Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề: Học sinh trung học với công tác phòng chống dịch covid-19
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:.
- Nhận ra được cách phòng tránh trước trong và khi nhiễm bệnh.
- Bảo vệ bản thân, gia đình trước tình hình dịch bệnh.
- Tiếp nhận và phản hồi thông tin qua các trang mạng.
2. Kĩ năng: Phát huy khả năng phòng chống dịch bệnh
3. Thái độ: HS có thái độ đúng với cộng đồng
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng tự tin khi tham gia các hoạt động
- Kĩ năng hợp tác với người khác trong các hoạt động.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Phương pháp biểu đạt sáng tạo.
- Giảng dạy giáo dục.
- Phương pháp hỏi và trả Phương pháp thảo luận.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các tài liệu của Bộ Y tế.
- Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
mới của Insurance2go, không chỉ bề mặt cảm ứng của điện thoại, mà mặt sau điện thoại, nút khóa và nút home đều là những căn nhà ấm áp cho lũ vi khuẩn sinh sôi phát triển. Loại vi khuẩn thường được tìm thấy nhất đó là E.Coli, loại vi khuẩn được tìm thấy ở trong phân. Loại vi khuẩn này gây ra tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa,... ngoài ra còn vô số các dịch bệnh khác (bao gồm cả vi rút Corona) có thể lây nhiễm qua chiếc dế cưng của chúng ta. Theo các chuyên gia y tế Anh, chiếc điện thoại không tự tạo ra vi khuẩn mà thủ phạm chính là đôi tay chúng ta. Cộng hưởng với nhiệt độ ấm áp của điện thoại, tạo nên môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Vậy tại sao điện thoại lại bẩn đến thế? Điện thoại đi theo ta hầu như tất cả sinh hoạt trong cuộc sống. Vậy hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này. Khi ăn bạn sử dụng điện thoại, vậy sau khi ăn bạn có rửa điện thoại không? Bạn có vệ sinh điện thoại sau khi sử dụng chúng trong nhà vệ sinh không? Bạn ra ngoài dạo phố và chụp ảnh cả ngày dài, bạn nghĩ bao nhiêu vi khuẩn từ khói bụi sẽ bám lên bề mặt điện thoại của bạn trước khi bạn về đến nhà? Đấy là lý do bạn cần thường xuyên vệ sinh chiếc điện thoại của mình, bằng cách lau sạch nó bằng cồn y tế, khăn giấy ướt và tự vệ sinh tay của chúng ta trước và sau khi tiếp xúc với điện thoại. 5. Nút bấm thang máy Tệ hơn cả chiếc điện thoại, nút bấm của thang máy chứa số lượng vi khuẩn gấp 40 lần so với bồn cầu vệ sinh. Bạn có để ý rằng những nút thang máy ít khi nào được vệ sinh kỹ càng mà chỉ được lau sơ bằng khăn khô? Nhưng hàng ngày, chỉ với 1 chiếc thang máy của 1 chung cư nhỏ đã có đến hàng trăm lượt bấm, từ những người ốm đau, tay bẩn đến những người khoẻ mạnh. Loại vi khuẩn được tìm trên nút thang máy thường là loại có nguy cơ dẫn đến bệnh đường ruột. Gần đây nút bấm thang máy trở thành vị trí có nguy cơ lây lan vi khuẩn, thậm chí là virus Corona hàng đầu ở nơi công sở vì lượng người sử dụng, chạm tay vào mỗi ngày rất lớn. Vì thế các toà nhà, chung cư đã có biện pháp bọc nylon cho nút bấm thang máy và sẽ được thay hàng ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ bản thân nhiều nhất có thể, hãy chăm chỉ rửa tay sau khi tiếp xúc với nút bấm bằng cồn y tế, nước rửa tay diệt khuẩn và nên luôn đeo khẩu trang khi đứng trong buồng thang máy. 6. Các vật dụng văn phòng Tất cả các bề mặt như mặt bàn, bàn phím laptop, chuột vi tính, bút viết,... đều dễ dàng tích tụ vô số các loại vi khuẩn nguy hiểm, mà đặc biệt trong thời gian này là loại vi rút Corona (nCOV-2019) gây viêm phổi cấp tính. Để hạn chế mang bệnh vào người, hãy lau sạch khu vực làm việc trước khi bắt tay vào làm việc. Bạn có thể trang bị cho mình loại cồn y tế 70 - 90% để nhanh chóng sát khuẩn những nơi mầm mống gây bệnh. Hoạt động 2:(10’) TÍCH HỢP “BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG” Bài học 7 lớp 6 BÁC HỒ VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT - LÀO Sau Hiệp định Geneve 1961-1962 về Lào được ký kết, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta, Nhà vua Lào Xri Xavang Vatthana, Hoàng thân Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp Lào Xuvana Phuma và các vị trong Chính phủ Lào sang thăm hữu nghị nước ta từ ngày 10 đến 13/3/1963. Trong chiêu đãi, hội đàm, hay thăm trường Đại học Bách khoa, Nhà máy cơ khí Hà Nội, chùa Quán Sứ, dự mít tinh quần chúng, lúc đón và tiễn đoàn cũng vậy, Bác đều nói đến "tình nghĩa anh em Việt – Lào". Tại trường Đại học Bách khoa, Bác nhắc nhở sinh viên "cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần vào việc giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt – Lào". Tại nhà máy cơ khí Hà Nội, Bác cũng căn dặn công nhân đoàn kết và giúp đỡ công nhân và nhân dân Lào anh em. Điều mà chúng tôi không bao giờ quên là những câu thơ Bác ứng khẩu trong lễ đón: Bấy lâu cách trở quan hà Từ nay Lào – Việt rất là gần nhau. Và trong lễ tiễn: Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long TRAO ĐỒI CHIA SẺ 1. Bạn có ai là bạn thân không ? Các bạn thường làm những gì cùng với nhau ? 