Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì? - Năm học 2015-2016

2.2.2. Tính chất 2: Nước không màu

- GV cho HS quan sát 2 cốc nước ban đầu và hỏi:

 + Cốc 2 có màu gì?

 + Cốc 1 có màu gì?

 + Quan sát 2 cốc em có nhận xét gì về màu sắc của nước?

- Gọi HS xem xét và rút ra kết luận.

- GV nhận xét và chốt lại: Nước là chất lỏng không màu.

2.2.3. Tính chất 3, 4: Nước không mùi, không vị.

- GV tổ chức trò chơi: “ Ai hay hơn” để nhận biết mùi, vị của nước.

Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, lần lượt mỗi đội sẽ lên nhận biết 2 cốc nước và sữa. Đội A ngửi, đội B nếm.

- GV cho HS bên dưới kiểm tra lại.

- GV nhận xét.

- GV hỏi:Qua trò chơi chúng ta rút ra được tính chất gì của nước?

- GV nhận xét và kết luận: Qua trò chơi, chúng ta nhận biết được nước có 2 tính chất nữa là không mùi và không vị.

- GV lưu ý: Muốn nhận biết một chất lỏng nào đó nên cẩn thận, phải quan sát thật kĩ, đối với những chất lỏng lạ tuyệt đối không sờ, ngửi đặc biệt là nếm vì có một số chất ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm dến tính mạng như: xăng dầu, axit, thuốc trừ sâu.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì? - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2015
GIÁO ÁN
Môn: Khoa học – Lớp 4 
BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát, tự làm thí nghiệm chứng minh những tính chất của nước.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học.
- Có ý thức giữ gìn môi trường nước 
- Ham thích làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên:
SGK, SGV, bảng phụ ghi nội dung kiến thức.
Dụng cụ thí nghiệm: cốc nhựa, cốc thuỷ tinh, tấm kính, khay, khăn bong, túi ni long, muỗng.
Vật liệu thí nghiệm: đường, muối, cát, sữa, nước.
2. Học sinh: 
SGK, chai, 1 số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt.
Đường, muối, cát muỗng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 phút
30 phút
3 phút
1. Ổn định - tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp
- Hát đầu giờ
2. Hoạt động dạy - học:
2.1 Giới thiệu bài mới: 
- Tiết trước các em đã ôn tập về chủ đề 
“Con người và sức khoẻ” Hôm nay, các em sẽ được học một chủ đề mới: “ Vật chất và năng lượng” 
- Qua chủ đề này các em biết được thế nào là vật chất? Thế nào là năng lượng ?Vật chất và năng lượng bao gồm yếu tố, thành phần nào? Vai trò của chúng đối với con người ra sao? Qua bài 20 Nước có những tính chất gì?
GV ghi tựa bài, yêu cầu học sinh lặp lại
GV nói
+ Em thường thấy nước ở đâu? 
+ Nước có những đặc điểm gì? ( Chẳng hạn: Màu, mùi, vị.)
+ GV nhận xét và nói: Nước tồn tại xung quanh chúng ta, ta tiếp xúc với nước trong hầu hết các hoạt động như vui chơi, giải trí, sinh hoạt Vậy để biết chính xác nước có những tính chất gì và xem các em trả lời có đúng không cô và các em sẽ lần lượt tìm hiểu các tính chất của nước.
2.2 Tính chất của nước:
2.2.1 Tính chất 1: Nước là chất lỏng trong suốt.
GV cho học sinh quan sát một cốc nước và 1 cốc sữa.
- Gọi HS nhận biết:
+ Côc 1, cốc 2 đựng gì?
+ Tại sao em biết?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV cho 2 muỗng giống nhau vào 2 cốc và hỏi: 
+ Em thấy muỗng ở cốc nào?
+ Vì sao em lại thấy được muỗng ở cốc 1?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS rút ra kết luận.
- GV nhận xét và chốt lại: Nước là chất lỏng trong suốt.
- Gọi HS lặp lại.
 Nước trong suốt nên các em thấy muỗng trong cốc. Vậy để xem màu của nước như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua tính chất 2
2.2.2. Tính chất 2: Nước không màu
- GV cho HS quan sát 2 cốc nước ban đầu và hỏi: 
 + Cốc 2 có màu gì?
 + Cốc 1 có màu gì?
 + Quan sát 2 cốc em có nhận xét gì về màu sắc của nước?
- Gọi HS xem xét và rút ra kết luận.
- GV nhận xét và chốt lại: Nước là chất lỏng không màu.
2.2.3. Tính chất 3, 4: Nước không mùi, không vị.
- GV tổ chức trò chơi: “ Ai hay hơn” để nhận biết mùi, vị của nước.
Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, lần lượt mỗi đội sẽ lên nhận biết 2 cốc nước và sữa. Đội A ngửi, đội B nếm.
- GV cho HS bên dưới kiểm tra lại.
- GV nhận xét.
- GV hỏi:Qua trò chơi chúng ta rút ra được tính chất gì của nước?
- GV nhận xét và kết luận: Qua trò chơi, chúng ta nhận biết được nước có 2 tính chất nữa là không mùi và không vị.
- GV lưu ý: Muốn nhận biết một chất lỏng nào đó nên cẩn thận, phải quan sát thật kĩ, đối với những chất lỏng lạ tuyệt đối không sờ, ngửi đặc biệt là nếm vì có một số chất ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm dến tính mạng như: xăng dầu, axit, thuốc trừ sâu.
