Giáo Án Hướng Nghiệp 9 - Trường THCS Phước Bình

Chủ đề 5 THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm Thị trường lao động,việc làm và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.

- Biết cách tìm htông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.

- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.

II. Nội dung bài học

- Việc làm và nghề nghiệp

- Thị trường lao động:

 + Khái niệm thị trường lao động.

 + Một số yêu cầu của thị trường lao động.

 + Một số nguyên nhân làm thị trường lao động luôn thay đổi

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3892 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hướng Nghiệp 9 - Trường THCS Phước Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghề nghiệp em yêu thích hiện nay em đã có những kế hoạch gì? 
Ngày soạn:  / /
Ngày dạy:  / /
Chủ đề 2 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Biết được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương
- Kể được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương
- Có ý thức quan tâm đến lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển ở địa phương
II. Nội dung cơ bản
- Một số đặc điểm và quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước
- Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
III. Chuẩn bị
- Gv: Đọc tài liệu hướng dẫn ở SGK
 Nắm vững các thông tin về tình hình kinh tế – xã hội của địa phương
Hs: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương
 IV. Hoạt động dạy – học
 1. Ơn định tổ chức:
 2. Bài mới
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế – xã hội
PP hỏi đáp, qui nạp
Từ việc quan sát quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương mình. Em hiểu thế nào là CNH – HĐH đất nước?
Gv nhận xét và phân tích
- Việt Nam phấn đấu đến năm bao nhiêu sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển? 
Gv nhận xét và phân tích
- Để phát triển nền kinh tế thị trường, nhà sản xuất cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Gv nhận xét và giảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
PP hỏi đáp, qui nạp
- Để phát triển kinh tế – xã hội đất nước phải giải quyết những vấn đề gì?
Gv giảng từng vấn đề và thống nhất cho học sinh ghi bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội
- Trong giai đoạn hiện nay cần phát triển những lĩnh vực và ngành nghề nào?
Gv nhận xét và phân tích về một số lĩnh vực 
- Ở địa phương mình cần chú trọng phát triển những lĩnh vực nào?
- Ở địa phương mình có những cây công nghiệp thế mạnh nào?
Gv nhận xét và phân tích về một số lĩnh vực kinh tế
- Những năm gần đây ở địa phương mình phát triển mạnh những ngành nghề nào?
Gdhs tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất của gia đình và địa phương để góp phần tăng nguồn thu nhập cho gia đình và xã hội
I. Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta (Thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước)
- Đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
- CNH là ứng dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển kinh tế – xã hội đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn
- Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
- Không làm hàng giả, hàng kém chất lượng, tuân thủ các qui định về sản suất kinh doanh
II. Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
- Giải quyết việc làm cho người lao động
- Đẩy mạnh công cuộc xoá đói gỉam nghèo trong cả nước
- Đẩy mạnh chương trình và chính sách định canh định cư
III. Phương hướng phát triển kinh tế phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương
1. Sản xuất nông nghiệp
Phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: điều, cao su, cà phê
Mở rộng hình thức kinh tế trang trại trang trại 
2. Chế biến nông sản
3. Thương mại dịch vụ
4. Giáo dục
5. Y tế
V. Đánh giá kết quả
Học sinh viết bài thu hoạch: 
- Để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, theo em cần giải quyết những vấn đề gì?
- Ngành nào là thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương em? Vì sao?
Ngày soạn:  / /
Ngày dạy:  / /
Chủ đề 3: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Biết được một số kiến thức cơ bản về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển họăc biến đổi của nhiều nghề
- Biết cách tìm hiểu thông tin nghề
- Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ có tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp
- Có ý thức chủ động tòm hiểu thông tin nghề
II. Nội dung cơ bản
- Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp
- Phân loại nghề
