Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 25
• Kiến thức cần nhớ:
1/Sự nóng, lạnh của vật
+Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng.
+Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủ lạnh.
2/Giới thiệu về nhiệt kế
-Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí.
3/Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt.
4/Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi
Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật
KHOA HỌC Tuần 25 - LỚP 4 BÀI :ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT. ( HS đọc nội dụng SGK và làm VBT KH) Kiến thức cần nhớ: 1/ Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng ? +Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Anh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt. +Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá mạnh, đèn pha ô-tô, 2/Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ? Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh: - Ta nên: Tránh tiếp xúc với ánh sáng nếu không cần thiết, nếu bắt buộc thì phải sử dụng các công cụ đặc chủng cho phù hợp (kính dâm, mặt nạ, kính viễn vọng,..). - Ta không nên: Chiếu nguồn sáng phát ra ánh sáng mạn (đèn pin, đèn pha,) vào mắt người khác. 3/Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc. Nên Không nên Nên đọc sách, học tập nơi có đủ ánh sáng Ngồi đọc sách, học bài đúng với tư thế quy định Nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt sau 30 phút đọc sách... Đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc sấp bóng Không nên đọc sách liên tục trong một khoảng thời gian dài Không nên ngồi nhiều trên máy tính Không nên đọc sách báo khi đang nằm, hoặc đi xe lắc lư trên đường.... BÀI :NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ. ( HS đọc nội dụng SGK và làm VBT KH) Kiến thức cần nhớ: 1/Sự nóng, lạnh của vật +Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng. +Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủ lạnh. 2/Giới thiệu về nhiệt kế -Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. 3/Tìm hiểu về sự truyền nhiệt -Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt. 4/Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật. ĐÁP ÁN DÀNH CHO PH BÀI :ÁNH SÁNH VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT. Bài 1. (trang 67 VBT Khoa Học 4): Viết chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời sai. Lời giải: S Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ nhìn không rõ chứ không có hại mắt S Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt Đ Đọc sách dưới ánh sáng mạnh quá hay quá yếu thì cũng đều có hại cho mắt Bài 2. (trang 67 VBT Khoa Học 4): Viết chữ N vào ô trống trước những việc nên làm, chữ K vào ô trống trước những việc không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt. Lời giải: K Nhìn trực tiếp vào Mặt trời N Không nhìn trực tiếp vào ánh lửa hàn N Đội mũ vành rộng hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng K Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng Bài 3. (trang 67 VBT Khoa Học 4): Viết ba việc em nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt khi đọc sách, xem ti vi. Lời giải: - Không ngồi quá gần. - Ánh sáng vừa đủ, nhẹ dịu. - Không xem quá nhiều. BÀI :NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ. Bài 1. (trang 68 VBT Khoa Học 4): Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng. Lời giải: a) Sử dụng các từ: cốc nước nóng; bình sữa để điền vào chỗ trong các câu sau cho thích hợp - Vật nóng hơn là: cốc nước nóng. - Vật lạnh hơn là: bình sữa. - Vật có nhiệt độ thấp hơn là: bình sữa - Vật có nhiệt độ cao hơn là: cốc nước nóng. b) Đánh dấu x vào ô trống trước những kết luận đúng. Sau đó, cốc nước sẽ lạnh đi X Sau đó, bình sữa sẽ nóng lên X Sau đó, nhiệt độ bình sữa sẽ tăng lên Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước Cốc nước sẽ thu nhiệt còn bình sữa sẽ tỏa nhiệt X Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sữa thu nhiệt Bài 2. (trang 68 VBT Khoa Học 4): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Lời giải: 2.1 Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng? a) 100C (b) 380C c) 1000C d) 3000C 2.2 Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vi: a) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh b) Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh c) Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy tay ta thấy lạnh (d) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh 2.3 Thí nghiệm được mô tả trong hình dưới đây cho ta biết: a) Nước bay hơi b) Nước có thể thấm qua một số vật (c) Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Bài 3. (trang 69 VBT Khoa Học 4): Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy nước vào ấm? Lời giải: - Tại vì nếu đổ đầy nước, khi đun sôi nước sẽ tràn ra ngoài.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_25.docx