Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 36: Hỗn hợp (Phương pháp Bàn tay nặn bột) - Cao Thị Hiền

a.Hoạt động 1: Tạo một hỗn hợp gia vị:

*B1: Tình huống xuất phát:

- GV cho học sinh quan sát một đĩa muối, đĩa mì chính, đĩa hạt tiêu và hỏi :

 Muối, mì chính, tiêu nếu các chất này trộn lẫn vào thì được gọi là gì ? Tính chất của nó như thế nào?

- Các em hãy ghi những hiểu biết , suy nghĩ ban đầu của mình vào phiếu

- GV ghi những ý kiến của học sinh lên bảng.

* B2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh:

- GV hỏi: ý kiến của các nhóm có gì chung?

- GV: vậy em có những thắc mắc gì về một hỗn hợp?

- GV tập hợp câu hỏi mà học sinh đưa ra:

+ Một hỗn hợp phải có ít nhất mấy chất?

+Một hỗn hợp được tạo ra bằng cách nào?

+Các chất có trong hỗn hợp có giữ nguyên được tính chất ban đầu của nó không?

+Khi để lâu , các chất trong hỗn hợp có bị hoà tan vào nhau không?

*B3: Đề xuất phương án giải quyết:

- GV: để giải quyết những thắc mắc về một hỗn hợp các em hãy đề xuất các phương án giải quyết.

- GV định hướng cho học sinh lựa chọn phương án làm thí nghiệm

- GV yêu cầu học sinh đề xuất cách làm thí nghiệm

- GV: Để tiến hành thí nghiệm, các em lấy đồ dùng: muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ để tạo ra một hỗn hợp gia vị.

*B4: Tiến hành thí nghiệm:

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát sản phẩm tạo thành, nếm và ghi kết quả ra phiếu.

- GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm:

+Tại sao gia vị của nhóm em có màu nhạt hơn?

+Tại sao gia vị lại có vị mặn, ngọt lợ, cay?

+Tại sao gia vị của nhóm em có vị nhạt hơn?

+Nếu các chất không được trộn đều thì có được một gia vị không?

+Một hỗn hợp cần có ít nhất mấy chất?

