Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc Cây bàng

- Đọc đúng giờ trên đồng hồ.

1. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh.

2. Thái độ: Luôn cẩn thận khi làm bài.

I. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.

2. Học sinh: Vở bài tập.

III. Tiến trình tiết dạy

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc Cây bàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
4 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: Hồ Gươm, nườm nượp.
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa U, Ư trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả (tập chép)
 Cây bàng
I.Mục đích yêu cầu:
-HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn cuối trong bài: Câu bàng.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần oang hoặc oac, chữ g hoặc gh.
	II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con các từ ngữ sau: trưa, tiếng chim, bóng râm.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (tập chép).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Học sinh viết bảng con: trưa, tiếng chim, bóng râm.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: chi chít, tán lá, khoảng sân, kẽ lá.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần oang hoặc oac.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.
Giải 
Mở toang, áo khoác, gõ trống, đàn ghi ta.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mĩ thuật 
Vẽ tranh bé và hoa
I.Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
 	-Nhận biết đề tài bé và hoa.
-Cảm nhận được vẽ đẹp của con người và thiên nhiên.
-Vẽ được bức tranh về đề tài bé và hoa.
II.đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh về đề tài bé và hoa.
-Hình minh hoạ bé và hoa.
-Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
Œ Giới thiệu đề tài
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu để học sinh thấy “Bé và hoa” đề tài này gần gũi với sinh hoạt vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
Trong tranh chỉ cần vẽ một em bé và một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé, nhiều bông hoa, cửa hàng bách hoá, chợ hoa.
 Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hình dáng và trang phục của em bé, đặc điểm màu sắc các loại hoa.
Màu sắc và kiểu áo của em bé.
Em bé đang làm gì?
Hình dáng các loại hoa.
Màu sắc của hoa.
Tự chọn loại hoa mà em thích nhất.
Giáo viên hướng dẫn các em vẽ:
Vẽ em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp trong vườn hoa.
Vẽ thêm cảnh vật khác như cây cối, lối đi, chim, bướm, …
Vẽ màu theo ý thích.
Ž Học sinh thực hành:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ: “Vẽ tranh bé và hoa”.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài)
Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc)
Hình dáng ngộ nghỉnh, vui.
Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ?
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Xem lại tất cả các bài vẽ đã học.
Vở tập vẽ, tẩy, chì, … .
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh ảnh SGK và tranh phóng lớn của giáo viên và nhận xét.
Tranh vẽ em bé trai hay gái, mấy em bé và mấy bông hoa ?
Cảnh vật xung quanh vẽ như thế nào?
Hình dung cách vẽ cho bài vẽ của mình, (học sinh nêu theo thực tế của tranh)
Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách vẽ cho bài vẽ của mình.
Nhắc lại yêu cầu.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp.
Thực hành ở nhà.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 29 tháng 4 năm 2009
Thể dục
( Giáo viên chuyên dạy )
Toán
Ôn tập các số đến 10 
I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Củng cố kiến thức đã học về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
Đo độ dài và thực hiện phép tính với các độ dài cho trước.
Đọc đúng giờ trên đồng hồ.
Kỹ năng:	Rèn kỹ năng tính nhanh.
Thái độ:	Luôn cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:	Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:	Vở bài tập.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
22’
5’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
Gọi học sinh lên xoay kim đồng hồ được đúng giờ theo hiệu lệnh.
Nhận xét – ghi điểm.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, động não.
Cho học sinh làm vở bài tập trang 57:
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý đặt tính thẳng cột.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Đo đoạn dài AC, rồi đo đoạn AB.
Nghỉ giải lao
Bài 4: 
Các con hãy vẽ theo dấu chấm để được hình lọ hoa.
4.Củng cố:
Mỗi tổ nộp 5 vở chấm điểm.
Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
5.Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát.
Học sinh lên xoay kim.
Nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Bài 2:Tính.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Bài 3:Đo đoạn thẳng.
Học sinh đo và ghi vào ô vuông.
Học sinh nộp vở thi đua.
-Theo dõi
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tập đọc
 Đi học
I.Mục đích yêu cầu:
Học sinh đọc trơn cả bài Đi học.
-Phát âm đúng các từ ngữ : Lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. Luyện nghỉ hơi khi hết dòng thơ, khổ thơ.
Ôn các vần ăn, ăng; tìm được tiếng trong bài có vần ăn, tiếng ngoài bài có vần ăn, vần ăng. 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Băng ghi lại bài hát đi học cho học sinh nghe.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
13’
5’
10’
5’
19’
5’
10’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
-Gọi 2 học sinh đọc bài: “Cây bàng” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
-GV nhận xét chung.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng nhẹ nhàng, nhí nhảnh). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
-Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: Lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối.
-Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên:
Luyện đọc câu:
-Gọi em đầu bàn đọc dòng thơ thứ nhất. Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
-Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
-Thi đọc cả bài thơ.
-Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
-Đọc đồng thanh cả bài.
* Nghỉ giữa tiết
Luyện tập:
Ôn vần ăn, ăng:
-Giáo viên yêu cầu Bài tập 1: 
-Tìm tiếng trong bài có vần ăng?
Bài tập 2:
-Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, ăng ?
-Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
-Hỏi bài mới học.
-Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Đường đến trường có những cảnh gì đẹp?
Nghỉ giải lao
Thực hành luyện nó và làm bài tập:
Đề tài: Tìm những câu thơ trong bài ứng với nội dung từng bức tranh.
-Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh hỏi đáp về các bức tranh trong SGK.
-Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
4.Củng cố:
-Hỏi tên bài, gọi đọc bài.
-Hát bài hát : Đi học.
5.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
-Hát
-Học sinh nêu tên bài trước.
-2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
-Nhắc tựa đề.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
-Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
-Vài em đọc các từ trên bảng.
-Đọc nối tiếp mỗi em 1 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái.
-3 học sinh đọc theo 3 khổ thơ, mỗi em đọc mỗi khổ thơ.
-2 học sinh thi đọc cả bài thơ.
-2 em, lớp đồng thanh.
-Lặng, vắng, nắng
-Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
ăn: khăn, bắn súng, hẳn hoi, cằn nhằn,…
ăng: băng gia, giăng hàng, căng thẳng,…
-2 em đọc lại bài thơ.
-Hương thơm của hoa rừng, có nước suối trong nói chuyện thì thầm, có cây cọ xoè ô che nắng.
-Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
-Tranh 1: Trường của em be bé. Nằm lăïng giữa rừng cây.
-Tranh 2: Cô giáo em tre trẻ. Dạy em hát rất hay.
-Tranh 3: Hương rừng thơm đồi vắng. -Nước suối trong thầm thì.
-Tranh 4: Cọ xoè ô che nắng. Râm mát đường em đi.
-Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài.
-Hát tập thể bài Đi học.
-Thực hành ở nhà.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày tháng 5 năm 2009
Toán
Ôn tập các số đến 10
I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố về:
Làm tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 10.
So sánh 2 số trong phạm vi 10.
Giải toán có lời văn.
Nhận dạng hình, vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm.
Kỹ năng:	Rèn luyện kỹ năng làm tính nhanh.
Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:	Đồ dùng luyện tập.
Học sinh:
Vở bài tập.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
22’
5’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
Học sinh làm bài ở bảng lớp:
14 + 2 + 3
52 + 5 + 2
30 – 20 + 50
80 – 50 – 10
Nhận xét – ghi điểm.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, động não.
Cho học sinh làm vở bài tập trang 58.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Khi làm bài, lưu ý gì?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Bài 3: Đọc đề bài.
*Nghỉ giải lao
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
4.Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau.
Trên hình dưới đây:
+ Có … đoạn thẳng?
+ Có … hình vuông?
+ Có … hình tam giác?
Nhận xét.
5.Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị làm kiểm tra.
Hát.
3 em lên làm ở bảng lớp.
Lớp làm vào bảng con.
14 + 2 + 3 = 19
52 + 5 + 2 = 59
30 – 20 + 50 = 60
80 – 50 – 10 = 20
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1: Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
So sánh trước rồi điền dấu sau.
Bài 2: Điền số thích hợp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Bài 3: 1 học sinh đọc đề.
1 học sinh tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Sửa bài thi đua.
Bài 4: Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Học sinh cử mỗi đội 3 bạn lên thi đua.
Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
-HS theo dõi
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Chính tả (Nghe viết)
 Đi học
I.Mục đích yêu cầu:
	-HS nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài: Đi học.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ăn hoặc ăng, chữ ng, ngh.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung hai khổ thơ cần chép và bài tập 2 và 3.
-Học sinh cần có VBT.
III. Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1’
5’
1’
17’
5’
5’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài trước
-Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
-Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non.
-Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
3.Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài : ( Ghi đề lên bảng )
b. Giảng nội dung bài mới
3.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
-Học sinh đọc lại hai khổ thơ đã được giáo viên chép trên bảng.
-Cho học sinh phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
-Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
-Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Nghỉ giải lao
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
-Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. 
-Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của các bài tập.
-Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố: Vừa rồi các em học chính tả bài gì?
5.Nhận xét, dặn dò:
-Yêu cầu học sinh về nhà chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
-Hát
-Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
-Cả lớp viết bảng con: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh đọc hai khổ thơ trên bảng phụ. Học sinh viết tiếng khó vào bảng con: dắt tay, lên nương, nằm lặng, rừng cây.
-Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
-Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
-Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2: Điền vần ăn hay ăng.
Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh.
-Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo -2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 6 học sinh
Giải 
Bà

File đính kèm:

  • docTUAN 33.doc