Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.

 - GV chia nhóm ngẫu nhiên. VD:

 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ lá?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 1.

 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ rễ hoặc từ củ?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 2.

 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ ngọn hoặc thân?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 3.

 - HS về nhóm, GV nhắc HS tự cử nhóm trưởng và thư kí.

 - Nhóm trưởng lên lấy bảng nhóm về để thảo luận nhóm bằng cách viết hoặc vẽ xem theo nhóm mình thì cây con có thể mọc lên từ vị trí nào của thân, củ,

 - Đại diện nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình.

 - GV nhận xét các phương án của HS và đưa ra đồng ý hay không đồng ý cho HS tiến hành phương án nào. Chú ý: nếu không đồng ý thì cần giải thích ngắn gọn để HS hiểu lý do.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học:
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. mục tiêu:
- Kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Rèn cho HS các thao tác làm thí nghiệm, thực hành.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS ươm sẵn một số cây, nhất là những cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- GV chuẩn bị: củ khoai tây, củ gừng, dây khoai lang, lá bỏng, cành rau ngót, ngọn mía, máy chiếu.
III. Hoạt động dạy học:
 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
 - HS quan sát màn hình và gọi tên các loại cây có ở đó.
 ? Trong những cây đó, cây nào mọc lên từ hạt?
 ? Trong các cây còn lại, em đã được ăn cây nào?( Em được ăn mía, ăn rau ngót nhiều nhưng em vẫn thắc mắc những cây này mọc lên từ đâu?)
 - GV chốt và ghi câu hỏi thắc mắc trên lên phần bảng tĩnh( Cây có thể mọc lên từ đâu?)
 - GV nhắc HS ghi câu hỏi nêu vấn đề vào vở thí nghiệm.
 Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu: đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.
 - HS làm việc cá nhân: Hãy suy nghĩ 1’ xem cây có thể mọc lên từ đâu? 
 - Từng HS trình bày ý tưởng trước lớp( GV chú ý những ý tưởng trùng nhau chỉ cần trình bày một lần. Ví dụ:
 Cây có thể mọc lên từ lá.
 Cây có thể mọc lên từ ngọn thân.
 Cây có thể mọc lên từ củ.
 Cây có thể mọc lên từ rễ.
 - GV nhận xét ý tưởng( Ví dụ: Như vậy, theo các em Cây có thể mọc lên từ Ý kiến của các em rất hay) 
 - HS giới thiệu cây hoặc củ, thân cây, mà mình đã chuẩn bị.
 - HS góp những SP đã chuẩn bị để tìm hiểu chung.
 Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.
 - GV chia nhóm ngẫu nhiên. VD:
 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ lá?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 1.
 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ rễ hoặc từ củ?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 2.
 ? Những em nào cho rằng cây có thể mọc lên từ ngọn hoặc thân?( HS giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 3.
 - HS về nhóm, GV nhắc HS tự cử nhóm trưởng và thư kí.
 - Nhóm trưởng lên lấy bảng nhóm về để thảo luận nhóm bằng cách viết hoặc vẽ xem theo nhóm mình thì cây con có thể mọc lên từ vị trí nào của thân, củ,
 - Đại diện nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình.
 - GV nhận xét các phương án của HS và đưa ra đồng ý hay không đồng ý cho HS tiến hành phương án nào. Chú ý: nếu không đồng ý thì cần giải thích ngắn gọn để HS hiểu lý do.
 Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu.
 - GV chốt: Phương án của các nhóm rất hay, để giúp các em có thể chứng minh quan điểm của nhóm mình, cô và các em đã chuẩn bị một số những củ hoặc lá, thân ngọn, 
 - Nhóm trưởng lên lấy những củ hoặc lá, thân ngọn,hợp với quan điểm của nhóm.
 - HS chia sẻ trong nhóm khoảng 3-5 phút: Chỉ cho nhau xem những vị trí trên thân, cành, củ,. mà cây con có thể mọc lên.
 - GV nhắc HS khi làm thực hành cần đảm bảo an toàn và chú ý đến vệ sinh lớp học.
 - HS làm thực hành theo phương án đã được GV đồng ý trong thời gian 5 phút. GV bao quát các nhóm.
 Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
 - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành trước lớp và so sánh kết quả thực hành với dự đoán ban đầu. Nhóm khác có thể nêu ý kiến( nếu có). VD: ? Có phải chỗ nào trên thân cây cũng mọc ra chồi non được không?
 ? Tại sao bạn cho rằng cây có thể mọc lên từ rễ? ( Cây rau hung nhổ hết vẫn lên được nếu còn chút rễ..)
 ? Bạn hãy kể một số cây mọc lên từ rễ?....
 - GV nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của HS.
 - GV chốt và giới thiệu tên bài.
 - HS mở SGK và ghi tên bài vào vở.
 - HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 - HS quan sát một số cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ( GV kết hợp trình chiếu trên màn hình).
 - HS nêu cách trồng rau muống.
 - GV liên hệ việc gieo trồng của gia đình HS.
 - HS xem cách chiết cây.
 ? Sau bài này có em nào thắc mắc gì không?( Củ và rễ có gì khác nhau?)- GV giải thích.
 ? Sau bài này em sẽ nói gì với người thân? ( chiết cây trồng sẽ nhanh cho quả,..)
 - GV liên hệ đến việc trồng cây mùa xuân và nhắc HS mang những cây các em đã ươm được về trồng và chăm sóc cho cây phát triển tốt. 
 - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docBai_54_Cay_con_co_the_moc_len_tu_mot_so_bo_phan_cua_cay_m_e_bang_PP_ban_tay_nan_bot.doc
Giáo án liên quan