2. Theo bạn, những việc các bạn làm cùng nhau đó có tốt cho bạn , cho bạn của bạn, hoặc cho cả hai người không ? 3. Chơi thân với bạn, theo bạn, ngoài việc góp ý cho bạn những điều chưa hay có cần khuyến khích bạn bởi những điều bạn làm tốt không ? 4. Tình bạn cần thiết như thế nào trong cuộc sống ? 5. Các bạn hãy thảo luận: Thế nào là những người bạn tốt hay tình bạn đích thực là như thế nào ? Nếu có thể hãy minh họa ý kiến của mình bằng một câu chuyện cụ thể. 6. Theo các bạn, có phải cứ ai chơi chung với mình đều là bạn ? 3. Thực hành /Luyện tập : (10’) Ở đây có 4 câu hỏi về virus corona mới, mời các bạn tham gia bóc câu hỏi và trả lời để nhận quà 1. Virus corona mới lây lan như thế nào ? Chủng mới của virus corona lần nầy là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi; nước miếng hoặc các xuất tiết từ mũi. Điều quan trọng là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng. 2. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu ? Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người. 3. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì ? Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm thông thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV. WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp. 4. Thời gian ủ bệnh là bao lâu ? Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 12,5 ngày mà ước tính trung bình là 5-6 ngày. Các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo theo dõi việc tiếp xúc với người khẳng định nhiễm virus 2019-nCoV là 14 ngày. 4. Vận dụng:(3’) Các em đã học ở Bác Hồ những gì sau khi nghe BÁC HỒ VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT - LÀO VI/. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : 3 phút. - GVCN : nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức kỉ luật của học sinh. - Động viên cả lớp phát huy kết quả hoạt động và sự tích cực tham gia hoạt động của lớp, của trường. VII/.DẶN DÒ : (2 phút) Chuẩn bị hoạt động ở tiết sau: Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra (covid -19) tiếp theo Hãy cập nhật thong tin để tự bảo cho bản thân, gia đình và cộng đồng - Hát tập thể bài: “Tia nắng, hạt mưa” Rút kinh nghiệm Ngày soạn: / /2020 Ngày dạy: / /2020 Lớp 6A3 CHỦ ĐỀ: HỌC SINH TRUNG HỌC VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 Tiết 14: Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra (covid -19) tiếp theo I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:. - Nhận ra được cách phòng tránh trước trong và khi nhiễm bệnh. - Bảo vệ bản thân, gia đình trước tình hình dịch bệnh. - Tiếp nhận và phản hồi thông tin qua các trang mạng. 2. Kĩ năng: Phát huy khả năng phòng chống dịch bệnh 3. Thái độ: HS có thái độ đúng với cộng đồng II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng tự tin khi tham gia các hoạt động - Kĩ năng hợp tác với người khác trong các hoạt động. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp biểu đạt sáng tạo. - Giảng dạy giáo dục. - Phương pháp hỏi và trả Phương pháp thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các tài liệu của Bộ Y tế. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: (5’) Chào các bạn! Để bắt đầu hoạt động mời cả lớp cùng hát với tôi bài “Tia nắng, hạt mưa” 2. Kết nối: (25’) - Đến dự buổi hoạt động hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của thầy chủ nhiệm lớp – thầy Trần Quốc Việt và sự có mặt của .học sinh của lớp 6A3 của chúng ta, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh chung. - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra (covid -19) phần 3 + Hoạt động 2: Tích hợp học tập 5 điều Bác Hồ Trước tiên chúng ta cùng đi vào hoạt động 1 Trong hoạt động 1 này chúng ta sẽ tiếp tục nghe thông tin Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra (covid -19) phần 3. Kính mời thầy Hoạt động 1:(15’) Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra (covid -19) phần 3 Hôm nay thầy trò ta cùng nhau trao đổi các vấn đề Vấn đề 1: Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là tiêu chuẩn để kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế đầy đủ từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV. Theo các báo cáo gần đây, những người nhiễm 2019-nCoV có thể gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng có ý nghĩa. