Giáo án Khoa học - Tiết học 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói
HS quan sát hình trong SGK.
- Dựa và thực tế phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều loại gạch ngói. Gạch ,ngói dùng trong xây dựng: xây tường, lợp nhà,
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk.
TUÂN 14 Tiết 27: GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI. I.MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói,kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. * GDMT: Có ý thức hạn chế những tác động xấu do sản xuất đồ gốm, gạch, ngói gây ra cho môi trường. II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: PCTHĐTQ tổ chức ôn bài: - Nêu tính chất của đá vôi? - Làm thế nào để phân biệt đá vôi với đá cuội? - PCTHĐTQ nhận xét. * GV giới thiệu bài – ghi đề bài lên bảng. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Tìm hiểu về một số tính chất của gạch, ngói. Việc 1: Các nhóm làm TN như hướng dẫn trong sgk. Việc 2: Thư kí ghi lại kết quả. - Trình bày kết quả trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Gạch, ngói thường xốp có những lỗ nhỏ lý ti chứa không khí , dễ vỡ. * Tìm hiểu về một số loại đồ gốm, phân biệt gạch ngói với đồ sành sứ. Việc 1: Các nhóm làm thảo luận. Việc 2: Thư kí ghi lại kết quả. - Trình bày kết quả trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều làm từ đất sét.Gạch, ngói được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Đồ sành, sứ làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, được tráng men. Đồ sứ được làm từ đất sét trắng, cách làm tinh xảo. GDMT:Khói bụi từ những nơi làm đồ gốm, gạch ngói có thể làm ô nhiễm môi trường nên cần phải trồng nhiều cây xanh và có cách xử lý chất thải hợp lý để giảm tác động xâu đến MT. * Tìm hiểu về công dụng của gạch ngói. - HS quan sát hình trong SGK. - Dựa và thực tế phát biểu. - GV nhận xét, kết luận: Có nhiều loại gạch ngói. Gạch ,ngói dùng trong xây dựng: xây tường, lợp nhà, B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk. - Nhận xét tiết học. Tiết 28: XI MĂNG I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của xi mănG - Quan sát nhận biết xi măng, nêu được một số cách bảo quản xi măng. * GDMT:Có biện pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường do khai thác và sản xuất xi măng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: PCTHĐTQ tổ chức ôn bài: - Nêu các tính chất và công dụng của gạch ngói? - PCTHĐTQ nhận xét. * GV giới thiệu bài – ghi đề bài lên bảng. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Tìm hiểu về các vật liệu làm xi măng và tính chất,công dụng của xi măng. Việc 1: HS quan sát, đọc thông tin. Việc 2 : HS làm thí nghiệm. Việc 3: Thư kí tổng hợp kết quả. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thống nhất ý kiến. - GV nhận xét, kết luận: + Xi măng có màu xám xanh hoặc nau đất, trắng,..Xi măng không bị tan khi trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, khi khô kết thành tảng cứng như đá. +Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng,bê tông, cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng . GDMT: Các nhà máy sản xuất xi măng thường xả khí độc hại làm ô nhiễm môi trường vì vậy cần hạn chế những độc hại đó bằng cách trồng nhiều cây xanh,đặt các nhà máy xa khu dân cư,.. *Tìm hiểu một số nhà máy sản xuất xi măng ở nước ta, cách bảo quản xi măng Việc 1: HS suy nghĩ Việc 2: Ghi vào nháp. - Một số HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: +Một số nhà máy sản xuất xi măng: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,... +Bảo quản xi măng ở nơi thoáng mát, khô ráo, B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk. - Nhận xét tiết học. Tổ trưởng Kiểm tra Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2015 Nguyễn Thị Hồng Thắm BGH Kí duyệt Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2015 Phan Văn Tính
File đính kèm:
- KHOA_HOC_VNEN_14.doc