Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh

 GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh”

 - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườn trường.

 - GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết, vẽ

 - Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HS báo cáo kết quả và rút ra kếtluận.

 * Kết luận:

 Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh

 Hoạt động 2: Trò chơi: “Gieo hạt – Nảy mầm”

 GV cho HS chơi trò chơi “Gieo hạt” theo gợi ý:

 - GV phố biến luật chơi:

 + HS xếp thành vòng tròn.

 + Quản trò hô“gieo hạt” thì HS thả nắm tay xuống đất mô phỏng động tác gieo hạt.

 + Quản trò hô“nảy mầm” thì HS chụm hai tay thành mầm non vươn nhẹ lên phía trên.

 + Quản trò hô “một cây”, “hai cây” thì HS lần lượt giơ một tay rồi hai tay.

 + Quản trò hô “một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa” thì HS xòe tay đan thành nụ thành hoa.

 + Quản trò hô “thành quả, quả chín” thì HS khép hai bàn tay thành hình quả

 - GV tổ chức cho HS chơi 3 – 5lượt.

 - Kết thúc trò chơi, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nội dungsau:

 + Qua trò chơi, con phát hiện ra cây lớn lên như thế nào?

 + Cảm xúc của con qua trò chơi?

 * Kết luận:

 Quá trình phát triển của cây thường là từ mầm hạt giống được gieo trồng, nếu có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì hạt mầm đó sẽ đơm trồi, nảy lộc, ra hoa rồi kết trái.

 - Để có một hành tinh tươi đẹp mỗi người cần tích cực trồng và chăm sóc cây .

 Hoạt động 3: Ươm cây xanh

 GV chia HS thành các nhóm để thực hiện việc ươm vườn cây xanh theo từng khu vực đã được chuẩn bị sẵn. GV tổ chức cho từng nhóm HS tự chọn vật liệu, dụng cụ và loại hạt giống để ươm cây (GV có thể chuẩn bị sẵn và phân công cho từng nhóm HS).

 - Sau khi HS chọn vật liệu, dụng cụ và hạt giống xong, GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận về thứ tự các việc cần làm để ươm và chăm sóc vườn cây ở trường.

 - GV hướng dẫn các nhóm thực hành ươm và chăm sóc cây ở vườn trường:

 + Xới đất cho tơi, bới đất tạo ra các khoảng trống, tra hạt giống vào các khoảng trống đó.

 + Vun đất để lấp kín hạt giống, tưới nước và nhổ cỏ sau khi gieo hạt.

 - Kết thúc hoạt động gieo trồng, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi:

 + Điều gì sẽ xảy ra sau khi gieo hạt?

 + Để hạt phát triển thành cây con cần làm gì tiếp theo?

 + Trồng và chăm sóc cây có lợi ích gì?

 - GV cho HS chia sẻ cảm xúc và những điều học sinh được khi cùng các bạn ươm và chăm sóc vườn cây ở trường.

 * Kết luận:

 - Cây thường được trồng từ hạt. Để trồng cây từ hạt em cần xới đất tơi xốp, vun trồng hạt giống vào đất tơi xốp, tưới nước đầy đủ