2.2.4. Tính chất 5: Nước không có hình dạng nhất định:
- GV cho HS hoạt động nhóm.
- GV kiểm tra dụng cụ.
- GV hướng dẫn HS cho nước vào dụng cụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau: Nước trong các dụng cụ đó có hình dạng gì? 
- GV nhận xét và chốt lại: Trong các dụng cụ chứa nước khác nhau thì hình dạng của nước cũng khác nhau vì hình dạng của nước phụ thuộc vào vật chứa nó.
 Qua thí nghiệm vừa làm em có kết luận gì về tính chất của nước? Hình dạng của nước phụ thuộc vào đâu? 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại: Nước không có hình dạng nhất định, hình dạng của nước phụ thuộc vào vật chứa nó.
2.2.5. Tính chất 6: Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
- GV tiến hành thí nghiệm rót nước từ trên cao xuống tấm kính.
- GV hỏi:
 + Nước chảy như thế nào?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại: Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
- Gọi HS lập lại. 
Ứng dụng: Chính vì biết được tính chất trên, mà khi người ta lợp mái ngôi nhà, lát sân, đặt máng nước... tất cả đều dóc để nước thoát được,và chảy nhanh hơn.
2.2.6. Tính chất 7: Tính thấm của nước.
- Cho 3 HS làm thí nghiệm: rót nước qua khăn bông và qua tấm ni lông( 2 HS sẽ căng khăn bông, tấm ni lông. Bạn còn lại rót qua).
- GV hỏi: 
 +Qua quan sát thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính thấm của nước? 
 + Ngoài ra, em biết nước thấm qua những vật nào nũa?
 + Nước không thấm qua những vật nào?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại: nước thấm qua một số vật.
Ứng dụng: Vì biết được tính chất này của nước, người ta đã sản xuất ra một số vật dụng không thấm nước phục vụ cuộc sống: áo mưa, tấm lợp nhà, dụng cụ chứa nước Hay là vải để lọc nước, giữ lại chất bẩn trên bề mặt vải.
2.2.7. Tính chất 8: Nước hòa tan một số chất.
- GV yêu cầu 4 nhóm tiến hành thí nghiệm. Cho nước vào từng cốc 1,2,3 sau đó khuấy lên và quan sát hiện tượng rồi ghi kết quả vào bắng báo cáo ( 2 phút).
+ Cốc 1: đường
+ Cốc 2: muối
+ Cốc 3: cát
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- GV tiến hành thí nghiệm cho cả lớp cùng quan sát và nhận xét chung.
- GV rút ra kết luận:
+ Đường tan chậm trong nước.
+ Muối tan nhanh trong nước
+ Cát không tan trong nước (do có lẫn một số tạp chất nên nước sẽ đổi màu. 
- Gọi HS rút ra tính chất.
- GV hỏi: ngoài ra nước còn hòa tan hoặc không hòa tan chất nào khác?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét
- Cho HS nhắc lại các tính chất của nước.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Củng cố - dặn dò
- GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Gọi HS nhắc lại những tính chất của nước?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài mới “ Bài 21: Ba thể của nước”.
- HS báo cáo
- Hát
- HS lắng nghe
- HS lặp lại
- HS trả lời
+ Ao, hồ, song, suối, trong chậu, nước mưa.
+ Nước không màu, không mùi.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
+ Cốc 1 là nước, cốc 2 là sữa
+ Cốc 1 trong suốt, cốc 2 màu trắng đục.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời
+ Cốc 1 
+ Nước trong suốt nên em nhìn thấy.
- HS nhận xét
- HS: Nước là chất lỏng trong suốt.
- HS lắng nghe
- HS lặp lại
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời:
+ Màu trắng đục
+ Không màu
+ Nước không màu
- HS nhận xét và kết luận: Nước là chất lỏng không màu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS: nước không có mùi,không có vị.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe,thực hiện và trả lời:
+ Nước có hình keo
+ Nước có hình cái hũ
+ .................
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Nước không có hình dạng nhất định, hình dạng của nó phụ thuộc vào chai, lọ...vật chứa nó.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS trả lời:
+ Nước thấm qua khăn bông
+ Vải, giấy, đất...
+ Kính, nhựa....
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS: Nước hòa tan một số chấT (đường, muối)
- Nước hòa tan các loại bột: bột mì, bột ngọt không hòa tan cát, sỏi đá
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS: nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS: Nước có những tính chất gì?
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxKhoa_hoc_4_Nuoc_co_nhung_tinh_chat_gi.docx