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 5071 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 36: Hỗn hợp (Phương pháp Bàn tay nặn bột) - Cao Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHOA HỌC LỚP 5
BÀI 36: HỖN HỢP
( Phương pháp Bàn tay nặn bột)
 Giáo viên: Cao ThÞ HiÒn
	Đơn vị: Trường Tiểu học §«ng Xu©n
I. MỤC TIÊU:
 + Kiến thức: Học sinh biết được:
- Hai hay nhiều chất với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên được tính chất của nó.
- Có nhiều cách để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó.
+ Kĩ năng: - Học sinh quan sát và tự làm được một số thí nghiệm đơn giản để giải đáp được thắc mắc của mình.
 - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
+ Thái độ: giáo dục lòng ham mê khám phá khoa học, tính chính xác và tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG:
Giáo viên: + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.
 + Một đĩa muối ớt, một đĩa gạo có lẫn sạn, một cốc nước vẩn đục. 
 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
	 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa.
	 + Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
 + Giáo án điện tử ; máy chiếu ; phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
 - Giáo viên nêu tên bài học trước: Sự chuyển thể của chất.
 - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi về nội dung bài và trả lời, sau đó HS nhận xét câu trả lời của bạn:
+ Các chất có thể tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí?
+ Với điều kiện như thế nào thì các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác?
- GV nhận xét
III.Bài mới:
1.giới thiệu bài:
2.Nội dung: 
a.Hoạt động 1: Tạo một hỗn hợp gia vị:
*B1: Tình huống xuất phát:
- GV cho học sinh quan sát một đĩa muối, đĩa mì chính, đĩa hạt tiêu và hỏi : 
 Muối, mì chính, tiêu nếu các chất này trộn lẫn vào thì được gọi là gì ? Tính chất của nó như thế nào?
- Các em hãy ghi những hiểu biết , suy nghĩ ban đầu của mình vào phiếu 
- GV ghi những ý kiến của học sinh lên bảng.
* B2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh:
- GV hỏi: ý kiến của các nhóm có gì chung?
- GV: vậy em có những thắc mắc gì về một hỗn hợp?
- GV tập hợp câu hỏi mà học sinh đưa ra:
+ Một hỗn hợp phải có ít nhất mấy chất?
+Một hỗn hợp được tạo ra bằng cách nào?
+Các chất có trong hỗn hợp có giữ nguyên được tính chất ban đầu của nó không?
+Khi để lâu , các chất trong hỗn hợp có bị hoà tan vào nhau không?
*B3: Đề xuất phương án giải quyết:
- GV: để giải quyết những thắc mắc về một hỗn hợp các em hãy đề xuất các phương án giải quyết.
- GV định hướng cho học sinh lựa chọn phương án làm thí nghiệm
- GV yêu cầu học sinh đề xuất cách làm thí nghiệm
- GV: Để tiến hành thí nghiệm, các em lấy đồ dùng: muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ để tạo ra một hỗn hợp gia vị.
*B4: Tiến hành thí nghiệm:
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát sản phẩm tạo thành, nếm và ghi kết quả ra phiếu.
- GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm: 
+Tại sao gia vị của nhóm em có màu nhạt hơn?
+Tại sao gia vị lại có vị mặn, ngọt lợ, cay?
+Tại sao gia vị của nhóm em có vị nhạt hơn?
+Nếu các chất không được trộn đều thì có được một gia vị không?
+Một hỗn hợp cần có ít nhất mấy chất?
*B5: Kết luận kiến thức:
- GV hỏi: +Vậy làm thế nào để tạo ra được một hỗn hợp?
+Trong hỗn hợp, mỗi chất có giữ nguyên được tính chất của nó không?
 > GV chốt ý kiến chung:
 +Muốn tạo ra một hỗn hợp , ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
+Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- GV hỏi: Vậy không khí có phải là hỗn hợp không?
b.Hoạt động 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
*B1:Tình huống xuất phát
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh (giống hình ảnh minh hoạ trong SGK ) và ba phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp rồi hỏi:
Mỗi hình dưới đây ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
- GV kết luận và nhấn mạnh 3 phương pháp dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó.
- GV đưa ra một số hỗn hợp và đồ dùng:
+Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
+Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa.
+Hỗn hợp gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
- GV hỏi: từ những hỗn hợp này muốn tách cát trắng khỏi nước, dầu ăn khỏi nước và gạo khỏi sạn ta phải làm như thế nào?
- GV ghi ý kiến của học sinh lên bảng:
+Lấy tay nhặt từng hạt sạn ra khỏi gao.
