Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 47: Chủ đề nước (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 *Đặt vấn đề: Trong các tiết trước các em đã được nghiên cứu về tính chất hoá học của nước. Để củng cố và kiểm nghiệm tính chất hoá học của nước, bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành và thử tính chất hoá học của nước.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.(35')

* Hoạt động 1. Nước tác dụng với Na (8’)

+ Mục tiêu: Học sinh chứng minh được nước có khả năng tác dụng với Na

+ Nhiệm vụ :

 Học sinh biết và thực hiện được các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh nước tác dụng với Na, trả lời các câu hỏi của GV, Hoàn thành tường trình.

+ Phương thức thực hiện:

Theo nhóm tiến hành thí nghiệm nước tác dụng với vôi Na, quan sát để nhận biết các hiện tượng chứng minh nước tác dụng với Na.

+ Sản phẩm: Học sinh thực hiện nêu các hiện tượng chứng minh được nước tác dụng với Na

+ Tiến trình thực hiện :

Bước 1: Yêu cầu đại diện 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm

Cắt Na thành các mẩu bằng hạt đậu xanh (3 - 5 mẩu) thả mẩu Na vào ống nghiệm đựng nước.

Bước 2: Theo nhóm tiến hành thí nghiệm.Quan sát hiện tượng trả lời câu hỏi:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 47: Chủ đề nước (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 47. CHỦ ĐỀ NƯỚC(tiếp theo)
BÀI THỰC HÀNH 6 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Chứng minh được Nước tác dụng với Na, CaO, P2O5.
2. Kỹ năng:
	- Thực hiện thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.
	- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
	- Viết PTHH minh họa cho kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ:
	- Cẩn thận khi làm thí nghiệm và tiết kiệm hoá chất trong thực hành, bảo vệ môi trường.
	- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị cho các nhóm (lớp chia thành 4 nhóm)
	- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, pipet, ống hút, chậu nước, bình đựng khí, muôi sắt
	- Hoá chất: Na, CaO, P đỏ, quỳ tím, phênolphtalein....
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Ôn lại tính chất hoá học của nước.
	- Tường trình thực hành: (Hoàn thành nội dung cột 1,2,3 ở nhà)
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng- giải thích, kết luận
1
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (2')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.	Không kiểm tra.
	2.Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	*Đặt vấn đề: Trong các tiết trước các em đã được nghiên cứu về tính chất hoá học của nước. Để củng cố và kiểm nghiệm tính chất hoá học của nước, bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành và thử tính chất hoá học của nước.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.(35')
* Hoạt động 1. Nước tác dụng với Na (8’)
+ Mục tiêu: Học sinh chứng minh được nước có khả năng tác dụng với Na
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh biết và thực hiện được các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh nước tác dụng với Na, trả lời các câu hỏi của GV, Hoàn thành tường trình.
+ Phương thức thực hiện:
Theo nhóm tiến hành thí nghiệm nước tác dụng với vôi Na, quan sát để nhận biết các hiện tượng chứng minh nước tác dụng với Na.
+ Sản phẩm: Học sinh thực hiện nêu các hiện tượng chứng minh được nước tác dụng với Na
+ Tiến trình thực hiện : 
Bước 1: Yêu cầu đại diện 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
Cắt Na thành các mẩu bằng hạt đậu xanh (3 - 5 mẩu) thả mẩu Na vào ống nghiệm đựng nước.
Bước 2: Theo nhóm tiến hành thí nghiệm.Quan sát hiện tượng trả lời câu hỏi:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
GV
?
?
?
?
GV
?
?K
GV
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
-Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, hoàn thành tường trình bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý.
Hiện tượng xảy ra ? 
Khi nhúng quỳ tím vào trong dung dịch sau phản ứng thì có hiện tượng gì ?
Nhỏ vài giọt dung dịch Phenolphtalêin vào dung dịch thì có hiện tượng gì ?
Viết PTHH của phản ứng ?
Thực hiện TN: Cho mẩu Na lên mẩu giấy ẩm (ướt).
Hiện tượng ?
Giải thích hiện tượng ?
Bổ sung.
1. Thí nghiệm 1.Nước tác dụng với Natri. (Hướng dẫn học sinh nghiên cứu về lí thuyết)
- Đại diện 1 HS nêu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
- Na phản ứng với nước, nóng chảy tạo thành giọt co tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước, phát ra tiếng xèo xèo. Na tan dần, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Dung dich làm Phenolphtalein chuyển thành màu hồng.