- Những dấu hiệu cơn bản của nghề
- Giới thiệu bản mô tả nghề
III. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu nội dung chủ đề
 Bản phân loại nghề, mô tả nghề
Hs: Tìm hiểu nghề đặc trưng của địa phương
IV. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: thơng qua
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính đa dạng phong phú của thế giới nghề
(PP hỏi đáp, qui nạp)
- Hãy kể tên 10 nghề mà em biết?
Hs trình bày .
- Em có nhận xét gì về nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?
Gv nhận xét và thống nhất
Danh mục nghề nghiệp của quốc gia này với quốc gia khác có giống nhau không?
Gv nhận xét và giảng
Gv chốt ý cho hs ghi bài
Gv chuyển ý
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân loại nghề(PP: hỏi đáp, quy nạp..)
Có mấy cách để phân loại nghề?
Gv nhận xét
Theo cách phân loại này thì có gì đặc biệt?
Gv phân tích từng nhóm nghề để học sinh hiểu
Cách phân loại này như thế nào?
Gv nhận xét và giảng
Căn cứ vào đâu để phân thành 2 loại nghề này?
(trình độ dân trí, KHCN, dân cư)
Hình thức phân loại nghề thứ 3 là gì?
Cách phân loại này có những nhóm nghề nào? Hãy kể tên những nghề thuộc cùng lĩnh vực?
Gv nhận xét và phân tích
Gdhs: Tuỳ theo điều kiện và sở thích hãy chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân
Hoạt động 3: Tìm hiểu những dấu hiệu cơ bản của nghề và bản mô tả nghề(PP: Hỏi đáp, phát hiện)
Có những dấu hiệu cơ bản nào của nghề?
Gv nhận xét và chốt ý cho hs ghi bài
Gv phân tích về bản mô tả nghề
I. Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề
Thế giới nghề nghiệp rất phong phú. Thế giới đó luôn vận động và phát triển không ngừng do đó muốn tìm hiểu nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp. Càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác
II. Phân loại nghề
1. Phân loại nghề theo hình thức lao động:
- Lĩnh vực quản lí lãnh đạo có 10 nhóm nghề
- Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề
2. Phân loại nghề theo đào tạo
- Nghề được đạo tạo
- Nghề không qua đào tạo
3. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: văn thư, kế toán, nhân viên văn phòng
- Những nghề tiếp xúc với con người: giáo viên, thầy thuốc, nhân viên bán hàng
- Những nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
- Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên
III. Những dấu hiệu cơ bản của nghề
- Đối tượng lao động là những thuộc tính, mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện tượng. 
- Nội dung lao động là những việc cần làm trong nghề
- Công cụ lao động là những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người
- Điều kiện lao động là những đặc điểm của môi trường
IV. Bản mô tả nghề
Là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm – sinh lý cần phải có, những điều cần phải tránh khi lao động trong nghề
V. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Viết bài thu hoạch ở nhà: Viết một bản mô tả nghề chi tiết nghề nghiệp em đang theo đuổi
Ngày soạn:  / /
Ngày dạy:  / /
Chủ đề 4 TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Biết một số thông tin cơ bản cảu một số nghề gần gũi với em trong cuộc sống hằng ngày
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một số nhề cụ thể
- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề cho tương lai
II. Nội dung cơ bản
Giới thiệu nội dung cơ bản chủ yếu một số bản mô tả nghề ở địa phương như nghề làm vườn, thợ may, sửa chữa xe máy, chế biến nông sản
III. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu các nghề trong các lĩnh vực tren, lập bản mô tả chi tiết
Hs: Tìm hiểu các nghề địa phương, lập bản mô tả nghề
IV. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ: thơng qua
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề làm vườn
Gv hướng dẫn hs mô tả về nghề làm vườn qua cấu trúc sau:
- Tên nghề?
Gv nhận xét và giảng
- Nêu đối tượng, công cụ, nội dung và điều kiện lao động của nghề làm vườn?
Gv nhận xét chốt ý
Gdhs : yêu quý lao động 
- Nghề làm vườn có những yêu cầu gì đối với người lao động?
Gv cung cấp một số thông tin cần thiết về những chống chỉ định y học
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số nghề 
Dựa vào 6 thông tin cơ bản gv hướng dẫn học viết bản mô tả nghề phổ biến ở địa phương
Gv nhận xét
I. Nghề làm vườn
1. Tên nghề: Nghề làm vườn
2. Đặc điểm lao động của nghề
a. Đối tượng lao động: cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.
b. Nôïi dung lao động: làm đất => chọn nhân giống => gieo trồng => chăm sóc => thu hoạch
c. Công cụ lao động: cuốc, xẻng, cày bừa, các loại máy móc phục vụ trong nông nghiệp
