Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu: Tham gia cá hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

 - HS có ý thức và hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương.

 - Những món quà của tập thể lớp, tổ, cá nhân trong buổi lễ trao quà quyên góp.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc46 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Trước 1-2 tuần , GV cần phổ biến cho HS nắm được:
+ Chủ đề của cuộc giao lưu.
+ Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Nội dung: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dân tộc anh hùng cách mạng theo hình thức giải ô chữ.
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra 1 đội chơi từ 3-5 người. Trong đó có 1 đội trưởng.
+ Soạn các câu hỏi, câu đố trò chơi, ... và các đáp án.
- Phần thưởng cho các đội chơi. 
- Tặng phẩm nhỏ cho các cổ động viên.
- Phân công các tiết mục văn nghệ.
- Mời đại biểu tham dự cuộc thi.
Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức.
- Thông qua ND chương trình
- GV phổ biến luật chơi
- GV đọc câu hỏi tương ứng với đáp án để các đội lựa chọn.
- Đan xen giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ
Hoạt động 3: Tổng kết và trao giải.
- GV nhận xét cuộc thi.
- Công bố kết quả cuộc thi và trao phần thưởng.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
- Ngày hội môi trường
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nghe và ghi nhớ để chuẩn bị
- HS lắng nghe
- HS tiến hành thi
- HS lắng nghe
- HS nhận phần thưởng
- Nghe và ghi nhớ
Thứ hai, ngày 8 tháng 12 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 2: GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ và những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam.
	- Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
	- Tư liệu tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ về các trận đánh lớn của quân đội ta.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
? Tuần trước các em đã được tham gia hoạt động gì?
? Ngày 22/12 có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Thông báo cho cả lớp về nội dung buổi nói chuyện, thời gian, địa điểm tổ chức.
- Liên hệ với đại biểu cựu chiến binh tiêu biểu 
Hoạt động 2: Tiến hành buổi giao lưu
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu cựu chiến binh.
- Nêu chương trình buổi giao lưu
- Nghe đại biểu cựu chiến binh nói chuyện và thảo luận.
- GV mời HS trong lớp nêu các câu hỏi, đại biểu cựu chiến binh trả lời.
- Các đại biểu trả lời câu hỏi, giải thích, kể chuyện theo y/c mà HS nêu ra.
- Biểu diễn văn nghệ
Hoạt động 3: Kết thúc buổi giao lưu
- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho các đại biểu cựu chiến binh.
- GV Nhận xét và nhắc nhở HS rèn luyện tốt noi gương anh bộ đội cụ Hồ.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Giao lưu tìm hiểu về ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22-12.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
- HS nêu câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS biểu diễn văn nghệ
- HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho đại biểu cựu chiến binh.
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ hai, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 3: EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản.
	- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức tác phong tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.
	- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ ra sức phấn đấu rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. Chuẩn bị:
	- Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời đến nay.
	- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của Chi đội và Liên đội nhà trường, của cá nhân học sinh trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
? Tuần trước các em đã được tham gia hoạt động gì?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Chuẩn bị
* Đối với GV: Phối hợp với Chi đoàn, Liên đội nhà trường và chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động như chăm sóc công trình măng non, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng 
- Thành lập ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản gồm: GV chủ nhiệm lớp, Ban chỉ huy Chi đội, Tổ trưởng các tổ. 
- GV tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- HD học sinh thu thập tư liệu tranh ảnh, bài viết về các hoạt động của phong trào Trần Quốc Toản do Chi đội mình phụ trách.
- Dự kiến đại biểu mời.
* Đối với HS
- Tham gia tích cực vào phong trào em làm công tác Trần Quốc Toản do Chi đội phát động.
- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về hoạt động của phong trào theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện
* Phát động phong trào
- GV ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi phát động phong trào bằng một bài hát.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản.
* Tiến hành hoạt động:
a) Thăm tượng đài liệt sĩ (hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện về hoàn cảnh ra đời của phong trào Trần Quốc Toản)
- GV hướng dẫn các em thăm tượng đài liệt sĩ.
- Tại nghĩa trang liệt sĩ hướng dẫn các em xếp hàng trước đài tưởng niệm.