 - Mỗi bạn HS cần tích cực chăm sóc cho cây khi đã gieo trồng để cây phát triển tươi tốt. Cô và các con cùng cố gắng để xây dựng mái trường của chúng ta được phủ bóng màu xanh của cây cối.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Buổi chiều: Thứ 2 ngày 25 tháng 01 năm 2021
Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
 Tuần 20: EM ƯƠM CÂY XANH
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM ƯƠM CÂY XANH 
 1. Mục tiêu
 Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
 - Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt.
 - Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có câycon.
 - Thực hành được gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườntrường.
 2. Chuẩn bị
 - Tranh vẽ hình cây, tranh về sự phát triển của cây, tranh in hình mũi tên.
 - Thẻ được đánh số từ 1 đến 5
 - Hạt giống cây, đất, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước
 - Bút chì, bút sáp màu
 3. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh
 GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh”
 - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườn trường.
 - GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết, vẽ
 - Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HS báo cáo kết quả và rút ra kếtluận.
 * Kết luận:
 Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh
 Hoạt động 2: Trò chơi: “Gieo hạt – Nảy mầm”
 GV cho HS chơi trò chơi “Gieo hạt” theo gợi ý:
 - GV phố biến luật chơi:
 + HS xếp thành vòng tròn.
 + Quản trò hô“gieo hạt” thì HS thả nắm tay xuống đất mô phỏng động tác gieo hạt.
 + Quản trò hô“nảy mầm” thì HS chụm hai tay thành mầm non vươn nhẹ lên phía trên.
 + Quản trò hô “một cây”, “hai cây” thì HS lần lượt giơ một tay rồi hai tay.
 + Quản trò hô “một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa” thì HS xòe tay đan thành nụ thành hoa.
 + Quản trò hô “thành quả, quả chín” thì HS khép hai bàn tay thành hình quả
 - GV tổ chức cho HS chơi 3 – 5lượt.
 - Kết thúc trò chơi, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nội dungsau:
 + Qua trò chơi, con phát hiện ra cây lớn lên như thế nào?
 + Cảm xúc của con qua trò chơi?
 * Kết luận:
 Quá trình phát triển của cây thường là từ mầm hạt giống được gieo trồng, nếu có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì hạt mầm đó sẽ đơm trồi, nảy lộc, ra hoa rồi kết trái.
 - Để có một hành tinh tươi đẹp mỗi người cần tích cực trồng và chăm sóc cây .
 Hoạt động 3: Ươm cây xanh
 GV chia HS thành các nhóm để thực hiện việc ươm vườn cây xanh theo từng khu vực đã được chuẩn bị sẵn. GV tổ chức cho từng nhóm HS tự chọn vật liệu, dụng cụ và loại hạt giống để ươm cây (GV có thể chuẩn bị sẵn và phân công cho từng nhóm HS).
 - Sau khi HS chọn vật liệu, dụng cụ và hạt giống xong, GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận về thứ tự các việc cần làm để ươm và chăm sóc vườn cây ở trường.
 - GV hướng dẫn các nhóm thực hành ươm và chăm sóc cây ở vườn trường:
 + Xới đất cho tơi, bới đất tạo ra các khoảng trống, tra hạt giống vào các khoảng trống đó.
 + Vun đất để lấp kín hạt giống, tưới nước và nhổ cỏ sau khi gieo hạt.
 - Kết thúc hoạt động gieo trồng, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi:
 + Điều gì sẽ xảy ra sau khi gieo hạt?
 + Để hạt phát triển thành cây con cần làm gì tiếp theo?
 + Trồng và chăm sóc cây có lợi ích gì?
 - GV cho HS chia sẻ cảm xúc và những điều học sinh được khi cùng các bạn ươm và chăm sóc vườn cây ở trường.
 * Kết luận:
 - Cây thường được trồng từ hạt. Để trồng cây từ hạt em cần xới đất tơi xốp, vun trồng hạt giống vào đất tơi xốp, tưới nước đầy đủ
 - Mỗi bạn HS cần tích cực chăm sóc cho cây khi đã gieo trồng để cây phát triển tươi tốt. Cô và các con cùng cố gắng để xây dựng mái trường của chúng ta được phủ bóng màu xanh của cây cối.
 4. Nhận xét, dặn dò (1p).
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho tiết thực hành
 *********************************************** 
 Buổi chiều: Thứ 3 ngày 26 tháng 01 năm 2021
 Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
 CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết sử dụng các vật tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình:
-Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
- Xây dựng cốt truyện.
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
- Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
Hình thức tổ chức: 
Hoạt động cá nhân. Hoạt động cá nhân.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 5.
- Tranh ảnh , sản phẩm về một số loại hình sân khấu.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 5. 
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, băng dính, các vật tìm được: que tre, giấy bìa, vỏ hộp,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra đồ dùng (1p)
Khởi động: Chơi trò chơi truyền điện: Giáo viên cho học sinh nêu tên liên 
qua đến sân khấu
 Ví dụ: sân khấu- diễn viên- ca sĩ tuồng- chèo
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)
Hoạt động : Hướng dẫn thực hành (32p)
*Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS nêu lại cách tạo hình sân khấu.
- GV nhận xét, tóm tắt.
- GV cho HS xem một số sản phẩm cá nhân của HS.
- HS làm việc cá nhân, tự tạo hình nhân vật và tạo hình sân khấu, bối cảnh, phông nền, theo sự phân công của nhóm.
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn thêm để HS hoàn thành sản phẩm.
- Hết thời gian thực hành GV nhận xét một số sản phẩm cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò (1p).
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị tốt sản phẩm và đồ dùng để tiết học sau thực hành nhóm.
 ***************************************************
Buổi sáng: Thứ 5 ngày 28 tháng 01 năm 2021
Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3) 
 CHỦ ĐỀ 8 : TRÁI CÂY BỐN MÙA
	 (Tiết 2 )	
 I. MỤC TIÊU:
 - Vẽ, nặn hoặc xé dán được một vài loại trái cây theo ý thích.
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
 - Phương pháp: 
 + Gợi mở, trực quan, luyện tập thực hành.
 + Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 1. Giáo viên: Sách HMT3, một số sản phẩm của HS.
 2. Học sinh: Sách HMT3, giấy vẽ, giấy màu, giấy bồi, hồ dán, đất nặn....
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
 2. Khởi động: 
 - GV tổ chức trò chơi “ Vẽ nhanh, vẽ đẹp” (2p).
 - GV cho 3 HS vẽ nhanh hình quả trên bảng lớp.
 - Giáo viên cho học sinh nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)	
 Hoạt động 3: Thực hành (30p).
 - GV cho HS xem một số sản phẩm cá nhân, nhóm của HS năm trước.
 - GV cho HS thực hành cá nhân: HS nặn, vẽ, xé dán 1 số quả theo ý thích.
 - Cho các nhóm trưng bày để tạo kho hình ảnh.
 - HS trưng bày theo nhóm
 - GV cho các nhóm lựa chọn trong kho để sắp xếp thành sản phẩm tập thể, bổ sung thêm các chi tiết phụ cho sinh động.
 VD: Tạo đĩa trái cây hoặc giỏ trái cây...
 - GV quan sát các nhóm để theo dõi, gợi ý, hướng dẫn thêm cho các nhóm cách vẽ màu nền, hoàn thành sản phẩm.
 4. Nhận xét, dặn dò (1p).
 - GV nhận xét giờ học, Khen HS thưc hành tốt.
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_20_nam_hoc_2020_202.doc