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, những người có triệu chứng là nguyên nhân nhân của phần lớn các trường hợp gây lây nhiễm.. Vấn đề 2: Tổ chức Y tế thế giới có thay đổi lời khuyên về bảo vệ sức khỏe không Không, lời khuyên của chúng tôi là như nhau. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoV giống như đối với bất kỳ vi rút nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều quan trọng sống còn tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có hướng dẫn dự phòng lây nhiễm và các biện pháp kiểm soát lây trong cơ sở y tế. Vấn đề 3: Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus hay không Có, an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các đồ vật như thư hoặc bưu phẩm. Vấn đề 4: Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV hay không Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. 2019-nCoV là virus, do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị. Vấn đề 4: Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV hay không Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng, và người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được thăm dò, kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế thế giới đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV. Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm virus 2019-nCoV chúng ta nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và nếu có thể, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây đặc biệt không được khuyến nghị dùng cho 2019-nCoV vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại: - Dùng Vitamin C. - Hút thuốc. - Uống trà thảo dược truyền thống. - Đeo nhiều khẩu trang để tối đa hóa việc bảo vệ. - Tự dùng thuốc, chẳng hạn như kháng sinh. Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh nặng hơn, đồng thời đảm bảo chia xẻ tiền sử đi lại du lịch gần đây của bạn với nhân viên y tế cho bạn. Vấn đề 5: Chủng virus Corona mới nầy có lây qua đường khí dùnghay không Chủng virus Corona mới nầy có lây qua đường khí thở hay không là vấn đề mọi người muốn biết để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đường hô hấp. Khi một người hắt hơn hoặc ho, họ có thể làm văng ra những hạt lớn nhưng hạt nầy không lơ lững lâu dài trong không khí. Nó sẽ rơi xuống. Tiến trình chăm sóc y tế như đặt nội khí quản có thể làm văng ra những hạt nhỏ vào không khí. Hạt lớn hơn rơi nhanh hơn, hạt nhỏ hơn rơi chậm hơn. Tuy nhiên, đối với virus corona mới nầy, chúng ta vẫn cần thấy dữ liệu và hiểu biết cũng các thông tin mang tính khoa học mới đánh giá được .Hoạt động 2:(10’) Tích hợp học tập 5 điều Bác Hồ * Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm - Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi - Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ. - Dũng cảm: là biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.. Bác Hồ luôn dành rất nhiều tình cảm yêu thương cho thiếu niên, nhi đồng và sự nghiệp rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Cho đến nay, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi vẫn luôn được các bạn học sinh nhiều thế hệ ghi nhớ. Vậy bạn hiểu và thực hiện những lời dạy của Bác như thế nào ? Mời các bạn cho ý kiến chia sẻ 3. Thực hành /Luyện tập : (5’) - DCT :Các bạn học sinh viết cảm nghĩ “ Suy nghĩ về nhiệm vụ của học sinh hiện nay trong chương trình rèn luyện đội viên ” 4. Vận dụng:(5’) Là học sinh đứng trước tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp bạn cần nên làm những gì ? VI/. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : 3 phút. - GVCN : nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức kỉ luật của học sinh. - Động viên cả lớp phát huy kết quả hoạt động và sự tích cực tham gia hoạt động của lớp, của trường. VII/.DẶN DÒ : (2 phút) Trong hoạt động lần sau hãy cập nhật và tìm hiểu Các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp Chuẩn bị một số bài hát phục vụ : - Hát tập thể bài kết thúc hoạt động: “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” Rút kinh nghiệm Ngày soạn: / /2020 Ngày dạy: / /2020 Lớp 6A3 CHỦ ĐỀ: HỌC SINH TRUNG HỌC VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 Tiết 15 : Các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp I/MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG: 1. Kiến thức: Nhận thức đúng và hiểu biết nhất định khi phát hiện bản thân và người thân, có biểu hiện nhiễm bệnh ( ho sốt, khó thở,..). - Nhận thức đúng và hiểu biết nhất định khi bản thân và người thân, thầy cô, bạn bè trong trường bị nhiễm bệnh. 2. Kĩ năng, thái độ: - Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết, chia sẻ với công đồng. - Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và địa phương . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng tìm kiếm các thông tin - Kĩ năng trình bày ý nghĩ/ý tưởng - Kĩ năng tự tin tự trọng khi giao tiếp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp giảng giải . - Phương pháp biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các tài liệu của Bộ Y tế. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: (5’) Chào các bạn! Để bắt đầu hoạt động mời cả lớp cùng hát với tôi bài “ Tiếng ve gọi hè ” 2. Kết nối: (25’) Mùa hè đến nghĩa là tuổi học trò sắp đến những tiết ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì II và kết thúc một năm học. Nhưng với việc ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp là một vấn đề lớn nên học sinh phải biết và thức hiện các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp.Chính vì thế mà tập thể 6A3 của chúng em, tiến hành buổi hoạt động hôm nay cùng tìm hiểu Các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp - Đến dự buổi hoạt động hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của thầy chủ nhiệm lớp – thầy Trần Quốc Việt và sự có mặt của .học sinh của lớp 6A3 của chúng ta, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh chung. - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp + Hoạt động 2: Những bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ (10’) Trước tiên chúng ta đi vào hoạt động 1 Hoạt động 1:(15’) Các tình huống ứng phó bệnh viêm đường hô hấp cấp CÁC TÌNH HUỐNG ỨNG PHÓ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP I.CÁCH LY Cách ly y tế là gì ? Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh. Tại sao khi có dịch Covid-19 lại phải tiến hành cách ly y tế? Theo Luật phòng, chống bện truyền nhiễm 2007, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nên bắt buộc phải tiến hành các biện pháp cách ly y tế. Có những hình thức cách ly y tế nào? Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: áp dụng với các bệnh dịch thông thường, ít có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng; Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (như bệnh viện): áp dụng với các bệnh dịch có nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng; Cách ly nghiêm ngặt: là hình thức cách ly cao nhất, “nội bất xuất - ngoại bất nhập”. Nghĩa là ai đang ở khu vực cách ly nghiêm ngặt thì không được ra khỏi khu vực cách ly cho đến khi có quyết định kết thúc cách ly của cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, ai đang ở ngoài khu vực cũng không được vào cho đến khi kết thúc cách ly. Thế nào là cách ly y tế tập trung ? Cách ly y tế tập trung là khi một nhóm người có nguy cơ mắc bệnh (ví dụ nhóm người này vừa từ vùng có dịch trở về) thì được tập trung tại một khu vực (có thể là doanh trại quân đội, bệnh viện dã chiến...) để cách ly theo quy định. Thế nào là tự cách ly ? Tự cách ly là viêc tự cá nhân bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có triệu chứng hoặc bị bệnh đã xét nghiệm âm tính với mầm bệnh nhưng nghi ngờ chưa thực sự hết khẳ năng lây nhiễm chủ động cách ly bản thân mình nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh. Những người nào thuộc diện phải cách ly khi trong đợt dịch Covid-19 này ? Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân Covid-19 phải được cách ly. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây: Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kz tình huống nào. Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ; Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện): Những người đã mắc bệnh Covid-19 sẽ được cách ly tại Bệnh viện theo quy định và theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi bệnh và hết thời gian cách ly sẽ được về nhà. Cách ly nghiêm ngặt: Áp dụng với toàn bộ những người đang ở trong một khu vực (ví dụ một thôn/bản hoặc một xã) hoặc ở một đơn vị, cơ quan nào đó mà có quyết định cách ly nghiêm ngặt thì đều phải cách ly. Không ai được ra khỏi khu vực cách ly cho đến khi có quyết định kết thúc cách ly của cơ quan có thẩm quyền, bất kể người đó có nguy cơ mắc bệnh hay không có nguy cơ mắc bệnh. Người
File đính kèm:
- CHU DE HOC SINH TRUNG HOC PHONG CHONG DICH COVID 19_12781484.doc