Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 45: Chủ đề hidro (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 *Đặt vấn đề: Trong các bài trước các em đã biết được thế nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Hôm nay chúng ta cùng cố lại những kiến thức về hai loại phản ứng trên.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (34')

Hoạt động 1: Điều chế hiđrô - phản ứng thế.(12')

+ Mục tiêu:

 - Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

 - Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

 + Nhiệm vụ :

 - Học sinh biết được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Phương thức thực hiện:

 Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về:

 - Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

 - Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

 Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.

+ Sản phẩm:

 - Biết được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

 + Tiến trình thực hiện :

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 45: Chủ đề hidro (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 45. CHỦ ĐÊ HĐRO (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	Biết được:
	- Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
	- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
	- HS ôn luyện lại những kiến thức cơ bản: Tính chất của hiđrô, ứng dụng - điều chế hiđrô......
	- Ôn lại một số phản ứng hoá học đã học.
2. Kỹ năng.
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ...... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđrô. Hoạt động của bình kíp đơn giản.
	- Viết được PTHH điều chế Hiđrô từ Zn, Fe và dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
	- Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
	- Tính thể tích khí hiđro điều chế được trong đktc.
	- Rèn luyện khả năng viết PTHH về tính chất hoá học của hiđrô, các PƯ điều chế khí hiđrô.
	- Tính toán hoá học.
3. Thái độ.
	- Tính cẩn thận, nghiêm túc trong lúc làm thí nghiệm.
	- GD ý thức học tập của học sinh, GD lòng yêu thích bộ môn.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
	- Dụng cụ: Bình kíp đơn giản, ống nghiệm, ống vuốt.
	- Hoá chất: Zn và HCl, Fe và H2SO4 (loãng)....
- Các bài tập về tính toán theo PTHH.
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Ôn lại các kiến thức cơ bản trong chương V.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (5')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.	
	* Câu hỏi:
	- Hiđrô có những tính chất hoá học nào ? Viết PTHH minh hoạ ?
	- Cho biết ứng dụng của Hiđrô ?
	* Đáp án – Biểu điểm:
	* Tính chất hóa học của Hiđrô: 
	- Tác dụng với Oxi (3đ) 2H2 + O2 2H2O
	- Tác dụng với đồng oxit (3đ) H2 + CuO Cu + H2O
	* Ứng dụng cuả Hiđro:
	- Làm nhiên liệu cho tên lửa, ôtô..., đèn hàn cắt kim loại. (1đ)
	- Sản xuất Amôniăc, axit, hợp chát hữu cơ...(1đ)
	- Khử một số oxit kim loại. (1đ)
	- Bơm vào khí cầu, bóng thám... (1đ)
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	*Đặt vấn đề: Trong các bài trước các em đã biết được thế nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Hôm nay chúng ta cùng cố lại những kiến thức về hai loại phản ứng trên.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (34')
Hoạt động 1: Điều chế hiđrô - phản ứng thế.(12')
+ Mục tiêu:
	- Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
	- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh biết được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về:
	- Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
	- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđrô bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
?K
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế hiđrô từ những hoá chất nào.
Mô tả cách tiến hành thí nghiệm
Chia HS thành nhóm 5-6 HS làm thí nghiệm điều chế Hiđrrô từ Zn và HCl.
Nhận xét hiện tượng xảy ra ?
Nếu cô cặn dung dịch sau phản ứng ta thu được muối ZnCl2.
Viết PTHH xảy ra.
Có thể điều chế một lượng lớn H2 trong phòng thí nghiệm bằng bình kíp.
Từ tính chất vật lý của hiđrô, cho biết cách thu khí H2 ?
Làm thế nào để biết được khí hiđro đã đầy khi thu bằng cách đẩy không khí ?
Trong PTN điều chế H2 bằng cách nào ?
YC HS xét hai PTPƯ sau:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 (l) ¨ Fe2SO4 + H2
Thế nào là đơn chất ? Hợp chất ?
Trong hai PƯHH trên cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất ?
Nguyên tử của đơn chất Zn (hoặc Fe) đã thay thế nguyên tử nào của axit ?
Nguyên tử của Zn đã thay thế vị trí của hiđrô trong phân tử axit. Phản ứng như trên gọi là phản ứng thế.
Thế nào là phản ứng thế ? Cho VD ?
