Giáo án Hoạt động ngoài giời lên lớp Lớp 9 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức:

- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp, và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

* Kĩ năng sống.

- Tự tin khi giao ước thi đua học tập

- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ.

- Kĩ năng trình bày ý tưởng về chỉ tiêu thi đua.

- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch.

3. Về thái độ

-Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong đăng kí thi đua

* Giá trị đạo đức cần đạt

-Biết trân trọng những thành quả mà mình và tập thể đạt được.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự tin

- Năng lực chịu trách nhiệm

- Năng lực lập kế hoạch

II. Phương pháp.

- Thảo luận

- Trình bày

- Hỏi – đáp

 

docx25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giời lên lớp Lớp 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động:
+Giao ước thi đua
+Thảo luận kế hoạch hành động
+Thông qua chương trình hành động.
+Văn nghệ
+GVCN phát biểu.
Hoạt động 2
Giao ước thi đua
-Nêu thể lệ giao ước thi đua: Mỗi cá nhân, mỗi tổ, lớp đều có bản giao ước thi đua.
-Cá nhân đọc bản giao ước thi đua:
 +Học sinh học khá giỏi
 +Học sinh học yếu, kém.
-Từng tổ đọc bản giao ước thi đua của tổ mình.
-Các tổ và cá nhân nộp bản giao ước cho thư ký.
-Trình bày “Chương trình thi đua của lớp”
Hoạt động 3
Thảo luận kế hoạch hành động
-Lần lượt nêu các câu hỏi:
 +Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, các bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Tại sao?
 +Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng?
 +Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân bạn có thể làm những việc gì để thực hiện những chỉ tiêu đề ra?
-Tham gia thảo luận.
-Tổng hợp các ý kiến.
- Các tổ lên trình bày những tiết mục văn nghệ.
1. Khởi động.
- Hát bài: Lớp chúng mình
- Tuyên bố lí do: Tuần trước, lớp chúng ta đã nghe nhiều báo cáo kinh nghiệm học tập tốt. Lớp đã thảo luận sôi nổi để biến những kinh nghiệm đó thành phương pháp học tập bổ ích cho mỗi cá nhân học sinh. Trong tiết học động hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đăng ký thi đua thảo luận về việc thực hiện những chỉ tiêu thi đua của mình để việc học tập của lớp nói chung và của mỗi người đạt được kết quả tốt nhất.
- Giới thiệu đại biểu
2. Lễ giao ước thi đua.
- Thi đua giữa các cá nhân trong tổ.
- Thi đua giữa các tổ 
3. Thảo luận kế hoạch và văn nghệ.
V. Kết quả.
Ngày soạn: 16/10/2018	 TIẾT 4
Ngày dạy:..
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động 2
EM LÀ NHÀ KHOA HỌC
I.Mục tiêu.	
1. Về kiến thức:
- Nâng cao quyền được phát triển khả năng về trí tuệ, vận dụng tri thức đã học để giải thích một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong đời sống.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng tham gia vào hoạt động, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động.
- Kĩ năng nêu vấn đề và giải quyết vấn đề về các kiến thức khoa học.
- Kĩ năng xác định, tìm kiếm, lựa chọn.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm vào vai nhà khoa học trẻ.
3. Về thái độ:
-Có thái độ yêu thích các môn học, và học tập tự giác tích cực hơn.
* Giá trị đạo đức cần đạt
- Biết tôn trọng những sản phẩm của mình cũng như của người khác 
- Biết sử dụng và baảo quản vật dụng trong gia đình, nhà trường và ở nơi công cộng.
4. Phát triển năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự chịu trách nhiệm
- Năng lực nhận thức.
II. Phương pháp	
- Thảo luận
III. Chuẩn bị 
1-Phương tiện hoạt động:	
-Câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề cuộc thi.	
-Một số tiết mục văn nghệ.	
2-Về tổ chức:	
-GVCN phổ biến kế hoạch hoạt động.	
-Sưu tầm tài liệu, câu đố khoa học...	
IV. Tiến trình hoạt động – giáo dục
1. Ổn định tổ chức
 SS: 38 vắng:..
II.Giới thiệu hoạt động.
Người thực hiện
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung
LPVT
Người điều khiển
Người điều khiển
Người điều khiển
Ngưới điều khiển
Các đội tham gia
BGK
Người điều khiển
GVCN
BGK
GVCN
Hoạt động 1
- bắt nhịp cho lớp hát bài: em yêu trường em”
- Tuyên bố lí do
- Giới thiệu đại biểu
Hoạt động 2
Thi hiểu biết
-Nêu thể lệ cuộc thi: Từng đội bốc thăm câu hỏi, cho 30 giây hộiý, đội đó trả lời,nếu đội đó trả lời chưa chính xác, chưa hay hoặc không trả lời thì các đội khác giành quyền trả lời.Mốc điểm mỗi câu hỏi là 10. Ban cố vấn quyết định câu trả lời nào là phù hợp và cho điểm. Thư ký ghi điểm công khai lên bảng. Cuối cùng, BGK sẽ tính tổng số điểm của từng đội, nếu điểm của hai đội bằng nhau thì sẽ có câu hỏi phụ.Và công bố đội đoạt giải.
-Giới thiệu BGK và thư ký.
-Tổ chức thi:
1-Hằng ngày ta vẫn nhìn thấy kiến bò khắp nơi. Hễ gặp nhau là kiến lại chụm đầu vào nhau rồi mới đi tiếp. Bạn hãy giải thích vì sao?
2-Khi không may chạm vào con sâu róm, bạn sẽ thấy ngứa và đau rát. Tại sao?
3-Số 0 sao lại gọi là số chẵn?
4-Tại sao tàu thuyền lại nổi được?
5-Tại sao thiếu nước, thực vật sẽ khô héo và chết?
6-Tại sao khi sờ tay vào kim loại ta lại thấy lạnh?
7-Tại sao một cái kim có thể nổi trên mặt nước?
8-Tại sao con dơi bay trong đêm tối lại không đâm vào tường, vào cây?
9-Toán học phát triển sớm nhất trên thế giới là ở nước nào?
10-Tại sao kim loại Natri có thể cháy trong nước?
11-Đỉnh cao của phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo là gì?
12-Đây là bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để nói với thế giới rằng: Nước Việt Nam là nước độc lập, tự do, dân chủ cộng hòa.
-Tổng kết cuộc thi:Trao phần thưởng
Hoạt động 3
Giao lưu văn nghệ giữa các tổ
- Nêu thể lệ cuộc thi. Tiêu chuẩn đánh giá về nội dung, phong cách, tác phong. sự hấp dẫn... ; 
 -Các tiết mục lần lượt được Ban giám khảo mời trình bày Ban giám khảo cho điểm theo từng tiết mục..
-Công bố kết quả cuộc thi.
-Phát thưởng.
Hoạt động 4
Kết thúc
-Nhận xét chung về quá trình chuẩn bị, tham gia dự thi của các tổ.
-Nhận xét, đánh giá, động viên học sinh.
1. Khởi động
- Hát tập thể
2. Thi hiểu biết.
* Đáp án.
1. -Đó là tín hiệu phát hiện ra mồi và chúng muốn thông báo cho nhau cùng đi tha mồi.
2. -Đó là nọc độc ở lông sâu róm.
3. -Trong số nguyên, số 0 không có bội số, mọi số tự nhiên đều là ước số của số 0. Số có số 0 cuối cùng đều chia hết cho 2, do đó số 0 là số chẵn.
4. -Đó là do lực đẩy Ac-si-met và cấu tạo của vỏ tàu.
5. -Nước có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của tế bào, nếu thiếu nước các tế bào sẽ không tồn tại và phát triển vì vậy cây sẽ khô héo và chết.
6. -Kim loại dẫn nhiệt tốt,hơi nóng ở da tay truyền nhiệt sang kim loại, tạo ra cảm giác lạnh khi sờ vào.
7. -Các phân tử nước hút nhau bằng một lực tĩnh điện, lực đó trên bề mặt nước còn mạnh hơn tạo ra một loại “rào chắn” vô hình gọi là “sức căng bề mặt”.Một vật nhẹ như cái kim có thể nổi được là vì vậy.
8. -Dơi có khả năng định vị âm thanh dội lại nhờ vào tai chứ không phải mắt.Nên khi gặp vật cản dơi sẽ chao người né đi hướng khác.
9. -Trung Quốc là quê hương của Toán học.
10. -Do Natri phản ứng với nước thì tỏa nhiệt.
11. -Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
12. -Bản Tuyên ngôn độc lập.
3. Giao lưu văn nghệ
V. Kết quả hoạt động
Ngày soạn :06/11/2018 	TIẾT 5
Ngày giảng:.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1
ĐĂNG KÝ THI ĐUA TUẦN HỌC TỐT THÁNG HỌC TỐT 
I. Mục tiêu: Sau hoạt động, hs có khả năng:
1. Về kiến thức.
-Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lâp thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11.
2. Về kĩ năng.
- Biết sắp xếp thời gian để học bài, lập kế hoạch học tập
* Kĩ năng sống.
- Nêu vấn đề về thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt.
- Trình bày suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt.
- Đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tuần học tốt, tháng học tốt.
3. Về thái độ
-Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
* Giá trị đạo đức cần đạt
- Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau thức hiện tốt kế hoạch thi đua.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực đoàn kết
- Năng lực tự tin	
II. Phương pháp
Trao đổi, thảo luận	, biểu đạt sang tạo
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên.
- Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp.
-Giáo viên định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm, khả năng, điều kiện cụ thể của lớp
2. Về học sinh.
+Họp cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thi đua của lớp.
+Các tổ thảo luận kế hoạch của tổ dựa trên kế hoạch của lớp.
+HS xây dựng kế hoạch của cá nhân.
+Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+Phân công người dẫn chương trình, thư kí, trang trí lớp.
IV. Tiến trình hoạt động – giáo dục.
1. Ổn định tổ chức.
	SS: 38 	Vắng:.
2. Tiến hành hoạt động
NTH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
LPVT
DCT
DCT
DCT
DCT
HSCT
DCT
HSCT
DCT
HSCT
DCT
DCT
DCT
DCT
DCT
DCT
DCT
GVCN
Hoạt động 1
- Bắt nhịp cho lớp hát một bài hát tập thể “Bông hồng tặng cô”
-Tuyên bố lí do:
Để việc học tập thành công, công lao của các thầy cô giáo là rất to lớn nhưng không thể thiếu việc học tập tích cực của mỗi học sinh. Trong tiết học hôm nay, lớp chúng tasẽ cùng nhau thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt, đăng kí thi đua của mỗi cá nhân, chỉ tiêu phấn đấu của các tổ và giao ước thi đua với nhau.
-Giới thiệu khách mời.
-Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 2
Thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt
-Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi được viết trên bảng phụ treo trên bảng.
1-Thế nào là tiết học tốt,tuần học tốt, tháng học tốt?
*Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến,Hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo.Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên.Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt.
2-Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì?
*Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao.
3-Để có những tiết học tốt , tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì?
*Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình...
-Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận.
- Mời đại diện các tổ kể một tấm gương về chủ đề học tập.
Hoạt động 3
Đăng kí và giao ước thi đua
- Mời từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Treo tờ đăng kí đó lên bảng.
- Mời đại diện học sinh đọc đăng kí thi đua của cá nhân mình.
- Mời cá nhân nộp bản đăng kí thi đua cho tổ trưởng.
-Mời lớp trưởng đọc bản giao ước thi đua của lớp.
- Mời GVCN và Lớp trưởng kí vào bản giao ước thi đua của lớp.
-Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân của các tổ.
-Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên các em htực hiện tốt kế hoạch của mình.Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn
Hoạt động 3
Vui văn nghệ
-Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
1. Khởi động.
- Hát bài hát: Bông hồng tặng cô
- Lí do: 
Để việc học tập thành công, công lao của các thầy cô giáo là rất to lớn nhưng không thể thiếu việc học tập tích cực của mỗi học sinh. Trong tiết học hôm nay, lớp chúng tasẽ cùng nhau thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt, đăng kí thi đua của mỗi cá nhân, chỉ tiêu phấn đấu của các tổ và giao ước thi đua với nhau.
2. Thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt
* Câu hỏi và gợi ý trả lời.
1-Thế nào là tiết học tốt,tuần học tốt, tháng học tốt?
=>Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến,Hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo.Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên.Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt.