+Dùng giá vo gạo rồi đãi gạn lấy sạn ra.
+Lấy thìa hớt lớp mỡ ở trên ra khỏi nước.
+Đổ hỗn hợp nước và cát trên phễu, nước chảy xuống dưới còn lại cát ở phễu.
+ ..
*B2: Nêu ý kiến ban đầu:
- GV ghi bảng ý kiến thắc mắc của học sinh:
+ Tại sao có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
+Khi tách riêng từng chất, tính chất của các chất có bị thay đổi không?
+Nhóm bạn đã tách các chất trong hỗn hợp như thế nào?
+Có bao nhiêu cách có thể sử dụng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
*B3:Đề xuất phương án giải quyết:
- GV hướng dẫn học sinh chọn phương án hiệu quả nhất.
- GV hỏi: Để tiến hành thí nghiệm cần có những dụng cụ nào?
- GV hướng dẫn các nhóm cách làm thí nghiệm của nhóm mình và lưu ý học sinh cẩn thận khi làm
*B4:Tiến hành thí nghiệm:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm của từng nhóm
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm thí nghiệm của từng nhóm.
*B5: Kết luận kiến thức:
- GV hỏi: 
+ Có bao nhiêu cách có thể sử dụng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
+ Từng chất khi tách khỏi hỗn hợp của nó có bị thay đổi không? 
> GV chốt ý kiến chung:
- Có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách: sàng, sảy ; làm lắng ; lọc.
- Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Thế nào là hỗn hợp?
- GV dặn dò học sinh về nhà
- HS trả lời:
+ Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. 
+ Chất rắn có hình dạng nhất định ; chất lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó ; chất khí không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó.
+ Khi nhiệt độ thay đổi thì một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - GV giới thiệu và ghi đầu bài
 - HS quan sát theo nhóm
- H thảo luận nhóm rồi trình bày ý kiến
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các nhóm từ đó học sinh đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức.
- HS đưa ra câu hỏi thắc mắc:
- HS thảo luận đề xuất các phương án:
+Quan sát một số hỗn hợp trong thực tế.
+Quan sát tranh.
+Đọc tài liệu.
+Xem trên truyền hình.
+Làm thí nghiệm.
+ 
- HS nêu: Muốn tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu
( bột ngọt)
- HS nêu nhận xét đặc điểm của từng chất: muối, mì chính, hạt tiêu
- HS tiến hành thí nghiệm tạo ra một hỗn hợp theo ý kiến thảo luận của nhóm
- HS quan sát kết quả thí nghiệm của nhóm mình và nhóm bạn , nếm hỗn hợp gia vị rồi so sánh và đặt câu hỏi thắc mắc:
- Vì pha ít bột tiêu hơn 
- Vì .
- Vì pha lượng muối tinh ít hơn.
-  không thành hỗn hợp.
- Cần ít nhất hai chất.
- HS trả lời
- HS nêu : không khí là một hỗn hợp vì trong không khí có bụi, khói và một số chất khác.
- HS kể tên một số hỗn hợp mình biết:
+Gạo và cám.
+Gạo và sạn.
+Xi măng và cát.
- HS quan sát trên máy chiếu.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát theo nhóm.
- HS thảo luận và trình bày ý kiến .
- HS so sánh sự khác nhau giữa những ý kiến của từng nhóm.
- HS đưa ra câu hỏi thắc mắc
- HS thảo luận đề xuất các phương án :
+Quan sát tranh
+Xem trên báo, đài, truyền hình
+Làm thí nghiệm , 
- HS đại diện nhóm chọn hỗn hợp và đồ dùng cho nhóm mình.
- HS đại diện nêu 
 - HS đại diện từng nhóm nêu
 HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách làm thí nghiệm
- HS tiến hành thí nghiệm trong nhóm, thảo luận và ghi cách làm ra phiếu nhóm.
+N1: Tách nước ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng
+N2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn.
+N3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo và sạn.
- HS trình bày thí nghiệm trước lớp.
- HS trả lời
- HS kể thêm một số hỗn hợp có thể sử dụng một trong các phương pháp tách ở trên : lọc nước, sản xuất nước cất phục vụ cho y tế, 
- HS trả lời
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
Bài soạn môn Khoa học lớp 5
Bài : Cao su
(Phương pháp bàn tay nặn bột)
Giáo viên: Cao Thị Hiền
Đơn vị:Trường Tiểu học Đông Xuân
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
+ Kĩ năng: Học sinh biết làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. 
+ Thái độ: - Học sinh có ý thức giữ gìn các đồ dùng làm bằng cao su.
 - Giáo dục lòng ham mê hiểu biết khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: - Quả bóng cao su, đoạn dây cao su, nước sôi, nước lạnh, một ít xăng, ly, cốc, nến, bật lửa
 - Giáo án điện tử, máy chiếu, phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh ? 
+ Cách bảo quản các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh ?