- Đại diện HS lên đặt hoa trên tượng đài, tất cả dành một phút tưởng niệm.
- Làm cỏ, dọn vệ sinh xung quanh tượng đài liệt sĩ.
b) Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân, vườn, xách nước, giặt quần áo ...
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá hoạt động
- Sau các hoạt động này, GV tiến hành tổng kết đánh giá, tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. 
- Dặn dò HS tiÕn hµnh viÕt th­ göi c¸c chiÕn sÜ n¬i biªn giíi, h¶i ®¶o chuẩn bị cho tiết học sau.
- Tham gia giao lưu với các cựu chiến binh ở địa phương.
- HS lắng nghe
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS nghe và ghi nhớ để thực hiện.
- HS ổn định tổ chức, hát
- HS lắng nghe
- HS đi thăm viếng tượng đài liệt sĩ
- HS dọn vệ sinh
- HS thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ
Thứ hai, ngày 22 tháng 12 năm 2014 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 4: ViÕt th¦ cho c¸c chiÕn sÜ ë biªn giíi, h¶i ®¶o
I. Môc tiªu: 
	- Gióp HS h×nh thµnh nh÷ng t×nh c¶m tèt ®Ñp, lßng biÕt ¬n vÒ sù hi sinh thÇm lÆng cña c¸c chiÕn sÜ ®ang canh gi÷ vïng biÓn ®¶o, biªn giíi cña Tæ quèc.
	- RÌn luyÖn kÜ n¨ng viÕt, thÓ hiÖn c¶m xóc ë c¸c em.
	- Tù hµo vÒ truyÒn thèng vÎ vang cña Qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam anh hïng.
II. ChuÈn bÞ: 
	- T­ liÖu, tranh ¶nh vÒ ho¹t ®éng b¶o vÖ Tæ quèc cña c¸c chiÕn sÜ ®ãng qu©n n¬i biªn giíi, h¶i ®¶o.
III. Ho¹t ®éng d¹y- häc:
Nội dung dạy học
Bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Các em ạ! Trong thời chiến, các anh bộ đội đã chiến đấu rất dũng cảm, lập nên những chiến công oanh liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong thời bình, các anh bộ đội vừa hăng say luyện tập quân sự, vừa tăng gia sản xuất, giúp dân phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản, nhà cửa. Và để tỏ lòng biết ơn đến các anh, hôm nay chúng ta sẽ tổ chức viết và đọc thư gửi đến các anh.
Hoạt động 3: Tổ chức đọc thư
- Ổn định tổ chức: Hát bài Chú bộ đội
- GV tuyên bố lí do, thông báo số thư đã nhận được
- HS ®äc th­ cña m×nh đã viết cho cả lớp nghe.
- GV nhËn xÐt vÒ ND c¸c bøc th­.
- H¸t vµ ®äc th¬ vÒ anh bé ®éi.
Hoạt động 4: NhËn xÐt - Đánh giá
- GV nhận xét tiết học
- DÆn chuÈn bÞ giê sau: GV phát kịch bản, mỗi tổ là một đội thi trình diễn một tiểu phẩm ngắn có nội dung Táo Quân chầu trời.
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
THÁNG 1
Chủ đề: NGÀY TẾT QUÊ EM.
 Hoạt động 1: TIỂU PHẨM "TÁO QUÂN CHẦU TRỜI"
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu ý nghĩa của ngày ông Công, ông Táo chầu trời.
	- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm "Táo quân chầu trời" mang ý nghĩa giáo dục con người.
II. Chuẩn bị:
	- Kịch bản “Táo quân chầu trời”
	- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng.
III. Hoạt động dạy - học:
Nội dung dạy học
Bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: Tiến hành cuộc thi
- GV đọc biểu điểm chấm thi:
+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của Táo Quân (1đ)
+ Lời nói rõ ràng hóm hỉnh phù hợp với nhân vật (2đ)
+ Diễn xuất sáng tạo phù hợp với điệu bộ (2đ)
+ Nội dung trình bày ngắn gọn, rõ ràng (5đ)
- Tiến hành cuộc thi:
+ GV tuyên bố lí do, nêu ý nghĩa của cuộc thi
+ Các đội trưởng lên bốc thăm thứ tự trình diễn
+ Lần lượt các đội lên trình diễn.
