Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39: Chủ đề oxi - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 * Đặt vấn đề. Sự Oxi hoá là gì ? Thế nào là phản ứng hoá hợp ? Oxi có ứng dụng gì ? Bài hoạc hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')

 Hoạt động 1: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi.(14')

+ Mục tiêu:

 - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

 + Nhiệm vụ :

 - Học sinh xác định được Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp. Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Phương thức thực hiện:

 Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

 Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.

+ Sản phẩm:

 - Biết được sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

 + Tiến trình thực hiện :

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39: Chủ đề oxi - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02/2020
Ngày dạy: 05/02/2020 
Lớp 8A2
06/02/2020 
Lớp 8A1
Lớp 8A3
TIẾT 39. CHỦ ĐỀ OXI
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	Biết được:
	- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
	- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
	- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	- Định nghĩa oxit.
	- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.
	- Cách lập CTHH của oxit.
	- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
	- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 2 cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (thu đẩy nước, đẩy không khí bằng cách nhiệt phân các chất giàu oxi ở nhệt độ cao) 
	- Khái niệm phản ứng phân huỷ, dẫn ra được VD minh hoạ.
2. Kỹ năng.
	- Xác định có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
	- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
	- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
	- Gọi tên của một số oxit theo CTHH và ngược lại.
	- Lập được CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại, tìm hoá trị của nguyên tố.
	- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ các hợp chất giàu oxi: KMnO4, KClO3...
	- Tính được thể tích khí oxi đktc điều chế từ Phòng thí nghiệm.
	- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp.
3. Thái độ.
	- GD ý thức học tập của học sinh, học sinh có lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
	- Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của oxi. Bảng SGK trang 85.
 - Các kiến thức liên quan đến nội dung bài học CTHH, lập CTHH, đọc tên hợp chất....
	* Dụng cụ: Các ống nghiệm, bình đựng khí oxi, bông đèn cồn, chậu thủy tinh. 
	 * Hoá chất: KMNO4 ; KClO3 
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Tìm hiểu ứng dụng của oxi trong thực tế.
 - Ôn lại các bài: Bài 9 " Công thức hoá hoc"; Bài 10 "Hoá trị".
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (5')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.
	*Câu hỏi:
	- Nêu tính chất hoá học của oxi ? Viết PTHH minh hoạ ?
	- Tại sao người ta dùng máy sục không khí vào bể nuôi cá ?
	*Đáp án – Biểu điểm:
	- Tính chất hoá học của Oxi: (7đ)
	Tác dụng với phi kim
	O2 + S SO2	hoặc	5O2 + 4P 4P2O5
	Tác dụng với kim loại:
	2O2 + 3Fe Fe3O4
	Tác dụng với hợp chất
	3O2 + C2H6O2CO2 + 3H2O
	- Trong không khí có khó oxi. Khi sục không khí vào bể nuôi cá, khí oxi tan vào trong nước giúp cá hô hấp dễ dàng hơn. (3đ)
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	* Đặt vấn đề. Sự Oxi hoá là gì ? Thế nào là phản ứng hoá hợp ? Oxi có ứng dụng gì ? Bài hoạc hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')
	Hoạt động 1: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi.(14')
+ Mục tiêu:
	- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh xác định được Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp. Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Khái niệm phản ứng hoá hợp.Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
?K
GV
?
?
GV
GV
?
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
GV
Nêu một số VD về sự tác dụng của oxi với một số Hợp chất và Đơn chất.
Những phản ứng hoá học trên (Oxi tác dụng với các chất) gọi là sự oxi hoá các chất đó.
Sự oxi hoá một chất là gì.
BS.
YC HS lấy thêm VD về sự oxi hoá.
YC HS hoàn thành Bảng phụ SGK – 85
BS:
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
1. 4P +5O2 2P2O5
2
1
2. 3Fe +2O2Fe3O4
2
1
3. CaO + H2O Ca(OH)2
2
1
4. 4Fe(OH)2 + H2O + O2 4Fe(OH)3
3
1
Em có nhận xét gì về số chất sản phẩm và số chất phản ứng
Những phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau ?
Những phản ứng hóa học như vậy gọi là phản ứng hoá hợp.
Thế nào là phản ứng hoá hợp ?
YC HS lấy thêm VD.
