Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021
Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: VƯỜN HOA TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.
- Thực hiện được công việc vụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất.
- Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường lớp sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- Không gian thiên nhiên trong vườn trường để HS trải nghiệm
- Dụng cụ chăm sóc cây xanh.
III. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Hoạt động 1: Cùng đi thăm vườn hoa
a. Mục tiêu
- HS hiểu để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp thì cần trông cây, hoa trong khuôn viên nhà trường.
- Yêu thiên nhiên, cố ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường học sạch đẹp.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS đi thăm vườn hoa trong trường và trao đổi, thảo luận với HS về các nội dung:
- Trong vườn có những loài hoa gì?
- Mọi người trồng hoa để làm gì?
- Để cây hoa tươi tốt chúng ta cần làm gì?
c. Kết luận
Để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp hơn thì thầy cô giáo và các em HS có thể trồng thêm cây xanh, hoa. Mỗi thành viên trong trường đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường.
Hoạt động 2: Chăm sóc vườn hoa
a. Mục tiêu
HS thực hiện được một số công việc cụ thể để chăm sóc cây, hoa trong trường như nhổ cỏ, xởi đất quang gốc cây, tưới cây.
b. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS:
- Thảo luận, phân công kế hoạch chăm sóc vườn hoa.
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chăm sóc cây, hoa.
- Thực hiện các việc chăm sóc cây, hoa.
- Tự đánh giá kết quả của việc chăm sóc cây, hoa của bản thân và các bạn trong lớp.
TUẦN 19 Thứ Hai, ngày 18 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN CỦA EM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, học sinh có khả năng: - Tham gia được các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức. - Học sinh hồ hởi, tích cực chơi các trò chơi dân gian. II. Chuẩn bị: -Loa máy II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. TPT đánh giá công tác trong tuần 18 của liên đội. 2.Triển khai trong tuần 19: * Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, nói lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, mỗi tuần một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, cổng trường an toàn giao thông, giới thiệu sách * Lớp 2C giới thiệu sách. * Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT đội tổ chức cho các lớp chơi các trò chơi dân gian như: cướp cờ, kéo co, bóng chuyền. - Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về chủ đề mùa xuân, ngày tết. * Thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ: Các em học sinh hiểu thêm về các trò chơi dân gian, các em được vui chơi rèn luyện sức khỏe. - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ _________________________________________________ Chiều: Thứ Hai, ngày 18 tháng 1 năm 2021 Âm nhạc Chủ đề 6 : TUỔI THƠ HÁT XÒE HOA THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: Ma-ra-cát, xy-lô-phôn TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: Tạo ra âm thanh giống tiếng gió I. MỤC TIÊU: `- Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa `- Chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Xòe hoa. - Nêu được tên và nhận biết được các nhạc cụ gõ: ma – ra – cát, xy – lô - phôn. - Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Chơi đàn và hát thuần thục bài Xòe hoa Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ: ma – ra – cát, xy – lô - phôn. Thực hành các hoạt động và trải nghiệm và khám phá *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động - GV cho HS xem các lễ hội của dân tộc Thái qua hình ảnh, video. B. Dạy bài mới - GV giới thiệu nội dung tiết học nội dung chủ đề 1. Hát: Xòe hoa ( 20p) GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và xuất xứ. GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. GV cho HS đồng thanh đọc lời ca theo sự hướng dẫn. GV cho HS khởi động giọng hát. GV đọc và hát mẫu từng câu, cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu hát thứ 2, hát nối tiếp câu hát thứ 3 với câu hát thứ 4. GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng và thể hiện sắc thái tươi vui rộn rã. GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. 2. Thường thức âm nhạc: Ma – ra – cát, xy – lô – phôn (8 p) GV giới thiệu tên 2 loại nhạc cụ Ma - ra - cát, xy - lô - phôn và yêu cầu HS lắng nghe. GV cho HS tập đọc tên hai nhạc cụ. GV chơi Ma - ra - cát, xy - lô - phôn, yêu cầu HS quan sát và lắng nghe. Khi chơi Ma - ra – cát, lần lượt từng tay lắc đều đặn, khi chơi xy - lô – phôn, dùng dùi gõ trên các thanh gỗ. GV cho HS thực hành theo nhóm, tổ gõ hai loại nhạc cụ. GV tổ chức trò chơi theo nhóm hoặc cá nhân: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ. 3. Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh giống tiếng gió ( 7p) GV có thể đặt một số câu hỏi như: Các em đã nghe thấy tiếng gió thổi khi nào? Tiếng gió thổi mạnh như thế nào? Tiếng gió thổi nhẹ như thế nào? Làm thế nào để tạo ra âm thanh giống tiếng gió thổi? GV hướng dẫn HS chọn đồ vật để tạo ra âm thanh bằng cách vỗ, gõ, gẫy, cọ xát, lắc hoặc thổi các đồ vật như. + Thổi vào tờ giấy cuộn tròn. + Thổi vào 2 bàn tay ( liên tục mở ra, khép vào). + Xoa bàn tay lên cặp sách. + Vuốt bàn tay lên cánh tay. + Tạo ra tiếng u u u ngân dài,. GV gọi một nhóm HS xung phong thể hiển tiếng gió thổi nhẹ, thổi mạnh, - Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay _________________________________________________________ Luyện Âm nhạc LUYỆN HÁT XÒE HOA I. MỤC TIÊU: `- Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa `- Chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Xòe hoa. - Biết hát kết hợp các động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát. II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Chơi đàn và hát thuần thục bài Xòe hoa Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ: ma – ra – cát, xy – lô - phôn. *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Hát kết hợp động tác phụ họa bài hát Xòe hoa GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp. GV cho HS hát cùng nhạc đệm một đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. GV cho HS hát kết hợp với vận động. HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV Câu hát Động tác Bùng boong Tay phải vươn ra phía trước, lòng bàn tay mở. Bùng boong Tay trái vươn ra phía trước, lòng bàn tay mở. Ngân nga tiếng cồng vang vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng Hai bàn tay xòe ra phía trước, cùng đưa sang bên phải rồi bên trái theo nhịp. Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng. Tay nắm tay ta cùng xòe hoa Giơ 2 tay vẫy trên đầu, hạ 2 tay xuống ngang người, đưa tay mở rộng ra 2 bên, nhún chân vào cuối câu hát. Hoạt động 2: Tổ chức biểu diễn - GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca ( Lớp trưởng điều khiển) - Yêu cầu HS tự nhận xét lẫn nhau- GV nhận xét bổ sung - Dặn dò HS về ôn bài hát có thể hát kết hợp vận động phụ họa cho mọi người xem. ___________________________________________ Hoạt động trải nghiệm HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: VƯỜN HOA TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU Sau hoạt động, HS có khả năng: - Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp. - Thực hiện được công việc vụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất. - Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường lớp sạch, đẹp. II. CHUẨN BỊ - Không gian thiên nhiên trong vườn trường để HS trải nghiệm - Dụng cụ chăm sóc cây xanh. III. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Hoạt động 1: Cùng đi thăm vườn hoa a. Mục tiêu - HS hiểu để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp thì cần trông cây, hoa trong khuôn viên nhà trường. - Yêu thiên nhiên, cố ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường học sạch đẹp. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS đi thăm vườn hoa trong trường và trao đổi, thảo luận với HS về các nội dung: - Trong vườn có những loài hoa gì? - Mọi người trồng hoa để làm gì? - Để cây hoa tươi tốt chúng ta cần làm gì? c. Kết luận Để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp hơn thì thầy cô giáo và các em HS có thể trồng thêm cây xanh, hoa. Mỗi thành viên trong trường đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường. Hoạt động 2: Chăm sóc vườn hoa a. Mục tiêu HS thực hiện được một số công việc cụ thể để chăm sóc cây, hoa trong trường như nhổ cỏ, xởi đất quang gốc cây, tưới cây. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS: - Thảo luận, phân công kế hoạch chăm sóc vườn hoa. - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chăm sóc cây, hoa. - Thực hiện các việc chăm sóc cây, hoa. - Tự đánh giá kết quả của việc chăm sóc cây, hoa của bản thân và các bạn trong lớp. - Chia sẻ về cảm xúc của em sau buổi thực hành chăm sóc cây, hoa. c. Kết luận Để cây, hoa phát triển tươi tốt mỗi người cần thực hiện các công việc cụ thể để chăm sóc cây như: nhổ cỏ, tưới cây. Chiều : Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2021 ÂM NHẠC KHỐI 4 TIẾT 19 Học hát bài: CHÚC MỪNG ( Nhạc Nga ) I.Mục tiêu: - Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết đây là bài hát của nước Nga do nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời Việt. - Biết một số hình thức hát như đơn ca, song ca... II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: - Ổn định lớp: HS hát bài tập thể . - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Chúc mừng. 15P Mục tiêu: - Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết đây là bài hát của nước Nga do nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời Việt. Cách tiến hành: GV dẫn dắt vào bài - HS lắng nghe Nước Nga là nước có nền văn hoá lâu đời, có nhiều danh nhân trên các lĩnh vực Khoa học, Văn hoá, NT. Về âm nhạc có những tên tuổi như: Gơ lin ca, Traicôp xki. Nhiều bài hát Nga đã phổ biến ở VN như: Ca-chiu-sa ; Cây Thuỳ Dương ; ở trường cô dạy em thế... GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe GV gọi 1 HS đọc lời ca HS học hát nối tiếp đến hết bài. GV sửa sai cho HS về cao độ các từ : Nhớ mãi phút giây, từ ngân dài 3 phách HS thực hiện toàn bài theo đàn ? Em cảm nhận điều gì qua giai điệu lời ca? GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát Luyện tập : tổ, nhóm, cá nhân HS - GV nhận xét biểu dương - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. 