d. Điều kiện lao động: chủ yếu là lao động ở ngoài trời
3. Các yêu cầu lao động của nghề đối với người lao động:
- Có sức khỏe tốt, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của thời tiết
4. Những chống chỉ định y học
5. Nơi đào tạo nghề
6. Triển vọng phát triển của nghề
II. Nghề điện dân dụng
III. Nghề sửa chữa xe máy
IV. Nghề nguội
V. Nghề giáo viên
VI. Nghề xây dựng
V. Đánh giá kết quả học tập
Câu hỏi thu hoạch: Theo em, những nghề nào ở địa phương em đang phát triển mạnh? Những nghề nào có tiềm năng kinh tế? Viết bản mô tả sơ lược nghề đó?
eĩf
Ngày soạn:  / /
Ngày SH :  / /
Chủ đề 5 THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm Thị trường lao động,việc làm và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Biết cách tìm htông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.
II. Nội dung bài học
- Việc làm và nghề nghiệp
- Thị trường lao động:
 + Khái niệm thị trường lao động.
 + Một số yêu cầu của thị trường lao động.
 + Một số nguyên nhân làm thị trường lao động luôn thay đổi
III. Chuẩn bị
- Gv: Tìm hiểu và nắm bắt một số nghề dang phát triển ở địa phương.
 Tìm hiểu về thị trường lao động hiện nay.
Hs: Tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số nghề ở địa phương.
IV. Hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức:
 Lớp: 9a1
 Vắng:
2. kiểm tra bài cũ: thơng qua
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Hs thảo luận nhóm
- Có thực ở nước quá thiếu việc làm không?
- Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực?
Gv phân tích và đi đến khái niệm.
- Em hãy phân biệt giữa việc làm và nghề?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thị trường lao động.
- Tại sao việc chọn nghề của mọi người phải căn cứ vào thị trường lao động?
- Nói đến thị trường người ta thường hình dung ngay tới việc mua bán
- 
Thế nào là thị trường lao động?
Gv nêu các yêu cầu cơ bản đối với thị trường lao động.
Gv nêu một số thực trạng của nền kinh tế và kết luận đó là nguyên nhân làm thị trường lao động thay đổi.
Hoạt động 3: Trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó ở Bình Phước.
Gv phân tích một số nghề thuộc các thị trường lao động.
1. Việc làm và nghề nghiệp
- Mỗi công việc trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần đến một lao động thực hiện trong một thời gian và không gian xác định được coi là một việc làm.
2. Thị trường lao động
- Được thực hiện như một hàng hoá, nghĩa là nó được mua dưỡi hình thức tuyển chọn, kí hợp đồng và được bán – tức là được người sử dụng lao động thoả thuận với bên có yêu cầu nhân lực ở các phương diện: tiền lương,các khoản phụ cấp, chế độ phúc lợi
* Một số yêu cầu của thị trường lao động:
3. Một số thị trường lao động cơ bản:
- Thị trường lao đông nông nghiệp.
- Thị trường lao động công nghiệp.
- Thị trường lao động dịch vụ.
- Thị trường lao động CNTT.
- Thị trường lao động xuất khẩu.
V. Đánh giá kết quả học tập
- Nêu nhận định của em về thị trường lao động ở Việt Nam.
- Theo em, việc nắm bắt thị trường lao động có tác dụng như thế nào đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân?
eĩf
Ngày soạn: //
Ngày SH : //
Chủ đề 6TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG 
NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
-Tự xác định được điểm mạnh và điểm yếu của năng lực lao động, học tập của bản thân và những truyền thống nghề nghiệp của gia đình.
- Hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề nghiệp.
- Bước đầu đánh giá được năng lực của bản thân và phân tích được truyền thống nghề của gia đình.
- Có thái độ tự tin vào bản thân trong việc lựa chọn nghề.
II. Nội dung
- Năng lực nghề nghiệp là gì?
- Sự phù hợp nghề.
- Phương pháp xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề.
- Nghề truyền thống của gia đình với việc chọn nghề.
III. Chuẩn bị
- Gv: Nghiên cứu phần Câu hỏi tìm hiểu phần hứng thú môn học.
 Chuẩn bị bảng câu hỏi. ( Theo nhóm )
Hs: Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương và gia đình.
IV. Hoạt động dạy – học
 1. Ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ: thơng qua
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực nghề
- Tìm gương có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất?
- Năng lực là gì?
- Em chơi tốt môn thể thao nào nhất?
Gv kết luận đó là năng khiếu – năng lực cá nhân.
=> Năng lực cá nhân hình thành nhờ có sự học hỏi và luyện tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề?
* Ví dụ: Muốn trở thành người lái xe thì cần: 
 + Không mù màu