Một số chất khi xảy ra phản ứng có sự toả nhiệt kem theo.
 S + O2 SO2
 4Al + 3O2 2Al2O3
Ở nhiệt độ thường hầu như các phản ứng này không xảy ra nhưng khi nâng nhiệt độ lên khơi mào thì phản ứng xảy ra nhanh, mạnh đồng thời toả ra nhiều nhiệt, gọi là phản ứng toả nhiệt.
YC HS làm bài tập 2 (theo nhóm, nhóm nào làm nhanh nhất) ?
YC HS quan sát H.44 SGK – 88: Thảo luận nhóm: Cho biết oxi có những ứng dụng gì trong cuộc sống ?
Chốt lại.
Tại sao phi công bay lên cao phải thở bằng oxi đựng trong bình đặc biệt ?
Tại sao các chiến sỹ PCCC phải thở bằng oxi đựng trong bình đặc biệt ?
Ngoài ra khí oxi còn được dùng trong bệnh viện: Cho các bệnh nhân thở...
Tại sao Đèn xì oxi – axetilen có thể hàn - cắt kim loại ?
Giới thiệu Đèn xì oxi – axetilen. 
Oxi có ứng dụng gì trong công nghiệp?
Oxi hoá lỏng có ứng dụng gì ?
BS.
I. Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
1. Sự oxi hóa.
- Trả lời: Hai HS
 Đơn chất:
C + O2 CO2
S + O2 SO2
 Hợp chất
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
C2H6O + O2 2CO2 + 3H2O
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất.
 3Fe +2O2Fe3O4
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2. Phản ứng hóa hợp.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành Bảng.
- Chỉ có một chất được tạo thành từ 2 hay 3 chất phản ứng.
- Các phản ứng trên đều có 1 chất được tạo thành sau phản ứng. 
- Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (chất sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chát ban đầu.
- HS lấy các VD về PƯHH
VD:
 C + O2 CO2
 4Fe(OH)2 + H2O + O2 
 4Fe(OH)3 
- HS thực hiện theo nhóm:
S + Mg MgS
S + Zn ZnS
S + Fe FeS
6S + 4Al 2Al2S3
3. Ứng dụng của oxi.
- Quan sát và thảo luận Trả lời.
a. Sự hô hấp:
- Càng lên cao không khí càng loãng
- Tránh ngạt khi dập các đám cháy có nhiều bụi, khói.....
- Oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật.
- Phi công, thợ lặn, chiến sỹ PCCC thở bằng oxi đựng trong bình đặc biệt.
b. Sự đốt nhiên liệu:
- Axetilen cháy trong oxi sẽ toả nhiều nhiệt.
- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn so với cháy trong không khí.
- Sản xuất thép.
- Chế tạo mìn.	
- Dùng trong tên lửa.
Hoạt động 2: Định nghĩa oxit. Phân loại oxit.(16')
+ Mục tiêu:
	- Định nghĩa oxit. Phân loại oxit axit, oxit bazơ và khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh xác định được định nghĩa oxit. Phân loại oxit axit, oxit bazơ và khái niệm oxit axit, oxit bazơ, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về định nghĩa oxit. Phân loại oxit axit, oxit bazơ và khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được định nghĩa oxit. Phân loại oxit axit, oxit bazơ và khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
	+ Tiến trình thực hiện : 
?
?
?
GV
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Kể tên 3 loai oxit mà em biết
Nhận xét thành phần nguyên tố các oxit đó.
Oxit là gì.
BS.
Trong các hợp chát sau hợp chất nào là oxit: MnO2 ; MgO ; Ca(OH)2 ; Fe3O4 ; H2SO4
Nhắc lại quy tắc hoá trị đối với hợp chất hai nguyên tố.
Trong hợp chất oxi có hoá trị mấy.
Công thức của oxít được xác định như thế nào.
Lập công thức hóa học của các oxit sau: Nhôm oxit ; Đồng oxit. Cho biết hóa trị của Al và Cu.
Theo em oxit có mấy loại chính ? Đó là những loại nào ?
Thế nào là oxit axit, Cho VD ?
Cho biết một số phi kim, oxit tương ứng, axit tương ứng nào ?
Thế nào là oxit bazơ, cho VD ?
Cho biết một số kim loại, oxit tương ứng, bazơ tương ứng.
II. Định nghĩa oxit. Phân loại oxit.
 1. Định nghĩa oxit.
- TL:
 VD: CaO ; Na2O ; SO3 ; CO2 ; P2O5 ......
- Có một nguyên tố oxi và một nguyên tố khác.
- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố oxi
- TL.
2. Công thức.
- Phát biểu quy tắc hoá trị:
 x × a = y × b 
- Hoá trị II.
- TL:
- Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc hoá trị.
II × y = n × x
VD: Al2O3 ; CuO; Al (III), Cu (II)
3. Phân loại oxit. 
- Có hai loại chính: oxít axít và oxít bazơ.
a. Oxit axit
- Oxit axit thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.
 VD: SO3 ; P2O5 ; CO2 
- TL:
C CO2 H2CO3
P P2O5 H3PO4
S SO3 H2SO4
b. Oxít Bazơ
- Oxit bazơ thường là oxit của một kim loại tương ứng với một bazơ.
 VD: K2O ; Na2O ; CaO 
- TL:
K K2O KOH
Na Na2O NaOH
Ca CaO Ca(OH)2
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(8')
	Bà tập 1:
	a. Sự oxi hoá; b. Một chất mới...... chất ban đầu; c. Sự hô hấp, đốt nhiên liệu
	Bài tập 4: 
	a. Cây nến sẽ cháy nhỏ dần do: Nến cháy ’ lượng khí oxi giảm ’ hết và làm cho nến tắt.
	b. Bấc đèn không tiếp xúc được với oxi ’ Tắt.
	Bài tập 3: (Dành cho học sinh 8A1):
	- PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
	 22,4 l 2 x 22,4 l
	- