Giáo án Khoa học 4 - Sự lan truyền âm thanh
1/ Kiểm tra bài cũ: (5)-Âm thanh
+Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.
-Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu.
-GV nhận xét.
2.Bài mới a) Giới thiệu bài
-GV hỏi:
+Tạisao ta có thể nghe thấy được âm thanh?
-Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề (5)
-Qua các thí nghiệm mà bạn vừa mô tả, các em đã biết âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và lan truyền đến tai ta. Vậy theo em, âm thanh có thể lan truyền qua các môi trường nào?
GIÁO ÁN PP BÀN TAY NẶN BỘT Môn : KHOA HỌC tiết 42 Ngày dạy: 22 / 01 /2015 SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH I) Mục tiêu: -Kiến thức : HS biết được âm thanh có thể truyền qua không khí, chất lỏng, chất rắn, âm thanh yếu đi khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn. - Kỹ năng: nêu được sự lan truyền của âm thanh qua các môi trường khác nhau. II. Phương án tìm tòi : Phương pháp thí nghiệm III. Đồ dùng dạy học : GV cùng HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm đủ cho các nhóm : giấy xé vụn; 2 miếng ni lông, trống, ống bơ, điện thoại di động (hoặc đồng hồ), bao ni lông (để bọc điện thoại), dây chun, 1 sợi dây, chậu nước. IV. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Kiểm tra bài cũ: (5’)-Âm thanh +Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra. -Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu. -GV nhận xét. 2.Bài mới a) Giới thiệu bài -GV hỏi: +Tạisao ta có thể nghe thấy được âm thanh? -Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề (5’) -Qua các thí nghiệm mà bạn vừa mô tả, các em đã biết âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và lan truyền đến tai ta. Vậy theo em, âm thanh có thể lan truyền qua các môi trường nào? b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS (10’) -GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về sự lan truyền của âm thanh sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng nhóm. c) Đề xuất câu hỏi ( dự đoan/giả thuyết) và phương án tìm tòi : (10’) - Từ những suy đoán của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau va khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về sự lan truyền của âm thanh. - GV tổng hợp các câu hỏi của nhóm (chỉnh sửa nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.) + Âm thanh có truyền được qua không khí không? + Âm thanh có truyền được qua chất lỏng không? + Âm thanh có truyền được qua chất rắn không? + Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn? - GV cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh. d) Thực hiện phương án tìm tòi (20’) ( Trước khi làm thí nghiệm, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học với các mục : Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra.) - GV để các nhóm tiến hành các thí nghiệm do nhóm đề xuất. - GV gợi ý các nhóm chọn phương pháp thí nghiệm: + Với nội dung âm thanh có tryền được qua không khí không? GV sử dụng thí nghiệm 1 : Đặt phía dưới trống 1 cái ống bơ ( mặt trống song song với tấm ni lông, khoảng cách 5-10 cm) miệng ống được bọc ni lông và trên có rắc ít vụn giấy. Gõ trống và quan sát các vụn giấy. GV giúp HS sau thí nghiệm hiểu được : mặt trống rùng làm không khí gần đó rung động, sự rung động lan truyền đến tấm ni lông, tấm ni lông rung động làm các vụn giấy rung động. Điều này chứng tỏ: âm thanh truyền được qua không khí. Nhờ vậy, tai ta nghe được âm thanh. + Với nội dung tìm hiểu âm thanh có truyền được qua chất lỏng, chất rắn không? GV sử dụng thí nghiệm: Đặt 1 chiếc đồng hồ chuông đang kêu(hoặc 1 chiếc điện thoại di động đang đổ chuông) vào 1 túi ni lông, buộc chặt túi lại rồi để vào chậu nước. Aùp 1 tai vào thành chậu, tai kia bịt lại. HS sẽ nghe được âm thanh của tiếng chuông truyền qua thành chậu, qua nước ( Hoặc áp 1 tai xuống bàn, bịt tai kia lại, sau đó gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn sẽ nghe được âm thanh. + Với nội dung âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn, GV sử dụng thí nghiệm gõ trống như ở thí nghiệm âm thanh có truyền được qua không khí không. Lưu ý HS là khi gõ trống gần có bọc ni lông thì rung động của các vụn giấy mạnh hơn, và rung động sẽ yếu dần đi khi đưa ống ra xa trống. HS tiến hành theo nhóm 6 để tìm câu trả lời các câu hỏi và điền thông tin vào vở Ghi chép Khoa học e) Kết luận khoa học (10’) - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm - GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức GV kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh. -Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng 3.Dặn dò (1’)-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.-Nhận xét tiết học. 2 HS trả lời HS nhận xét -HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân: +Vì tai ta nghe thấy sự rung động của vật. +Vì âm thanh lan truyền trong không khí và vọng đến tai ta. -HS nghe. - HS trả lời vào vở ghi chép - HS thảo luận nhóm 4 HS thảo luận Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn -Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm -Ví dụ về các ý kiến khác nhau của HS như : + Âm thanh lan truyền được qua không khí nhưng âm thanh không lan truyền được qua chất lỏng + Càng đứng xa nguồn phát ra âm thanh càng nghe không rõ + Âm thanh được truyền qua các vật rắn như tường, xi măng, bàn gỗ Ví dụ : + Không khí có truyền được âm thanh không? + Khi ở dưới nước có nghe được âm thanh không? + Âm thanh được truyền đi như thế nao? + Đứng xa nguồ phát ra âm thanh có nghe rõ được âm thanh không?
File đính kèm:
- GIAO_AN_BTNB_4_Bai_Su_lan_truyen_am_thanh.doc