2-Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì?
=>Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao.
3-Để có những tiết học tốt , tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì?
=>Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình...
3. Đăng kí thi đua
* Tập thể.
- Tổ 1:
- Tổ 2:
- Tổ 3:
- Tổ 4:
* Cá nhân
4.Văn nghệ.
V. Kết quả hoạt động.
Ngày soạn 12/11
Ngày giảng:.	 TIẾT 6: 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 2
KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG
I.Mục tiêu:	Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
2. Về kĩ năng
-Biết lễ phép nghe lời thầy cô giáo.
* Kĩ năng sống.
- Có kĩ năng tự tin khi tham gia giao tiếp vào lễ kỉ niệm
- Biết tìm tòi, sưu tầm những bài hát về thầy cô.
3. Về thái độ
-Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo.
* Giá trị đạo đức cần đạt.
- Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
4. Phát triển năng lực
 - Năng lực tự tin
- Năng lực đoàn kết
II. Phương pháp.
- Thảo luận
- Trình bày
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
-Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Vị trí vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng phát triển đất nước.
-Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh.	
2. Học sinh
	-Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo.
	-Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò.
	-Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo.
	+Chuẩn bị lời chúc mừng và bản tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11.
	+Các tiết mục văn nghệ.
	+Hoa và tặng phẩm.
	+Phân công trang trí, kê bàn ghế.
	+Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu, thảo luận.
	+Mời đại biểu phụ huynh đến dự và phát biểu.
IV Tiến trình hoạt động – giáo dục
1. Ổn định tổ chức
	SS: 38	Vắng:..
2. Tiến hành hoạt động. 
Người thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cả tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Người điều khiển
Đại diện học sinh
Học sinh
Phụ huynh
Thầy cô giáo
Các tổ
Phụ huynh, thầy cô 
Học sinh
Người điều khiển
Hoạt động 1
-Hát một bài tập thể về thầy cô giáo.
-Tuyên bố lí do:
Hằng năm, cứ đến ngày 20-11,toàn xã hội lại có diệp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăn lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta phối hợp với các bác, các cô,các chú trong ban phụ huynh học sinh cùng tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn với các thầy cô giáo của mình.
-Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự.
-Giới thiệu đại biểu phụ huynh học sinh.
-Giới thiệu chương trình:
+Chúc mừng thầy cô giáo.
+Văn nghệ chào mừng 20-11.
Hoạt động 2
Chúc mừng thầy cô giáo
+Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.
+Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo.
+Tặng hoa cho thầy cô giáo
+Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo
+Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh.
Hoạt động 3
Văn nghệ chào mừng 20-11
+Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị.
+Góp vui văn nghệ.
+Xen vời văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của mình.
Hoạt động 4
Kết thúc
+Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu.
1. Khởi động
- Hát bài: Thầy cô là tất cả
- Lí do hoạt động:
Hằng năm, cứ đến ngày 20-11,toàn xã hội lại có diệp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăn lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta phối hợp với các bác, các cô,các chú trong ban phụ huynh học sinh cùng tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn với các thầy cô giáo của mình.
- Giới thiệu đại biểu.
2. Chúc mừng thầy cô
3. Văng nghệ
V. Kết quả hoạt động
.
Ngày soạn:04/12/2018
Ngày giảng:. 	Tiết 7:
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1
 THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ:
THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
1. Về kiens thức	
-Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
2. Về kĩ năng
- Biết xác định nhiệm vụ học tập của bản thân
* Kĩ năng sống.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống của dân tộc. 
3. Về thái độ
-Tự hào và tự xác định trách nhiệm học tập tốt để phát huy truyền thống đó.
* Giá trị đạo đức cần đạt
- Tự hào, biết ơn, trân trọng, giữ gìn truyền thống cách mạng của dân tộc
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tìm kiếm
- Năng lực tự tin
- Năng lực hiểu biết.
II. Phương pháp.
- Kể truyện
- Thảo luận
- Trình bày 
III. Chuẩn bị của giaosvieen và học sinh
1. Về giáo viên
-Sưu tầm tài liệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta.
-Các bài hát bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước.
-Một số câu hỏi câu đố vế tuyền thống cách mạng của quân và dân ta.
2. Về học sinh
-Phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng của mỗi giai đoạn cho mỗi tổ.
-Xây dựng chương trình hoạt động
-Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, văn nghệ.	
IV. Tiến trình hoạt động – Giáo dục
1. Ổn định lớp
	SS: 38	Vắng:.
2. Tiến hành hoạt động.
Người thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển
Người điều khiển
Đại diện các tổ
Người điều khiển
Cá nhân
Các tổ
Người điều khiển
GVCN
Hoạt động 1
-Hát một bài hát tập thể.
-Tuyên bố lí do:
Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giàng được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận người con không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường...Những chiến công thầm lặng ấy là của những người con trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hôm nay trong buổi hoạt động này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua các thời kì, kể lại và hát cho nhau nghe về những con người thầm lặng đó.
-Giới thiệu khách mời.
-Giới thiệu chương trình hoạt động.
+Tìm hiểu truyền thống cách mạng.
+Đố vui
+Văn nghệ
Hoạt động 2
Tìm hiểu truyền thống cách mạng
Mời đại diện các tổ lên trình bày.
Các tổ các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của tổ mình.
Hoạt động 3
Đố vui
1-Người được lưu truyền là người đầu tiên đánh giặc cứu nước là ai? TL: Thánh Gióng
2-Người anh hùng gắn liền với sự tích Hồ Gươm là ai? TL: Lê Lợi
3-Ai là người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta 3 lần chống quân Mông- Nguyên?
TL: Trần Hưng Đạo
4-Dòng chữ ghi trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì?
TL: Phá cường địch, báo hoàng ân.
5-Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông nào? Vào thời gian nào?
TL:Sông Bạch Đằng, năm 938.
6-Ai được phong là anh hùng áo vải, cờ đào?
TL: Quang Trung – Nguyễn Huệ
7-Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? TL:Năm 1858
8-Ai ôm bom ba càng xông vào xe giặc Pháp được phong là anh hùng? Quê ở đâu?
TL: Anh hùng Ngô Mây, quê ở Phù Cát- Bình Định.
9-Kể tên vài anh hùng nhỏ tuổi đã tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước.
TL: Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Kơ- pa- kơ- lơn,Võ Thị Sáu
10-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân đã nói câu gì mà trở thành câu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kì này?
TL: Nhằm thẳng quân thù mà bắn.
Hoạt động 4
Văn nghệ
Trình bày các bài hát:
-Kim Đồng
-Lời anh vọng mãi ngàn năm.
-Ca ngợi chị Võ Thị Sáu
-Màu áo chú bộ đội
Hoạt động 5
Kết thúc
-Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
-Đánh giá, nhận xét.
1. Khởi động.
- Hát bài quốc ca.
- Lí do hoạt động.
Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giàng được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận người con không trở về, có b

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gioi_len_lop_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx