Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonnat
Hoạt động 2: Muối cacbonnat.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời:
- Có mấy loại muối cacbonnat? Cho ví dụ?
- So sánh sự khác nhau giữa các loại muối cacbonnat?
HS: - Có 2 loại: Muối trung hoà Na2CO3 và muối axit NaHCO3.
- Muối trung hoà không có nguyên tố H trong thành phần gốc axit, muối axit có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
GV: Yêu cầu HS tra bảng tính tan và cho biết muối cacbonnat tan hay không tan trong nước?
HS: Đa số các muối cacbonnat đều không tan trừ Na2CO3 và K2CO3 là tan trong nước.
GV: Tính tan của muối Hiđrô cacbonnat?
HS: Muối Hiđrô cacbonnat tan trong nước.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaHCO3, Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH.
HS: - Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm trên
Bài: 29 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONNAT Tuần: . Ngày soạn: ... Tiết PPCT: 37 Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: HS biết - Axit cacbonnic là 1 axit rất yếu, không bền. - Muối cacbonnat có tính chất chung của muối: Tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonnat bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2. - Muối cacbonnat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất. b. Kỹ năng: - Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh tính chất của muối cacbonnat tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm. - Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonnat. c. Thái độ: - GD HS yêu thích môn học. 2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của axit cacbonic và muới cacbonat. 3. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, dd K2CO3, Ca(OH)2, Na2CO3, CaCl2, NaHCO3. b. Học sinh: Xem trước kiến thức. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định , kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Không. 4.3. Bài mới: Axit cacbonnic và muối cacbonat có những tính chất và ứng dụng gì? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Axit cacbonnic. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK GV: Nước tự nhiên và nước mưa có hoà tan khí CO2: 100cm3 nước hoà tan được 90cm3 khí CO2. GV: Trong nước mưa có chất gì? HS: Có H2CO3. GV:Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của axit cacbonnic. GV:Axit cacbonnic là 1 axit mạnh hay yếu? HS: Axit yếu. GV: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt GV: Axit H2CO3 là 1 axit bền hay không bền? HS: Axit không bền. GV: H2CO3 trong phản ứng hoá học bị phân huỷ tạo ra những chất gì? HS: CO2 và H2O. * Hoạt động 2: Muối cacbonnat. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời: - Có mấy loại muối cacbonnat? Cho ví dụ? - So sánh sự khác nhau giữa các loại muối cacbonnat? HS: - Có 2 loại: Muối trung hoà Na2CO3 và muối axit NaHCO3. - Muối trung hoà không có nguyên tố H trong thành phần gốc axit, muối axit có nguyên tố H trong thành phần gốc axit. GV: Yêu cầu HS tra bảng tính tan và cho biết muối cacbonnat tan hay không tan trong nước? HS: Đa số các muối cacbonnat đều không tan trừ Na2CO3 và K2CO3 là tan trong nước. GV: Tính tan của muối Hiđrô cacbonnat? HS: Muối Hiđrô cacbonnat tan trong nước. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaHCO3, Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH. HS: - Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm trên - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. - Viết PTHH GV: Từ thí nghiệm trên, hãy rút ra tính chất hoá học của muối? HS: Muối cacbonnat tác dụng với axit mạnh tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch K2CO3 vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch Ca(OH)2. Quan sát, nhận xét, viết PTHH. HS: - Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện. - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. - Viết PTHH GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận HS: Muối cacbonnat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonnat không tan và dung dịch bazơ mới GV: Muối Hiđrô cacbonnat tác dụng với kiềm tạo muối trung hoà và nước. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2, nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH. HS:- Hiện tượng: Có kết tủa xuất hiện. - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. - Viết PTHH GV: Rút ra kết luận? GV: Yêu cầu HS quan sát 3.16 SGK. GV: Nêu thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét, viết PTHH. HS: Muối cacbonnat của kim loại kiềm dễ bị phân huỷ. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O GV: Muối cacbonnat có ứng dụng gì? HS: CaCO3 làm nguyên liệu sản xuất vôi CaO, xi măng, Na2CO3, dùng nấu xà phòng, thuỷ tinh. I. Axit cacbonnic: H2CO3 1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý: SGK. 2. Tính chất hoá học: a. H2CO3 là axit yếu: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành đỏ nhạt. b. H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong phản ứng hoá học bị phân huỷ tạo thành CO2 và H2O. II. Muối cacbonnat: 1. Phân loại: Có 2 loại. - Muối cacbonnat trung hoà: Na2CO3. - Muối cacbonnat axit: NaHCO3. 2. Tính chất: a. Tính tan: - Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ Na2CO3, K2CO3. - Hầu hết muối Hiđrô cacbonat tan trong nước. b. Tính chất hoá học: b.1. Tác dụng với axit: NaHCO3(dd) + HCl(dd) ® NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l) Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) ® 2NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l) * Muối cacbonnat tác dụng với axit mạnh hơn H2CO3 tạo muối mới và giải phóng CO2 b.2. Tác dụng với dung dịch bazơ: K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd) ® CaCO3(r) + 2KOH(dd) * Một số dung dịch muối cacbonnat tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối cacbonnat không tan và dung dịch bazơ mới. * Lưu ý: NaHCO3(dd) + NaOH(dd) ® Na2CO3(dd) + H2O(l) b.3. Tác dụng với dung dịch muối: Na2CO3(dd) + CaCl2(dd) ® CaCO3(r) + 2NaCl(dd) * Muối cacbonnat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo 2 muối mới. b.4. Muối cacbonnat bị phân huỷ: CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) 2NaHCO3(r) Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(h) 3. Ứng dụng: SGK. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Bài tập 4 trang 91 SGK. - Các cặp chất không tác dụng với nhau: b. - Các cặp chất tác dụng với nhau: a, c, d, e. a. H2SO4 + 2KHCO3 ® K2SO4 + 2CO2 + 2H2O c. MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2 + H2O d. CaCl2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaCl e. Ba(OH)2 + K2CO3 ® BaCO3¯ + 2KOH 4.5. Hướng dẫn HS tự học: - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 5 trang 91 SGK. - Chuẩn bị bài 30 “Silic – Cơng nghiệp silicat” Chú ý: + Tính chất của silic, silicđioxit + Các cơng đoạn sản xuất gớm, thủy tinh, ximăng 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Thời gian tồn bài: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- T-37.doc