Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 41: Âm thanh - Năm học 2015-2016 - Châu Thanh Trà

Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.

- GV cho HS nêu một số âm thanh mà các em biết.

- Thảo luận cả lớp: Vậy trong các âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra; Âm thanh nào không do con người gây ra.

- GV nhận xét, chuyển ý.

Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh.

*Bước 1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

- Làm việc theo nhóm

- Lấy vật liệu đã chuẩn bị ở nhà, từ vật liệu đó tạo ra âm thanh cho riêng mình.

-> GV: “Âm thanh ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta”.

Hỏi: Tại sao vật có thể phát ra âm thanh?

- GV: Chúng ta vừa tìm ra được rất nhiều cách tạo ra âm thanh vậy tại sao vật có thể phát ra âm thanh.

- Cho HS nhận xét.

- GV hỏi ” Vậy có đặc điểm chung nào khi âm thanh được phát ra hay không?”(treo câu hỏi lên bảng).

- GV: Chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 thí nghiệm.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 41: Âm thanh - Năm học 2015-2016 - Châu Thanh Trà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Thanh Trà
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
KHOA HỌC
Bài 41 : ÂM TNANH
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- Nhận biết được âm thanh xung quanh.
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm các vật phát ra âm thanh.
2. Kĩ năng.
- Nêu được vd hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
3. Thái độ.
-Yêu thích khoa học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị mỗi nhóm (trống nhỏ,thước,chai)
- Một số đồ vật khác tạo ra âm thanh.
 	- Băng thu âm thanh một số tiếng động.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: Bảo vệ bầu không khí trong sạch 
	- Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
	- GV nhận xét.
3. Bài mới: Âm thanh 
a) Giới thiệu bài:
-GV hỏi: lỗ tai của chúng ta có tác dụng gì?
- “Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? Hôm nay thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu, khám phá xem âm thanh được tạo thành như thế nào”.
b) Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
- GV cho HS nêu một số âm thanh mà các em biết.
- Thảo luận cả lớp: Vậy trong các âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra; Âm thanh nào không do con người gây ra.
- GV nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh.
*Bước 1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
- Làm việc theo nhóm
- Lấy vật liệu đã chuẩn bị ở nhà, từ vật liệu đó tạo ra âm thanh cho riêng mình.
-> GV: “Âm thanh ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta”.
Hỏi: Tại sao vật có thể phát ra âm thanh?
- GV: Chúng ta vừa tìm ra được rất nhiều cách tạo ra âm thanh vậy tại sao vật có thể phát ra âm thanh.
- Cho HS nhận xét.
- GV hỏi ” Vậy có đặc điểm chung nào khi âm thanh được phát ra hay không?”(treo câu hỏi lên bảng).
- GV: Chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 thí nghiệm.
- Treo nội dung thí nghiệm.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV yêu cầu HS ghi lại những dự đoán hiểu biết ban đầu vào vở nháp.
- GV mời đại diện 2 nhóm dự đoán thí nghiệm 1 và 2.
*Bước 2: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
- GV: “Qua dự đoán các em đã bộc lộ những trù tượng ban đầu. Vậy nhóm nào có thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc hãy nêu câu hỏi lên nào”.
- GV chốt câu hỏi và cho tiến hành thí nghiệm.
*Bước 3: Thực hiện phương pháp tìm tòi.
- GV: “Để trả lời cho câu hỏi của các em chúng ta hãy cùng làm thí nghiệm”.
-GV cho HS làm thí nghiệm thứ nhất: Có một cái trống, một cái dùi và ít hạt gạo rắc lên mặt trống. Em thâý có gì khác khi gõ mạnh, gõ mạnh hơn và đặt tay lên trống khi trống đang rung.
- GV cho làm thí nghiêm thứ hai: Đặt nhẹ tay lên cổ khi nói em có cảm giác gì?
- HS quan sát và làm vào bảng nhóm.
- Cho HS treo đáp án lên bảng
- GV cho HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét
- GV nhận xét:
- GV giải thích thêm: Khi nói không khí đi từ phổi lên làm dây thanh quản rung động. Rung động này tạo ra âm thanh.
- GV : “Như vậy các nhóm vừa trình bày kết quả thầy cũng đồng ý với kết quả trình bày các nhóm, cho lớp tràng vỗ tay”.
*Bước 4: Kết luận kiến thức.
- GV : “Sau khi làm xong các thí nghiệm các em có thấy điểm gì chung, thầy đã có câu kết luận nhưng thiếu hai từ bạn nào giúp thầy điền vào nào.
- Kết luận: “Âm thanh do các vật phát ra.
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét.
- GV hỏi : Âm thanh có vai trò như thế nào với đời sống con người. Cho vd.
- GV nói thêm: Âm thanh giúp ta trao đổi nói chuyện, giúp ta thư giản, học tập, báo hiệu khi gặp nguy hiểm.v.v. Nhưng ta phải sử dụng hợp lí.
- Như vậy âm thanh rất quan trọng.
Hoạt động lớp, nhóm
-HS lần lượt nêu
-HS trả lời
Hoạt động lớp, nhóm
-HS thảo luận nhóm.
-Thực hiện cách tạo ra âm thanh.
-HS trả lời:
+Do tác động con người.
+Khi các vật có sự va chạm.
-HS trả lời
-HS nhận xét
 -HS đọc
-Thảo luận nhóm 4 bằng miệng
-HS trình bày
-HS đặt câu hỏi:
+ Có phải đặt tay lên cổ, cổ run không.
+ Có phải khi gõ trống, trống phát ra âm thanh không.
+ Tại sao để tay lên cổ, cổ lại run.
-HS quan sát
+ TN1: Khi gõ trống,mặt trống rung hạt gạo nảy lên và âm thanh phát ra.Gõ mạnh hơn hạt gạo nảy cao hơn âm thanh phát ra to hơn. Đặt tay lên mặt trống,mặt trống không rung nữa và âm thanh mất đi.
+TN2: Khi nói ta đặt tay lên cổ, cổ rung và âm thanh phát ra.
-HS làm vào bảng nhóm.
-HS quan sát.
-HS nhận xét.
-Nhận xét
-Nghe
-HS sửa vào sổ tay
-Rung động
-Có vai trò rất cần thiết. Vd: Trao đổi,nói chuyện,họcvv.
4. Củng cố.
- Âm thanh được tạo ra như thế nào : Do các vật rung động phát ra.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài mới: Sự lan truyền âm thanh

File đính kèm:

  • docxBai_41_Am_thanh.docx
Giáo án liên quan