BS.
I. Điều chế Hiđro.
1. Trong phòng thí nghiệm.
 Zn + HCl
 Fe + H2SO4 (loãng)....
- Mô tả.
*Thí nghiệm:
- Dụng cụ; SGK
- Hoá chất: SGK
- Tiến hành: SGK
- Hiện tượng: Xuất hiện các bọt khí trên bề mặt viên kẽm, kẽm tan dần. Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh.
- Nhận xét: Khí thoát ra là khí Hiđrô.
- PTHH:
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
- C1: Thu bằng cách đẩy nước. (Ít tan trong nước)
- C2: Bằng cách đẩy không khí (úp ngược bình thu khí – khí hiđro nhẹ hơn không khí).
- Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy: Cho tàn đóm vào gần miệng bình thu khí, nếu thấy cháy mờ thì đã đầy.
- Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, )
2. Trong công nghiệp (SGK)
II. Phản ứng thế.
- HS nhắc lại.
- HS TL.
- Thay thế nguyên tử hiđrô của axit
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
 VD:
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 Fe + H2SO4 (l) Fe2SO4 + H2
	* Hoạt động 2. Kiến thức cần nhớ (8’)
+ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về tính chất của khí hidro, ứng dụng, điều chế khí hidro, khái niệm chất khử, phản ứng thế.
+ Nhiệm vụ :
- Học sinh thực hiện làm các bài tập, trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên .
+ Phương thức thực hiện:
GV tổ chức trò chơi:
+ Chia lớp thành 3 nhóm lớn
+ Cử 3 đại diện của 3 nhóm lên làm BGK
+ Lần lượt mỗi nhóm cử mỗi đại diện bốc thăm câu hỏi, cử người trả lời.
+ Trong vòng 30 giây phải cử người đại diện trả lời, nếu không có người trả lời, quyền trả lời sẽ thuộc về nhóm khác.
-Nhóm nào trả lời đúng mỗi câu hỏi với thang điểm được 10, tổng số tất cả các câu hỏi được số điểm cao nhất nhóm đó sẽ thắng.
+ Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh về: tính chất của khí hidro, ứng dụng, điều chế khí hidro, khái niệm chất khử, phản ứng thế.
+ Tiến trình thực hiện : 
GV: Cho đại diện 3 nhóm lên bốc thăm gói câu hỏi- đưa cho GV.
Bốc thăm vị trí trả lời.
- Theo vị trí bốc thăm lần lượt đọc câu hỏi và câu trả lời theo gói mà nhóm bốc được.
Gói 1:
Nêu tính chất của khí hidro ? (6 điểm)
2.Tính khử của hidro thể hiện như thế nào ? Viết 1 PTHH minh họa ? (4 điểm)
Gói 2:
2.Ứng dụng của khí hidro, tích chất làm cơ sở cho từng ứng dụng đó ? (4 điểm)
3. Thế nào là phản ứng phân thế ? Viết 2 PTHH minh họa? (6 điểm)
Gói 3:
1.Nêu nguyên liệu thường dùng để điều chế khí hidro trong PTN? Có mấy cách thu khí hidro, cơ sở của từng cách? ( 6 điểm)
2. Tại sao người ta lại mong muốn tháy thế nhiên liệu hiện nay bằng khí hiddro ? (4 điểm)
Đáp án: dành cho giám khảo (phần ghi nhớ SGK – tr118)
GV: Giữ vai trò cố vấn
* Hoạt động 3. Bài tập (12’)
+ Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học về: tính chất của khí hidro, ứng dụng, điều chế khí hidro, khái niệm chất khử, phản ứng thế.
+ Nhiệm vụ :
- Học sinh thực hiện làm các bài tập, trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên .
+ Phương thức thực hiện:
GV: Chỉ định HS trả lời câu hỏi, làm bài tập theo trình độ học sinh
Đánh giá , cho điểm thường xuyên dối với học sinh lên chữa bài
+ Sản phẩm:
Câu trả lời, đáp án của các câu hỏi, bài tập.
+ Tiến trình thực hiện : 
ND1: Gọi 3 HS lên chữa bài – GV đánh gia cho điểm thường xuyên
Bài tập 1:( tr.118)
a. 2H2 + O2 2H2O (PƯ hoá hơp)
b. 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (PƯ oxi hoá - khử)
c. 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O (PƯ oxi hoá - khử)
d. H2 + PbO Pb + H2O (PƯ oxi hoá - khử)
Bài tập 2:( tr.118)
Cho tàn đóm đỏ vào cả 3 lọ:
+ Tàn đóm bùng cháy: Lọ O2
+ Tàn đóm cháy mờ : Lọ H2
+ Tàn đóm cháy bình thường: Lọ không khí.
Bài tập 3: ( tr.119)
Câu trả lời đúng là C.
PTPƯ: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 +3H2
Từ phản ứng này có thể suy ra có thể điều chế khí H2
Khí H2 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm sẽ thu được khí H2.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(4')
	Bài tập 1: (tr.117)
	Phản ứng điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm là phản ứng:
	a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
	b. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
	Bài tập 2:(tr.117)
	a. 2Mg + O2 2MgO (PƯ hoá hợp)
	b. 2KMnO4 K2MnO2 + MnO2 + O2 (PƯ phân huỷ)
	c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu (PƯ thế)
	- Cho Hs đánh giá kết quả câu trả lời các câu hỏi.
	- Đánh giá kĩ năng làm bài tập.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- Về nhà làm tiếp bài tập 6 ( SGK-tr119 )
	- Ôn tập chương V để chuẩn bị cho kiểm tra.
	- Nghiên cứu trước bài: "Nước"

File đính kèm:

  • docTiết 45-Chủ đề Hiđrô(Tiếp theo).doc
Giáo án liên quan