hỏi + NXPĐ
+ Quốc hội khĩa VI đã cĩ những quyết định trọng đại gì?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI.
- Giáo viên nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: ( 30’)
- Giới thiệu bài: 
 Trong bài học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Hịa Bình, một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hoạt động 1: Cá nhân
Mục tiêu:
- Biết thời gian và địa điểm để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
Cách tiến hành:
Cho HS đọc thơng tin SGk/ 60 trả lời câu hỏi sau:
 + Hỏi: Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam sau khi đất nước thống nhất là gì?
 GV: Điện giữ vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. Chính vì thế ngay sau khi hồn thành thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng Nhà máy thủy điện Hịa Bình. Trước ngày chính thức khởi cơng xây dựng Nhà máy , tồn Đảng, tồn dân đã tập trung sức người sức của để xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy mĩc và khu nhà ở, bệnh viện, trường học, … cho 35 000 cơng nhân và gia đình họ.
GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và tìm hiểu các vấn đề sau:
+ GV hỏi : Nhà máy Thủy điện Hịa Bình được chính thức khởi công xây dựng vào thời gian nào? Nhà máy được xây dựng ở địa điểm nào? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ?Trong thời gian bao lâu?Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
Giáo viên chốt ý: 
 Nhà máy Thủy điện Hịa Bình khởi cơng xây dựng ngày 6- 11- 1979 tại tỉnh Hịa Bình và sau 15 năm lao động vất vả của nhà máy được hồn thành . Chính phủ Liên Xơ là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy này.
Hoạt động 2: Nhĩm đơi
Mục tiêu:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào thơng tin SGK và tả lại khơng khí lao động trên cơng trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hịa Bình.
- GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp:
+ Hãy cho biết suốt ngày đêm có bao nhiêu người và xe cơ giới làm việc trên công trường? 
+ Thái độ làm việc của các công nhân như thế nào? 
+ Điều kiện làm việc của họ ra sao? 
+ Những chiến sĩ trên công trường đó đa õcống hiến và hi sinh như thế nào? 
+ Em có suy nghĩ gì về những số liệu nói trên?
GVNX- chốt lại.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi: Em cĩ nhận xét gì về hình 1?
Giáo viên nhận xét chốt ý:
Hoạt động 3: Cá nhân
Mục tiêu:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,….
 - Những đóng góp của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, trình bày các ý sau:
+ Việc làm hồ, dắp đập, ngăn nước sơng Đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hịa Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta?( Gợi ý: Khi nước sơng Đà được lũ lụt lớn cho nhân dân ta khơng?)
+ Điện của Nhà máy thủy điện Hịa Bình đã đĩng gĩp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
Gv giảng thêm: Nhờ cơng trình dập ngăn nước sơng Đà, mực nước sơng Hồng tại Hà Nội sẽ giảm xuống 1,5 m vào mùa mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe dọa vỡ đê. Bên cạnh đĩ vào mùa hạn hán, hồ Hịa Bình lại cĩ thể cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh ở phía Bắc. Với chiều dài 210 km, sâu 100m, hồ Hịa Bình cịn là con đường thủy mà tàu bè hàng nghìn tấn cĩ Hịa Bình chiếm 1/5 sản lượng điện của tồn quốc.
- Rút ra ghi nhớ.
- GDMT: Vai trò của Nhà máy Thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường.
3: Củng cố – dặn dò: ( 3’)
 - Gọi học sinh nêu lại bài học. 
+ Nêu một số Nhà máy thuỷ điện lớn đang xây dựng trên đất nước.
* Giáo dục HS tiết kiệm năng lượng điện.
- GV: Nhà máy Thủy điện Hịa Bình là cơng trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cơng trường xây dựng Nhà máy đã ghi dấu sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hơn 3 vạn kĩ sư, cơng nhân hai nước Việt Nam, Liên Xơ, 168 người, trong đĩ cĩ 11 cơng nhân Liên Xơ đã dũng cảm hi sinh cho dịng điện của nhà máy điện hơm nay, đến thăm Nhà máy Thủy điện Hịa Bình ta thấy bia tưởng niệm các người đã hy sinh vẫn cịn.
- Chuẩn bị bài 29/63 SGK
- Nhận xét tiết học.
2 em trả lời - Học sinh nhận xét.
Lắ

File đính kèm:

  • docTUAN 30.doc