Giáo án Hóa học lớp 8 tiết 29: Tỉ khối của chất khí
* Đề bài:
Câu 1: (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1/ Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ áp suất) thì :
a) Chúng có cùng số mol chất ; b) Chúng có cùng khối lượng
c) Chúng có cùng số phân tử ; d) Không kết luận được điều gì cả
2/ Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào :
a) Nhiệt độ của chất khí ; b) Khối lượng mol của chất khí;
c) Bản chất của chất khí ; d) áp suất của chất khí
Tiết29 tỉ khối của chất khí Ngày giảng: A/ Mục tiêu: HS biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí. Biết vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí. Củng cố các khái niệm mol, và cách tính khối lượng mol. B/ Chuẩn bị: HS: Bảng nhóm GV Hình vẽ về cách thu một số chất khí C/ Phương pháp: suy luận; hđ nhóm, D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra 15 phút: * Đề bài: Câu 1: (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng: 1/ Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ áp suất) thì : a) Chúng có cùng số mol chất ; b) Chúng có cùng khối lượng c) Chúng có cùng số phân tử ; d) Không kết luận được điều gì cả 2/ Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào : a) Nhiệt độ của chất khí ; b) Khối lượng mol của chất khí; c) Bản chất của chất khí ; d) áp suất của chất khí Câu 2: (6 điểm) Hãy tính: 1/ Số mol của 32 gam đồng (Cu) 2/ Thể tích (đktc) của: 0,25 mol khí cacbonic (CO2) 3/ Số nguyên tử của 2 mol nguyên tử oxi (O) 4/ Khối lượng của 18.1023 phân tử khí clo (Cl2) 5/ Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm: 22 gam CO2 ; 0,5 gam H2 và 21 gam N2 ( Biết : Cu=64 ; C=12 ; O=16 ; Cl=35,5 ; H=1 ; N=14 ) * Đáp án - Biểu điểm: Câu Đáp án sơ lược Điểm Câu 1 ( 4 điểm) 1-a,c 2-a,d 2,0 2,0 Câu2 (6,0 điểm) 1/ nCu = 32:64=0,5 mol 2/ VCO2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 lit 3/ Số nguyên tử O = 2.6.1023=12.1023 4/ mCl2 = (18.1023:6.1023).71= 213 gam 5/ nhh= 22:44+0,5:2+21:28 =0,5+0,25+0,75 =1,5 mol Vhh=1,5.22,4=33,6 lit 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 (Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần) 10,0 Hoạt động của GV và HS Nội dung GV Đặt vấn đề: ? Người ta bơm khí nào vào bóng bay để bóng có thể bay lên được ? Nếu bơm khí oxi hoặc khíCO2 thì bóng bay có bay lên cao được ko? Vì sao? HS: Người ta bơm khí oxi Ko dùng`CO2, O2 vì các khí này nặng hơn kk GV: Để biết được khí này nặng hơn hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí GV đưa ra công thức tính dA/B gọi HS giải thích các kí hiệu có trong công thức. GV gọi 1 HS lên làm bài tập và chấm vở của một vài HS HS làm bài tập vào vở HS thảo luận nhóm làm bài GV chấm điểm nhóm làm nhanh nhất Đáp án: MA DA/H2 64 32 28 14 16 8 I/ Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? dA/B = MA : MB Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B MA: Khối lượng mol của khí A MB: Khối lượng mol của khí B Bài tập 1: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô bao nhiêu lần? Bài làm: dCO2/H2 = MCO2 : MH2 = 44 : 2 = 22 dCl2/H2 = MCl2 : MH2 = 71 : 2 = 35,5 à Khí cacbonic nặng hơn khí hiđrô 22 lần Khí clo nặng hơn khí hiđrô 35,5 lần Bài tập 2: Hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau: MA DA/H2 32 14 8 GV: Từ công thức: dA/B = MA : MB nếu B là không khí ta có: dA/kk=MA : Mkk GV hướng dẫn HS tính MKK ? Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A so với không khí GV: Hướng dẫn: Xác định MA? Xác định MR? Tra bảng/42 để xác định R. HS làm bài: HS: dSO2/KK = 80 : 29 =2,759 à dC3H6/KK = 42 : 29 = 1,448 à Khí SO3 nặng hơn kk 2,759 lần Khí C3H6 nặng hơn kk 1,448 lần II/ Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? dA/kk=MA : Mkk MKK = (28.0,8)+(32.0,2)=29 dA/KK = MA:29 MA = 29.dA/KK Bài tập 3: Khí A có công thức dạng là: RO2. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A. MA = 29 . dA/KK = 29 . 1,5862 = 46 gam MR = 46 – 32 = 14 gam à R là nitơ (Kí hiệu là N) à Công thức của A là NO2 Bài tập 4: Có các khí sau: SO3, C3H6. Hãy cho biết các khí trên nặng hay nhẹ hơn kk và nặng hay nhẹ hơn kk bao nhiêu lần? IV. Củng cố: Bài tập 5: Khí nào trong số các khí sau được thu bằng cách đẩy kk úp bình? a/ Khí CO2 b/ Khí Cl2 c/ Khí H2 Giải thích? GV cho HS các nhóm thảo luận làm vào bảng nhóm HS đại diện các nhóm trả lời Đáp án c - Vì khí hiđrô có MH2 = 2 , nhẹ hơn kk; Khí CO2, Cl2 đều nặng hơn kk nên không thu được bằng cách trên mà phải ngửa ống nghiệm. V. BàI tập: Đọc bài đọc thêm Làm bài 1,2,3/69 Đ/ Rút kinh nghiệm: . -------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ti_khoi_cua_chat_20150726_102045.doc