Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 16

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Tự làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.

 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác.

 -Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.

 -GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.

 -Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to nếu có điều kiện).

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giặc.
-HS kể .
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không có màu, khống có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
 -Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống.
 -Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
 -GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?
 2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Xung quanh ta luôn có gì ? Bạn nào đã phát hiện (nhìn, sờ, ngửi) thấy không khí bao giờ chưa ?
 -GV giới thiệu: Không khí có ở xung quanh chúng ta mà ta lại không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó.
 * Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
 t Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì ?
 -Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
 +Em nhìn thấy gì ? Vì sao ?
 +Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì ?
 -GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì ?
 +Đó có phải là mùi của không khí không ?
 -GV giải thích: Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải …
 -Vậy không khí có tính chất gì ?
 -GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. 
 t Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định.
t Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút.
 -GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.
 -Hỏi:
 1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?
 2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
 3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?
 * Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
 -Hỏi: Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định.
 * Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
 t Mục tiêu: 
 -Biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
 -Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV có thể dùng hình minh hoạ 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm.
 +Dùng ngón tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì ?
 +Khi cô dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn có chứa đầy không khí không ?
 -Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
 +Khi cô thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ?
 -Lúc này không khí đã giãn ra ở vị trí ban đầu.
 -Hỏi: Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?
 -GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng.
 -GV tổ chức hoạt động nhóm.
 -Phát cho mỗi nhóm nhỏ một chiếc bơm tiêm hoặc chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm quan sát và thực hành bơm một quả bóng.
 -Các nhóm thực hành làm và trả lời:
 +Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ?
 -Kết luận: Không khí có tính chất gì ?
 -Không khí ở xung quanh ta, Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ?
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
-2 HS trả lời,
-Xung quanh chúng ta luôn có không khí.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
-HS dùng các giác quan để phát hiện ra tình chất của không khí.
+Mắt em không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu, không có mùi, không có vị.
+Em ngửi thấy mùi thơm.
+Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
-HS lắng nghe.
-Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
-HS hoạt động.
-HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ.
-Trả lời:
1) Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên.
2) Các quả bóng đều có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau, …
3) Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS cả lớp.
-HS quan sát, lắng nghe và trả lời:
+Trong chiếc bơm tiêm này chứa đầy không khí.
+Trong vỏ bơm vẫn còn chứa không khí.
+Thân bơm trở về vị trí ban đầu, không khí cũng trở về dạng ban đầu khi chưa ấn thân bơm vào.
-Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-HS cả lớp.
-HS nhận đồ dùng học tập và làm theo hướng dẫn của GV.
-HS giải thích:
+Nhấc thân bơm lên để không khí tràn vào đầy thân bơm rồi ấn thân bơm xuống để không khí nén lại dồn vào ống dẫn rồi lại nở ra khi vào đến quả bóng làm cho quả bóng căng phồng lên.
-Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Chúng ta nên thu dọn rác, tránh để bẩn, thối, bốc mùi vào không khí.
-HS trả lời.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác.
 -Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 -GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.
 -Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to nếu có điều kiện).
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
 2) Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
 3) Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng đã được giao từ tiết trước.
 -GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được các thành phần có trong không khí.
 * Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.
 t Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
 -Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
 -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
 -GV hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
 2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
 3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
 -Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào ?
 -GV giảng bài và kết luận ( chỉ vào hình minh hoạ 2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.
 * Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. 
 t Mục tiêu: Làm thí nghiệm để biết khí các-bô-níc có trong hơi thở.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.
 -Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.
 -Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
 -Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ?
 -Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
 -Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
 * Kết luận: Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật. 
 * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
 Mục tiêu:
 Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS thảo luận.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
 -GV giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều được tham gia.
 -Gọi các nhóm trình bày.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.
 * Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
 -Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.
 -Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
-1 HS đọc.Cả lớp suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận.
-HS lắng nghe và quan sát.
1) Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2) Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3) Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
-Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
-HS đọc.
-HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.
-Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời.
+Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
+Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
-HS trả lời:
+Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa.
+Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
-Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
	lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
BÀI : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU : 
Giúp HS ôn tập và củng cố , hệ thống hóa các kiến thức , kĩ năng địa lí : 
Dân cư và các ngành kinh tế Việt Nam .
Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ Hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố .
Các thẻ ghi tên các thánh phố: Hà Nội, Hải Phòng , thành phố HCM , Huế, Đà Nẵng 
Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Thương mại gồm các hoạt động nào ? Thương mại có vai trò gì ?
Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu ? 
Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta ? 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : Bài tập tổng hợp ở SGV.
-GV chia HS thành các nhóm , yêu cầu các em thảo luận để hòan thành phiếu học tập . 
-HS làm việc theo nhóm , mỗi nhóm 4-6 HS cùng thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8-15 để hoàn thành phiếu . 
*Hoạt động 2 : Trò chơi những ô chữ kì diệu .
-Chuẩn bị : 2 bản đồ Hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh ) 
	 -Các thẻ từ ghi tên các tỉnh và đáp án của trò chơi .
+Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS , 1 lá cờ .
+GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ .
+Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình .
+Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi .
+Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ …
Các câu hỏi : 
1) Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta .
2) Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta .
3) Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta .
4) Tỉnh này có khu di tích Ngũ Hành Sơn .
+Tổng kết trò chơi . 
3/Củng cố : Sau những bài học, em thấy đất nước ta như thế nào ? Nhận xét giờ học . 
4/Dặn dò :Về ôn lại các kiến thức , kĩ năng địa lí đã học và chuẩn bị bài Châu Á .
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
BÀI : HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM
SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I.MỤC TIÊU : 
Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương .
Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các hình minh họa trong SGK . 	-Phiếu học tập cho HS .
HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng trả lời. Nhận xét cho điểm . 
HS 1 : Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ?
HS 2 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 .
HS 3 : Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Chúng ta cùng tìm hiểu về hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới . 
*Hoạt động 1 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951) 
-Yêu cầu quan sát hình 1 : Hình chụp cảnh gì ? 
-GV nêu tầm quan trọng của Đại hội .
-Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã đề ra : để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ? 
-Cho HS nêu ý kiến trước lớp .
*Hoạt động 2 : Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới .
-Yêu cầu thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau : 
+Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới, trên các mặt : kinh tế, văn hóa – giáo dục thể hiện như thế nào? 
+Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy ? 
+Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
-GV nhận xét HS, sau đó yêu cầu quan sát hình 2,3 và nêu nội dung . 
-GV hỏi : Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân nói lên điều gì ? 
-GV giới thiệu thêm .
*Hoạt động 3 : Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua lần thứ nhất .
-Cho cả lớp trả lời .
+Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tổ chức khi nào ? 
+Đại hội nhằm mục đích gì ? 
+Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn .
+Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên .
-GV nhận xét , tuyên dương .
3/Củng cố : Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc và tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 
HS trả lời
HS lắng nghe
-HS : Hình chụp cảnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2-1951 ) 
-Đọc SGK dùng bút chì gạch dưới chân dưới nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đề ra . 
-Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn .
+Phát triển tinh thần yêu nước .
+Đẩy mạnh thi đua .
+Chia ruộng đất cho nông dân .
-1 HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung . 
-Mỗi nhóm 4-6 HS cùng thảo luận .
*Đẩy mạnh sản xuất lương thực , thực phẩm 
*Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến 
*Xây dựng được xưởng nghiên cứu và chế tạo vũ khí .
+Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn , phát động phong trào thi đua yêu nước .
+Vì nhân dân ta 

File đính kèm:

  • doctuan 16.doc