10P Mục tiêu: Biết hát kết hợp gõ đệm Cách tiến hành: GV làm mẫu - HS theo dõi Cùng đàn cùng hát vang lừng Phách : * - - *- - Nhịp : * * GV bắt nhịp - HS thực hiện GV sửa sai cho HS và cần lưu ý cách gõ đệm theo nhịp 3 HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp Luyện tập : HS luyện tập theo tổ HS luyện theo cá nhân GV nhận xét biểu dương c. Hoạt động 3: Một số hình thức trình bày bài hát . 5P Mục tiêu: - Biết một số hình thức hát như đơn ca, song ca... Cách tiến hành: GV giải thích các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như : Đơn ca, song ca.... 3. Củng cố: 3P HS hát lại bài : Hát mừng kết hợp vận động theo nhịp GV nêu ý nghĩa bài học Nhắc nhở HS về nhà học bài. Nhận xét giờ học _____________________________________ Chiều : Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 202 HĐNGLL KHỐI 5 ATGT : THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG I. Mục tiêu - HS biết những hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông. - HS biết phân tích các ứng xử thể hiện lối sống có đạo đức khi tham gia giao thông sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Có hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, biết giúp đỡ người tàn tật khi họ gặp khó khăn lúc đi lại trên đường bộ - Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn, văn hóa,lịch sự khi đi đường. - Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB để đảm bảo ATGT. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu học tập. III. Lên lớp: 1.Bài cũ: - Nguyên nhân tai nạn giao thông khi qua cầu đường bộ? - GV nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: Giới thiệu Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và trả lời các gợi ý sau: - Nội dung tranh 1 và 2 nói lên điều gì? - Hành vi của người đi xe máy thể hiện điều gì? (tranh 3) - Hai đội viên trong tranh 4 đang làm gì? - Hành vi của bạn ở tranh 5 đúng hay sai? - GV đặt vấn đề: 1. Em hãy cho biết hành vi nào thể hiện văn hóa giao thông, hành vi nào thể hiện thiếu văn hóa giao thông? (Thiếu văn minh lịch sự khi tham gia giao thông). 2. Hãy nêu cảm nghĩ của em về từng hành vi trên. 3. Theo em, thế nào là văn hóa giao thông? (Giúp đỡ tàn tật qua đường, nhường ghế cho người già trên tàu, xe). GV kết luận. Hành vi thể hiện văn hóa giao thông: tranh 1, 2, 4, 6, 8. + Hành vi thể hiện thiếu văn hóa giao thông: tranh 3, 5, 7. Cần học tập các hành vi ở tranh 1, 2, 4, 6, 8 và phê phán các hành vi ở tranh 3, 5, 7. Biết nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ, phụ nữ có thai, người già yếu, người tàn tật hoặc người gặp tai nạn cần giúp đỡ. Lớp nhận xét, bổ sung. GHI NHỚ: Trang 28 tài liệu GD ATGT - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 3. Củng cố: - Cho HS thực hành phần bài tập trang 28 và 29 (tài liệu GD ATGT) - GV kết luận. 4. Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 6: An toàn giao thông đường sắt _________________________________________________ Chiều : Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 4 ATGT : THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG I. Mục tiêu - HS biết những hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông. - HS biết phân tích các ứng xử thể hiện lối sống có đạo đức khi tham gia giao thông sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Có hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, biết giúp đỡ người tàn tật khi họ gặp khó khăn lúc đi lại trên đường bộ - Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn, văn hóa,lịch sự khi đi đường. - Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB để đảm bảo ATGT. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu học tập. III. Lên lớp: 1.Bài cũ: - Nguyên nhân tai nạn giao thông khi qua cầu đường bộ? - GV nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: Giới thiệu Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và trả lời các gợi ý sau: - Nội dung tranh 1 và 2 nói lên điều gì? - Hành vi của người đi xe máy thể hiện điều gì? (tranh 3) - Hai đội viên trong tranh 4 đang làm gì? - Hành vi của bạn ở tranh 5 đúng hay sai? - GV đặt vấn đề: 1. Em hãy cho biết hành vi nào thể hiện văn hóa giao thông, hành vi nào thể hiện thiếu văn hóa giao thông? (Thiếu văn minh lịch sự khi tham gia giao thông). 2. Hãy nêu cảm nghĩ của em về từng hành vi trên. 3. Theo em, thế nào là văn hóa giao thông? (Giúp đỡ tàn tật qua đường, nhường ghế cho người già trên tàu, xe). GV kết luận. Hành vi thể hiện văn hóa giao thông: tranh 1, 2, 4, 6, 8. + Hành vi thể hiện thiếu văn hóa giao thông: tranh 3, 5, 7. Cần học tập các hành vi ở tranh 1, 2, 4, 6, 8 và phê phán các hành vi ở tranh 3, 5, 7. Biết nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ, phụ nữ có thai, người già yếu, người tàn tật hoặc người gặp tai nạn cần giúp đỡ. Lớp nhận xét, bổ sung. - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 3. Củng cố: - Cho HS nhắc lại kiến thức bài học. - GV kết luận.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2020_202.doc