- PTHH:
 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2­
 (Bazơ) 
- HS quan sát.
- Khi cho mẩu Natri lên giấy lọc thấm nước, mẩu Natri nóng chảy và tự bốc cháy. Natri nóng chảy và co thành giọt tròn, phát ra tiếng xèo xèo xèo, có khí bay ra và bốc cháy.
- Khi Natri phản ứng với nước tảo nhiều nhiệt đồng thời có khí H2 bay ra và khí H2 đã bốc cháy.
*Phương án kiểm tra đánh giá: 
Nêu cách tiến hành và các dấu hiệu chứng minh nước tác dụng với Na, viết PTHH minh họa ?
(Đáp án: trong tường trình thực hành)	
* Hoạt động 2. Nước tác dụng với vôi sống (CaO) (8’)
+ Mục tiêu: Học sinh chứng minh được nước có khả năng tác dụng với vôi sống (CaO)
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh biết và thực hiện được các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh nước có khả năng tác dụng với vôi sống (CaO), trả lời các câu hỏi của GV, Hoàn thành tường trình.
+ Phương thức thực hiện:
Theo nhóm tiến hành thí nghiệm nước tác dụng với vôi sống (CaO), Quan sát để nhận biết các hiện tượng chứng minh nước tác dụng với vôi sống (CaO).
+ Sản phẩm: Học sinh thực hiện nêu các hiện tượng chứng minh được nước tác dụng với Na
+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
GV
?
?
?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
-Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, hoàn thành tường trình bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý.
Lưu ý: Tránh để nước vôi bắn vào mắt khi đổ nước vào trong bát có các cục vôi
Hiện tượng xảy ra ? 
Sau vài phút nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra ?
Sau đó nhỏ vài giọt Phenolphtalein vào dung dịch nước vôi. Hiện tượng gì xảy ra ?
Viết PTHH của phản ứng ?
2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống. (Hướng dẫn học sinh nghiên cứu về lí thuyết)
- Đại diện 1 HS nêu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Thực hiện làm và quan sát thí nghiệm theo nhóm: Đổ từ từ nước vào trong bát có 1 - 2 cục vôi nhỏ bằng hạt ngô.
- Cục vôi sống tan ra, phản ứng tỏa nhiệt (nếu cục vôi lớn có kèm theo tiếng xèo xèo và làm nước sôi lên)Có Phản ứng xảy ra, phản ứng tỏa rất nhiều nhiệt.
- Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Dung dich làm Phenolphtalein chuyển thành màu hồng.
- PTHH:
 CaO + H2O → Ca(OH)2 
 (Bazơ) 
*Phương án kiểm tra đánh giá: 
Nêu cách tiến hành và các dấu hiệu chứng minh nước tác dụng với CaO, viết PTHH minh họa ?
(Đáp án: trong tường trình thực hành)	
* Hoạt động 3. Nước tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5) (25’)
+ Mục tiêu: Học sinh chứng minh được nước có khả năng tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5) 
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh biết và thực hiện được các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh nước có khả năng tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5) ,trả lời các câu hỏi của GV, Hoàn thành tường trình.
+ Phương thức thực hiện:
Theo nhóm tiến hành thí nghiệm nước tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5), quan sát để nhận biết các hiện tượng chứng minh nước tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5) 
+ Sản phẩm: Học sinh thực hiện nêu các hiện tượng chứng minh được nước tác dụng với Điphotphopentaoxit (P2O5) 
+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
GV
?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
-Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, hoàn thành tường trình bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý.
Lưu ý: Khi đốt Photpho sinh ra khí P2O5 là khí độc, nên cần hạn chế khí thoát ra từ bình đốt.
Hiện tượng xảy ra khi đốt Photpho trong bình kín có nước và quỳ tím.
Viết PTHH của phản ứng ?
3. Thí nghiệm 3. Nước tác dụng với Điphotpho pentaoxit. 
- Đại diện 1 HS nêu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Thực hiện làm và quan sát thí nghiệm theo nhóm
- Đốt photpho:
 4P + 5O2 2P2O5
- Khi đốt P tạo ra làn khói trắng, làn khói tan đần vào trong nước và làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ (nhạt) Có phản ứng xảy ra:
- PTHH:
 3H2O + P2O5 2H3PO4
 (Axit)
*Phương án kiểm tra đánh giá: 
Nêu cách tiến hành và các dấu hiệu chứng minh nước tác dụng với P2O5 , viết PTHH minh họa ?
(Đáp án: trong tường trình thực hành)	
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1')
	- Về nhà ôn lại các tính chất của nước.
	- Ôn lại những nội dung đã học về hiđro để tiết sau kiểm tra.

File đính kèm:

  • docTiết 47- Chủ đề nước tiết 2 (Điểm HS 1).doc