 + Không khuyết tật
 + Thính giác tốt
Hs là bàt tập trắc nghiệm SGK/64,65.
- Trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống của gia đình?
Gv giới thiệu một số làng nghề.
- Nghề truyền thống có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân?
1. Năng lực nghề
- Là một tổ hợp những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân giúp con người thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó.
2. Sự phù hợp nghề
- Sự phấn đấu rèn luyện của con người tạo ra sự phù hợp nghề.
3. Phương pháp xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề.
- Tìm hiểu xem nhưng nhu cầu cơ bản của nghề đó đối với sự phát triển tâm lý, sinh lý, thể chất của con người.
4. Tự tạo ra sự phù hợp nghề
5. Nghề truyền thống của gia đình với việc chọn nghề
- Trong việc chọn nghề con người có quyền tự do theo đuổi một nghề nào đó. Tuy nhiên, nếu có khả năng phát triển nghề truyền thống thì nên vận động họ nối tiếp nghề của cha ông.
V. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
eĩf
Ngày soạn: //
Ngày SH : //
Chủ đề 7 HỆ THỐNG GIÁO DỤC THCN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Nhận biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề của TW và địa phương ở khu vực.
- Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề.
- Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẵn sàng chọn trường trong lĩnh vực này.
II. Công việc chuẩn bị
- Tìm hiểu một số trường dạy nghề đóng trên địa bàn thị xã, tỉnh để có tư liệu minh họa cho chủ đề.
- Sưu tầm một số hình ảnh của một số trường.
III. Hoạt động dạy – học
 1. Ơn định tổ chức:
 Lớp: 9a1
 Vắng:
 2. Bài mới
Phương pháp 
Nội dung
Hoạt động 1: Giải thích khái niệm lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo.
Gv giải thích thế nào là lao động qua đào tạo và không qua đào tạo.
Hs thảo luận tìm hiểu chi ví dụ nghề qua đào tạo và nghề không qua đào tạo ( Nêu 1 ví dụ trong nước và ngoài nước ).
Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu vai trò cảu lao động.
Hs thảo luận.
- Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sản xuất?
- Lao động qua đào tạo có điểm nào ưu việt hơn so với lao động khôngqua đào tạo?
- Lao động qua đào tạo và lao đông không qua đào tạo thì lao động nào lương cao hơn? Vì sao?
Hoạt động 3: Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN
Gv giải thích: Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN là dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển lao động.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các trường dạy nghề
Gv cho hs các nguồn tư liệu, yêu cầu hs tìm hiểu và thực hiện điều tra theo mẫu sau:
 + Tên trường, truyền thống của trường.
 + Đặc điểm của trường.
 + Số điện thoại của trường.
 + Tên khoa, số khoa.
 + Đối tượng tuyển sinh.
 + Môn thi tuyển.
 + Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.
1. Khái niệm
- Lao động qua đào tạo là hình thức lao động được đào tạo ở các trường, các lớp theo thời gian đào tạo dài hạn hay ngắn hạn.
- Lao động không qua đào tạo là hình thức lao động làm theo năng lực của con người, tính hiếu động của con người, theo hoàn cảnh.
2. Lao động qua đào tạo có hiểu biết, sáng tạo, có kĩ thuật, kĩ năng cao, biết chỉ đạo, dễ xin việc, thông thạo công việc hơn và đáng tin cậy hơn.
3. Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN
Đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp và cao đẳng.
V. Đánh giá kết quả học tập
- Nêu những hiểu biết của em về một trường THCN hoặc dạy nghề.
eĩf
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 8:
CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP 
TRUNG HỌC CƠ SỞ
I/ Mục tiêu bài học:
a/ Kiến thức: Giúp HS biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
b/ Kỹ năng : HS biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.
c/ Thái độ: HS có ý thức lựa chọn 1 hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.
II/ Công việc chuẩn bị:
- Giáo viên: Nắm tình hình tuyenå sinh năm học 2014-2015 của trường THPT Phước Bình.
- Học Sinh : Tự xác định hướng đi của bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.
III. Hoạt động dạy – học
 1. Ơn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới:
 Hoạt động 1:
- Hoạt động cá nhân :
 + Hảy nêu ý kiến của em sau khi tốt nghiệp THCS.
- > Tiếp tục học để nâng cao hiểu biết cho bản thân để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.
 Hoạt động 2:
 ( Hình thành sơ đồ theo sách giáo viên )
- Hiện nay HS sau khi tốt nghiệp T

File đính kèm:

  • docHuong_nghiep_lop_9_20150727_035537.doc
Giáo án liên quan