Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ

 - GV cho HS kể tên một một số gia đình thương binh, liệt sĩ của quê hương mà các em được biết.

 - Giáo viên giới thiệu một số gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương.

 Ví dụ:

 + Gia đình ông Nguyễn Văn Cầu- bà Phan Thị Bính có liệt sĩ Nguyễn Quang Nhường.

 + Gia đinh bà Nguyễn Thị Hồng có chồng là liệt sĩ ở thôn Kim Bình .

 + Gia đình bà An có chồng là thương binh đã mất ở thôn Kim Bình,.

 - GV tổ chức cho HS thảo luận chia sẻ cảm xúc của bản thân.

 - Học sinh chia sẻ cảm xúc của mình

*Giáo viên kết luận: Các anh hùng thương binh, liệt sĩ đã hi sinh bản thân mình để giữ gìn và bảo vệ quê hương, đất nước. Gia đình họ cũng chịu nhiều mất mát, đau thương. Mọi người đều có trách nhiệm chia sẻ những đau thương, mất mát đó.

 Hoạt động 2: Trang sử hào hùng

- GV( phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm) tổ chức cho HS đến thắp hương, đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ xã Sơn Kim 2.

 + Giáo viên giới thiệu một số nét về đài tưởng niệm các liệt sĩ cho học sinh hiểu biết thêm.

+ HS chia sẻ cảm xúc của bản thân về buổi trải nghiệm.

*Kết luận: Dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược đã chịu nhiều mất mát, đau thương. Sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho các em ngày hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
Buổi chiều: Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020
Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
- Biết được một số gia đình thương binh liệt sĩ tại địa phương.
- Thực hiện việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước.
- Tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc trong đấu tranh giữ gìn độc lập, tự do của Tổ quốc.
2. Chuẩn bị
- Phương tiện đi lại để HS tới thắp hương đài tưởng niệm liệt sĩ xã Sơn Kim 2.
- Tìm hiểu một số gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương.
3. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động:
- Giáo viên cho học sinh khởi động theo bài hát “ Cháu yêu chú bộ đội”
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng.
3.Bài dạy:
Hoạt động 1: Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ 
 - GV cho HS kể tên một một số gia đình thương binh, liệt sĩ của quê hương mà các em được biết.
 - Giáo viên giới thiệu một số gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương.
 Ví dụ: 
 + Gia đình ông Nguyễn Văn Cầu- bà Phan Thị Bính có liệt sĩ Nguyễn Quang Nhường.
 + Gia đinh bà Nguyễn Thị Hồng có chồng là liệt sĩ ở thôn Kim Bình .
 + Gia đình bà An có chồng là thương binh đã mất ở thôn Kim Bình,...
 - GV tổ chức cho HS thảo luận chia sẻ cảm xúc của bản thân.
 - Học sinh chia sẻ cảm xúc của mình
*Giáo viên kết luận: Các anh hùng thương binh, liệt sĩ đã hi sinh bản thân mình để giữ gìn và bảo vệ quê hương, đất nước. Gia đình họ cũng chịu nhiều mất mát, đau thương. Mọi người đều có trách nhiệm chia sẻ những đau thương, mất mát đó.
 Hoạt động 2: Trang sử hào hùng 
- GV( phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm) tổ chức cho HS đến thắp hương, đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ xã Sơn Kim 2. 
 + Giáo viên giới thiệu một số nét về đài tưởng niệm các liệt sĩ cho học sinh hiểu biết thêm.
+ HS chia sẻ cảm xúc của bản thân về buổi trải nghiệm.
*Kết luận: Dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược đã chịu nhiều mất mát, đau thương. Sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho các em ngày hôm nay.
 4. Cũng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
 ****************************************
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2020
Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
 CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM ( Tiết 2)
 I. Mục tiêu: 
Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình sản phẩm hai chiều, ba chiều.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
III.Đồ dùng dạy học: 
GV chuẩn bị:
- Sách học Mĩ thuật lớp 5.
- Tranh minh họa mô hình sản phẩm phù hợp nội dung chủ đề.
HS chuẩn bị:
- Sách học Mĩ thuật lớp 5. 
 - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, thép, giấy ăn.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra đồ dùng (2p)
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng(1p) 
Hoạt động : Hướng dẫn thực hành cá nhân (31p).
- Yêu cầu học sinh thảo luận và thống nhất nội dung, vật liệu, hình thức thể hiện sau đó phân công nhiệm vụ để tạo hình sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh thực hành tạo sản phẩm cá nhân từ những vật liệu đã chuẩn bị theo sự phân công để tạo kho hình ảnh.
- HS thực hành cá nhân: Tạo hình các hình ảnh như dáng người cây cối, trường học
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS hoàn thành sản phẩm của mình.
3. Nhận xét, dặn dò (2p).
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi HS thực hành tốt, động viên HS khác cố gắng hơn.
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học sau
 ***************************************************
Buổi chiều: Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020
Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3)
 CHỦ ĐỀ 6: BỐN MÙA (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS bước đầu biết sử dụng các màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong năm.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Tiếp cận theo chủ đề
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị
* GV: + SGV, SGK
	 + Một số bài vẽ phù hợp với chủ đề.
	 + Một số bài vẽ mẫu của HS.
 * HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo
IV. Các hoạt động chủ yếu
 1.Kiểm tra đồ dùng(2p)
 2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng(1p)
Hoạt động: Hướng dẫn thực hành(30p)
- GV hỏi HS:
+ Các em đã được học chủ đề gì ở tuần trước?
+ Em hãy nêu lại các mùa trong năm?
+ Mỗi mùa có những nét đặc trưng gì?
+ Hình ảnh chính được đặt vào vị trí nào trong tranh? 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS chọn nội dung chủ đề.
- HS thực hành theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ Mỗi cá nhân vẽ hình ảnh được phân công.
+ Vẽ màu vào hình ảnh.
+ Sắp xếp hình ảnh theo sự thống nhất của cả nhóm.
GV bao quát, hướng dẫn gợi ý thêm cho mỗi nhóm HS.
3. Nhận xét, dặn dò (2p).
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi HS thực hành tốt, động viên HS khác cố gắng hơn.
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học sau

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_14_nam_hoc_2020_202.doc