+Nêu tính chất của thuỷ tinh chất lượng cao?
- GV nhận xét, chốt
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung:
a, Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của cao su: 
*B1: Tình huống xuất phát:
- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề:
+ Em hãy kể tên các đồ dùng làm bằng cao su?
- GV tổ chức cho học sinh theo trò chơi “ truyền điện” để kể
-GV giới thiệu một số đồ dùng làm bằng cao su
+ GV nêu câu hỏi: Theo em, cao su có tính chất gì?
*B2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh:
- GV yêu cầu học sinh mô tả những hiểu
 biết của mình về tính chất của cao su
- GV ghi ý kiến của học sinh lên bảng:
+ Cao su mềm và dẻo
+ Cao su dẻo và kéo căng ra dài
+ Cao su không tan trong nước.
+ Cao su không dẫn điện
+ Cao su cho vào nước không bị tan chảy.
+ ......
*B3: Đề xuất câu hỏi:
- GV yêu cầu học sinh so sánh:
+ Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?
- GV hỏi học sinh: Từ nhứng ý kiến khác nhau về tính chất của cao su như trên , các em có những thắc mắc gì về tính chất của cao su?
- GV tập hợp những câu hỏi thắc mắc của học sinh:
+ Tính đàn hồi của cao su như thế nào?
+ Khi gặp nóng, lạnh, hình dạng của cao su thay đổi như thế nào?
+ Cao su có thể cách nhiệt, cách điện không?
+ Cao su tan và không tan trong những chất nào?
*B3: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- GV kiểm tra việc chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm.
- GV lần lượt hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
+TN1: Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà.
+ TH2: Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra.
+ TN3:Thả miếng cao su vào trong cốc nước lạnh, sau đó lấy ra và thả vào cốc nước nóng.
*B5: Kết luận kiến thức :
- GV hỏi:qua các thí nghiệm vừa thực hiện em thấy cao su có tính chất gì?
- GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ dùng làm bằng cao su mà mình biết? 
- GV giới thiệu một số đồ dùng được làm bằng cao su.
b. Hoạt động 2: Công dụng, nguồn gốc , cách bảo quản:
- GV cho học sinh quan sát rừng cây cao su ; hình ảnh con người đang lấy nhựa cao su.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và hỏi:
+ Cao su được làm từ vật liệu gì?
+ Loại cao su được chế biến từ than đá, dầu mỏ gọi là cao su gì?
+ Có mấy loại cao su, đó là những loại nào?
- GV kết luận về loại cao su tự nhiên và cao su nhân tạo
- GV hỏi tiếp: 
+ Cao su được dùng để làm gì?
-GV giới thiệu một số đồ dùng làm từ cao su
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng cao su?
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại tính chất , nguồn gốc, công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su? 
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Rung chuông vàng ( GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi)
- Nhận xét giờ học ; Dặn dò học sinh về nhà
- HS trả lời;
+Các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh: bóng đèn, chai lọ, cửa kính, mắt kính, lọ hoa, bóng đèn, ...
+ Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
+ Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, bền, khó vỡ, không gỉ, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn, không cháy.
- GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn
- HS quan sát một số đồ dùng làm bằng cao su trên màn hình
- HS làm việc theo nhóm ghi những hiểu 
biết ban đầu của mình về tính chất của 
cao su và ghi vào phiếu nhóm
- HS dán phiếu và đại diện nhóm trình bày ý kiến
- HS so sán sự giống và khác nhau giữa 
các ý kiến
- HS đưa ra câu hỏi thắc mắc
- HS thảo luận nhóm để đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả nhất 
- HS nêu các dụng cụ thí nghiệm
- HS lắng nghe
- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm (3 nhóm)
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
- HS trả lời: Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng,lạnh ; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- HS nối tiếp kể
- HS quan sát trên màn hình.
- HS quan sát trên màn hình	
- HS trả lời, nhận xét
- HS nêu:
+ Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- HS quan sát trên màn hình
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở những nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở những nơi nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,...), không để các hoá chất dính vào cao su.
- HS liên hệ thực tế
- HS nêu lại
- HS chơi theo hướng dẫn

File đính kèm:

  • docxban tay nan bot - dung dich lop 5.docx