- Sau mỗi tiết mục GV chấm điểm vào phiếu điểm.
- Cả lớp bình chọn cá nhân trình diễn xuất sắc.
Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá.
- Sau khi phần trình diễn kết thúc, GV và HS hội ý để chọn các gải thưởng.
- GV trao phần thưởng cho tập thể và các cá nhân. 
- GV tổng kết khen ngợi những diễn viên hài nhí.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
- Dặn HS chuẩn bị giấy màu, keo dán, cành cây khô, ... cho tiết học sau.
Thứ hai, ngày 5 tháng 1 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 2: NGÀY HỘI "KHÉO TAY HAY LÀM"
I. Mục tiêu:
	- HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của tết truyền thống.
	- GD HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. Biết quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị:
	- Các tranh ảnh về hoa đào, hoa mai.
	- Giấy màu, kéo, keo dán để làm hoa.
III. Hoạt động dạy - học:
Nội dung dạy học
Bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh hoa Đào, Hoa Mai.
? Trong tranh có những loại hoa gì?
- GV: Trong ngày Tết cổ truyền, nhân dân ta thường trang trí nhà cửa bằng cây Đào hoặc cây Mai vàng. Hoa đào, hoa mai vàng luôn là đặc trưng cho ngày tết . Để chuẩn bị cho ngày Hội khéo tay hay làm, chúng ta sẽ làm và trưng bày sản phẩm hoa đào, hoa mai.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn làm hoa
* Gấp và cắt bông hoa 5 cánh
- Tạo các đường dấu để gập
- Gập, chia cánh hoa.
- Cắt cánh hoa 
* Kết bông hoa
- Làm từng lớp hoa: Dùng bút chì hoặc bút bi vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cho cánh cong lên.
- Làm bông hoa: Đặt và dán các lớp hoa chồng lên nhau.
- Làm nhị hoa: Lấy giấy vàng để cắt thành nhị hoa rồi dán vào bông hoa.
* Gắn hoa vào cành
Tùy theo cành hoa, dán số lượng các bông hoa cân đối, đẹp mắt.
Hoạt động 4: Học sinh hoàn thành sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm về vị trí quy định và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm. GV khen ngợi những nhóm có sản phẩm đẹp.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Mỗi HS luyện viết đẹp một bài thơ chúc tết của Bác Hồ.
Thứ hai, ngày 12 tháng 1 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 3: HỘI KHAI BÚT ĐẦU XUÂN (THI VIẾT CHỮ ĐẸP)
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu: Cho và xin chữ đầu xuân là nét đẹp văn hoá trong ngày Tết cổ truyền để chúc phúc cho một năm mới.
	- HS biết phát huy truyền thống văn hoá dân tộc qua việc rèn "Nét chữ, nết người" trong hội thi "Khai bút đầu xuân."
II. Chuẩn bị:
	- Giấy ô li, bút dạ, bút vẽ, bút màu.
III. Hoạt động dạy - học:
Nội dung dạy học
Bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV: Phong tục đón xuân mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc ta là tục đầu năm "cho chữ” và "xin chữ." Người cho chữ là những người hiền tài đức độ học rộng, giỏi giang. Người xin chữ mang về nhà treo để lấy may mắn và mong con cái mình học hành thông minh, sáng dạ.
Hoạt động 2: HS Luyện viết
- GV phát cho HS một số bài thơ chúc Tết của Bác Hồ 
- HS chọn 1 trong các bài thơ GV cung cấp, lựa chọn kiểu chữ mình thích, tập viết và tập trang trí bài viết theo các tiêu chí chấm như sau:
+ Bài viết đúng, sạch (2đ)
+ Trình bày trang trí đẹp (2đ)
+ Chữ viết đẹp, sáng tạo (5đ)
+ Hoàn thành đúng giờ quy định.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ có ND về mùa xuân, về Tết.
Hoạt động 3: Hội "Khai bút đầu xuân"
- giới thiệu thông qua chương trình, thời gian.
- Tiến hành thi. Hết thời gian, GV thu bài
- Văn nghệ chào mừng Tết.
Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá
- GV khen ngợi những thầy đồ tham dự khai bút đầu xuân.
- Tất cả các bài thi sẽ được chấm, xếp giải thưởng và được công bố trong tuần tới. Các bài viết đẹp sẽ được chọn tham gia triển lãm.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Mỗi nhóm chuẩn bị một cây để trưng bày trong ngày hội trồng cây của lớp và sưu tầm hình ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây. 
Thứ hai, ngày 19 tháng 1 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 4: TẾT TRỒNG CÂY
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước; Góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
	- HS biết trồng, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi tết trồng cây của Hồ Chủ Tịch.
II. Chuẩn bị:
	- Hình ảnh Bác Hồ với tết trồng cây.
	- Sản phẩm cây hoa, cây rau.
	- Hạt giống rau.
III. Hoạt động dạy - học:
Nội dung dạy học
Bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV: Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mùa xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày 6 tháng giêng đến ngày 6 /2. Từ đó đến nay phong trào Tết trồng cây đã trở thành phong trào rộng lớn trong toàn dân.
- 
- Mỗi tổ có một trang sưu tầm hình ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây. 
Hoạt động 3: Ngày hội trồng cây
- GV: Mỗi nhóm sẽ tiến hành trồng và chăm sóc một cây để trưng bày trong ngày hội trồng cây của lớp. Thời gian dành cho trưng bày và trang trí sản phẩm là 30 phút.
- Các nhóm HS trưng bày sản phẩm cây, hoa, rau của mình. Mỗi sản phẩm đều ghi rõ tên cây, tên người trồng.
- Các nhóm giới thiệu về trang sưu tầm hình ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây và sản phẩm của nhóm mình.
- Bình chọn các sản phẩm đẹp nhất 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV khen ngợi và trao thưởng cho những nhóm có sản phẩm đẹp nhất
- Khuyến khích các cá nhân, nhóm có thể tặng sản phẩm để trang hoàng làm đẹp trường, lớp.
- Khuyên HS vận động gia đình tích cực trồng cây ở mọi nơi, mọi chỗ.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Thứ hai, ngày 26 tháng 1 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 5: KỂ CHUYỆN PHONG TỤC NGÀY TẾT
Nội dung dạy học
Bổ sung
I. Môc tiªu:
- HS biết một số phong tục trong ngày Tết của địa phương nói riêng và hiểu thêm một số phong tục trong ngày Tết ở các địa phương trong cả nước.
- HS hiểu mỗi phong tục đều mang ý nghĩa văn hóa, giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên.
II. Chuẩn bị:
- Sách, báo, mạng Internet  giới thiệu về phong tục ngày Tết.
- Tìm hiểu phong tục ngày Tết ở địa phương	
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét và giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu phong tục ngày Tết quê em
* Tục gói bánh chưng: 
? Có 1 loại bánh thường được làm trong ngày Tết, đó là bánh gì?
? Bánh chưng được dùng để làm gì?
- GV: Phong tục làm bánh chưng vào dịp Tết là sự thể hiện nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, được nhân dân lưu truyền từ xưa đến nay.
Khi đã là người Việt Nam, dù chúng ta đi đến đâu cũng có không khí vui xuân của mọi người. Nhưng không thể thiếu được món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay đó là món bánh chưng. Vì bánh chưng là món ăn cổ truyền từ rất lâu đời, nên dân tộc ta đều thích nó. Bánh chưng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. 
* Tục xông đất: 
? Các em đã được nghe ông bà, bố mẹ nói về chuyện xông đất (đập đất) trong năm mới chưa?
- Mời 1-2 HS kể.
- GV: Sau phút giao thừa, năm cũ đã chuyển giao sang năm mới. Người đầu tiên bước chân vào nhà từ giờ phút này được gọi là người xông đất. Theo quan niệm xưa, người xông đất có thể mhang đến nhiều điều tốt đẹp hay mang lại những điều không may mắn cho 1 năm mới. Vì thế, tục xông đất được coi là quan trọng nhất nên nhiều gia đình đã chọn người để xông đất. Người được chọn xông đất thường là người khỏe mạnh, có nhiều đức tính tốt và hợp với người chủ nhà.
