Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 19

I . MỤC TIÊU :

1 . Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là biến đổi hóa học qua các thí nghiệm cụ thể .

2 . Kỹ năng :

- Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hóa học ( trường hợp đơn giản )

- Phân biệt được sự biến dổi hóa học và sụ biến đổi lí học .

- Tham gia trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học .

3 . Thái độ : Giáo dục hS hàm thích tìm hiểu khoa học .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, NL (Khai thác nội dung gin tiếp)

II . CHUẨN BỊ :

· GV : Giấy , nến , ống nghiệm , đường cát , dấm , tăm , chén nhỏ .

· HS : Phiếu HT theo nhóm , SGK .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
TIẾT 37 : DUNG DỊCH
(Mức độ tích hợp: bộ phận và liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Giúp HS biết phát biểu định nghĩa về dung dịch. 
- Kể tên một số dung dịch.
- Nêu cách tách các chất trong dung dịch.
2. Kĩ năng: Biết tạo ra một một dung dịch.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình vẽ trong SGK trang 76, 77 . Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li 
thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.	
HSø: SGK , VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP 
1. Khởi động: (1 ‘)
2. Bài cũ: Hỗn hợp.(5’)
Hỗn hợp là gì ? Ví dụ 
- Nêu cách tạo ra một hỗn hợp muối vừng ? 
- Hỗn hợp có tính chất gì ? 
- GV nhận xét .
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”.
Mục tiêu : HS biết tạo ra một dung dịch 
Yc HS làm việc theo nhóm với nội dung 
Tạo ra một dung dịch nước 
đường ( muối ) .
Thảo luận các câu hỏi : 
Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
Dung dịch là gì?
Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết.
à Kết luận: Để tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng chất kia hoà tan trong chất lỏng.
Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
v Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : HS biết thực hành tạo một dung dịch .
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Hiện tượng gì xảy ra? 
- Vì sao có những giọt nước này đọng trên mặt đĩa? 
- Theo em vị của những giọt nước này thế nào? 
Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì?
à Kết luận: Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
+ Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
4. Củng cố. (5 ‘)
Dung dịch là gì ? 
Để tạo một dung dịch cần những điều kiện nào ? 
5. Tổng kết - dặn dò: (1 ‘)
Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học.
Nhận xét tiết học .
Hát 
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp . Ví dụ : hỗn hợp muối tiêu .
+ Trộn muối và vừng ta có hỗn hợp muối vừng, trong hỗn hợp mỗi chất đều giữ nguyên tính chất của chúng .
+ Các chất trong hỗn hợp không hòa tan với nhau .
Hoạt động nhóm – lớp 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
 Tạo ra một dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
Thảo luận các câu hỏi:
+ Cần ít nhất từ 2 chất trở lên . Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó .
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng đó .
+ Dung dịch nước và xà phòng , dung dịch dấm và muối , dung dịch nước mắm và đường ,.
- 2 HS nêu lại .
Hoạt động nhóm – lớp 
Nhóm trưởng điều khiển thực hành ở trang 77 SGK.
Dự đoán kết quả thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Trên mặt đĩa có những giọt nước đọng .
+ Nước nóng bốc hơi , gặp không khí lạnh ngưng tụ lại .
HS phát biểu tự do .
+ Chưng cất.
+ Tạo ra nước cất.
- 3 HS nêu lại .
- Hs trả lời
KNS
Thảo luận
Thực hành
KNS
MT
Thực hành
Rút kinh nghiệm : 
ANH VĂN (2T)
THỂ DỤC
GV Bộ mơn.
MỸ THUẬT
GV Bộ mơn
------------------------------------------------------
Khoa học
TIẾT 38 : SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC 
(Mức độ tích hợp:bộ phận và liên hệ)
I . MỤC TIÊU : 
1 . Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là biến đổi hóa học qua các thí nghiệm cụ thể .
2 . Kỹ năng : 
- Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hóa học ( trường hợp đơn giản ) 
- Phân biệt được sự biến dổi hóa học và sụ biến đổi lí học .
- Tham gia trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học .
3 . Thái độ : Giáo dục hS hàm thích tìm hiểu khoa học .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, NL (Khai thác nội dung gián tiếp)
II . CHUẨN BỊ : 
GV : Giấy , nến , ống nghiệm , đường cát , dấm , tăm , chén nhỏ .
HS : Phiếu HT theo nhóm , SGK .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
PHƯƠNG
PHÁP 
1 . Khởi động : (1’)
2 . Bài cũ : Dung dịch (5 ‘)
Dung dịch là gì ? 
Để tạo một dung dịch cần những điều kiện nào ? 
- GV nhận xét .
3 . Bài mới : (23’)
Hoạt động 1 : Thế nào là sự biến đổi hóa học 
Mục tiêu : Giúp HS hiểu sự biến đổi hóa học là gì ? 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
- GV phát đồ dùng làm thí nghiệm .
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng .
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả .
- Giấy có tính chất gì ? 
- Khi bị cháy , tờ giấy có giữ nguyên tính chất ban đầu không ?
- Hòa tan đường vào nước ta được gì ?
- Đem chưng cất dung địch nước đường ta được gì ? 
- GV giảng giải : dung dịch đường đã bị biến đổii thành một chất khác .gọi là sự biến đổi hóa học .
- Sự biến đổi hóa học là gì ? 
à Kết luận : Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là sự biến đổi hóa học . Các chất trộn lẫn nhau hay biến đổi sang dạng khác , thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó gọi là sự biến đổi lí học .
Hoạt động 2 : Phân biệt sự biến đổi hóa học và lí học .
Mục tiêu : Giúp HS biết phân biệt sự biến đổi hóa học và lí học .
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK / 79 và giải thích .
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm .
- Nội dung tranh vẽ gì ? 
- Đó là sự biến đổi gì ? 
- Giải thích vì sao lại kất luận như vậy 
- GV nhận xét – chốt ý .
4. Củng cố: (5 ‘)
- Em hãy phân biệt thế nào là sự biến đổi hóa học , sự biến đổi lí học ? 
- Giáo dục tư tưởng .
5. Dặn dò : (1 phút)
- Chuẩn bị : Sự biến đổi hóa học ( t.t )
- Nhận xét tiết học. 
- Hát .
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng đó 
+ Cần ít nhất từ 2 chất trở lên . Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó .
Hoạt động nhóm – lớp 
- Nhóm trưởng nhận đồ dùng thí nghiệm và điều khiển các bạn làm thí nghiệm .
- HS tiến hành thí nghiệm 
- Đại diện trình bày kết quả .
+ dai .
+ biến thành than , không còn tính chất ban đầu .
+ dung dịch nước đường .
+ một chất có màu nâu thẫm, vị đắng nếu đun lâu sẽ thành than .
- HS lắng nghe .
+ Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác .
- 2 HS nêu lại .
Hoạt động nhóm – lớp 
- HS lắng nghe .
- HS hoạt động theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày .
- Hình 1 : Cho vôi sống vào nước à sự biến đổi hóa học .
- Hình 2 : Xé giấy thành những mảnh vụn à sự biến đổi lí học .
- Hình 3 : Xi măng trộn cát à sự biến đổi lí học .
- Hình 4 : Xi măng trộn cát và nước à sự biến đổi hóa học .
- Hình 5 : Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ à sự biến đổi hóa học .
- Hình 6 : thủy tinh ở thể lỏng được thổi thành chai , lọ à sự biến đối lí học .
- Lớp nhận xét – bổ sung .
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là sự biến đổi hóa học . Các chất trộn lẫn nhau hay biến đổi sang dạng khác , thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó gọi là sự biến đổi lí học .
KNS
Thí nghiệm
Thuyết trình
Giảng giải
Hỏi đáp
NL
KNS
Trực quan
Thảo luận
HCM
Hỏi đáp
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_19.doc