Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể tên một số loại tơ sợi.

- Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.

2. Kĩ năng: Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

3. Thái độ: Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn quần áo bền đẹp.

* Nội dung tích hợp :KNS, MT (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. CHUẨN BỊ:

· GV : Hình vẽ trong SGK trang 66 . Các loại tơ sợi tự nhiên và nhân tạo hoặc sản phẩm được

dệt ra từ các loại tơ sợi đó, đồ dùng đựng nước, bật lửa .

· HS : SGK. VBT .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Tiết 31: CHẤT DẺO
(Mức độ liên hệ: liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
2. Kĩ năng: 	- HS có thể kể được các đồ dùng trong nhà làm bằng chất dẻo.
3. Thái độ: 	- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS; MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình vẽ trong SGK trang 62, 63 . Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, 
đĩa, áo mưa, ống nhựa, )
HSø: SGK,VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cao su 
Em hãy nêu nguồn gốc cao su, tính chất của cao su ? 
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát.
Mục tiêu : Giúp HS nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu nhóm trường điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
GV nhận xét, chốt ý.
v Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
Mục tiêu : HS nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 65 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi .
- Chất dẻo được làm từ đâu ? 
- Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo? 
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo trong gia đình ?
- GV nhận xét – chốt ý .
v Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu : Củng cố các kiến thức vừa học 
GV cho HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. 
GV nhận xét - tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Tơ sợi.
Nhận xét tiết học.
Hát .
Hs làm BT trắc nghiệm về nội dung đã học
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm – lớp 
HS thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hình 1:	Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
Hình 2:	Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
Hình 3:	Aùo mưa mỏng mềm, không thấm nước .
Hình 4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước .
Hoạt động lớp 
2 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm 4 " nhóm 6 
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ
+ Cách nhiệt , cách điện , nhẹ , rất bền khó vỡ , có tính dẻo ở nhiệt độ cao .
+ Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát , đĩa , xô , chậu , bàn , ghế ,.dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh . Nhìn chung chúng rất bền và không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm
- HS thi viết tiếp sức.
 Ví dụ : Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, áo, quần, bí tất, dép, keo dán, phủ ngoài bìa sách, dây dù, vải dù, đĩa hát, 
Lớp nhận xét.
Kiểm tra
KNS
Thảo luận
Thuyết trình
KT”các mảnh ghép”
Hỏi đáp
MT
HCM
Trò chơi
Rút kinh nghiệm : 
Khoa học
Tiết 32: TƠ SỢI
(Mức độ liên hệ: liên hệ)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	Kể tên một số loại tơ sợi.
- Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
2. Kĩ năng: 	Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
3. Thái độ: 	Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn quần áo bền đẹp.
* Nội dung tích hợp :KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Hình vẽ trong SGK trang 66 . Các loại tơ sợi tự nhiên và nhân tạo hoặc sản phẩm được 
dệt ra từ các loại tơ sợi đó, đồ dùng đựng nước, bật lửa .
HS : SGK. VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chất dẻo.
- Chất dẻo được làm từ đâu ? 
- Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo? 
- GV nhận xét - cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Mục tiêu : HS kể được tên một số loại tơ sợi.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV cho HS quan sát, trả lời câu hỏi SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nêu nội dung các hình ? 
- Nêu nguồn gốc các loại tơ , sợi .
à GV tổng kết – chốt ý : Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Có thể chia chúng thành hai nhóm: Tơ sợi tự nhiên (có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật) và tơ sợi nhân tạo ( có nguồn gốc từ chất dẻo )
v Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : HS thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV chốt: 
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro .
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại 
v Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
 Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV phát cho HS một phiếu học tập yêu cầu HS đọc kĩ mục Bạn cần biết trang 67 SGK.	
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đặc điểm của sản phẩm dệt ?
GV nhận xét – chốt ý đúng .
v Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Ôn lại kiến thức vừa học
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. GV nhận xét . 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập kiểm tra HKI 
Nhận xét tiết học.
Hát 
- Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ
- Cách nhiệt , cách điện , nhẹ , rất bền khó vỡ , có tính dẻo ở nhiệt độ cao .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm – lớp 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
- Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
+ Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
+ Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
+ Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học.
Lớp nhận xét . 
Hoạt động lớp 
- Nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp
- HS nhận phiếu.
+ Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
+ Bền, thấm nước, thường được dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, lều bạt,
+ Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
+ Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cả lớp
- HS đọc phần ghi nhớ / 67 .
Kiểm tra
KNS
Quan sát
Thảo luận
Truyền đạt
KNS
Thực hành
KNS
Thực hành
Trình bày
MT
Củng cốá
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2015_2016.doc