* Tục chúc Tết:
? Sau thời khắc bước sang năm mới, khi gặp nhau mọi người thường làm gì?
- GV cho HS hoạt động N2 sắm vai chúc Tết người thân, bạn bè ...
- Mời các nhóm lên sắm vai chúc Tết trước lớp.
- GV: Tết Nguyên đán là dịp mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đây là những ngày vui nhất trong năm. Trong những ngày Tết, mọi người thường có những lời thăm hỏi, chúc những điều tốt đẹp cho ông bà, cha mẹ, họ hàng, thầy cô, bạn bè ... Đây là nét đẹp văn hóa đáng được gìn giữ.
* Tục mừng tuổi: 
? Trong dịp năm mới có 1 phong tục mà các em rất thích, đó là gì?
? Trong gia đình em, ai là người mừng tuổi? Ai là người được nhận mừng tuổi?
- GV: Thông thường, sáng mồng 1 Tết, con cháu quây quần đông đủ để được ông bà, cha mẹ mừng tuổi. Đây là giây phút trẻ em thích nhất. Đồng thời con cháu cũng chúc thọ bề trên bằng những bao lì xì “Sống lâu trăm tuổi”. 
- GV HD HS kể về phong tục ngày Tết ở gia đình em.
- GVKL: Dân tộc ta có rất nhiêù phong tục được lưu truyền đến nay. Phong tục chúc Tết, mừng tuổi là nét văn hoá thật đẹp của xã hội ta, thể hiện tình cảm sâu sắc, sự quan tâm; đồng thời biểu lộ lòng hiếu thảo, sự biết ơn trong một tôn tri trật tự đầy nghĩa tình nên đã từ lâu được ông bà truyền dạy và sẽ được chúng ta gìn giữ truyền lại cho nhiều thế hệ sau.
HĐ3: Kết thúc tiết học
? Vừa rồi các em đã được kể chuyện về những gì?
- GV nhận xét đánh giá, khen ngợi.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.
Thứ hai, ngày 2 tháng 2 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Chủ đề: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Hoạt động 1: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
Nội dung
Bổ sung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3/2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi, ... liên quan đến chủ đề cuộc thi.
 + Micro, loa , âm li, bảng ghi đáp án; bút dạ, máy chiếu, phông ...
- HS: Mỗi lớp cử ra 3-5 HS tham gia giao lưu, chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ.
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Khởi động
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét và giới thiệu bài.
HĐ2: Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức
- GV thông qua nội dung chương trình, các phần giao lưu
- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu:
+ HS ngồi đúng vị trí quy định, không được nhắc nhở hoặc gợi ý cho nhau.
+ Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS phải ghi câu trả lời của mình vào bảng trong vòng 30 giây. Khi viết xong câu trả lời thì úp bảng xuống, hết thời gian mới giơ bảng.
+ Nếu sau 30 giây không có đáp án hoặc trả lời sai thì HS đó sẽ bị loại khỏi vòng chơi.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, ... Sau thời gian 30 giây các thí sinh giơ đáp án trả lời. Các thí sinh trả lời sai sẽ tự giác rời khỏi sàn thi đấu.
- Trong quá trình cuộc thi, GV giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
HĐ3: Kết thúc tiết học
- GV đánh giá nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội.
- Công bố kết quả và tiến hành trao giải thưởng.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
- Dặn HS chuẩn bị chot tiết học sau.
Thứ hai, ngày 9 tháng 2 năm 2015
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động 2: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
Nội dung
Bổ sung
I. Mục tiêu:
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm,  xoay quanh chủ đề “Mừng đảng, mừng xuân”.
- Thông qua giao lưu văn nghệ này HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Cờ để báo hiệu xin thi cho các đội .
- HS: + Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm,  xoay quanh chủ đề “Mừng đảng, mừng xuân”.
 + Mỗi tổ sẽ cử 4 – 5 người thành một đôi, 3 đội chơi sẽ thi đấu với nhau.
 + C

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_5_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan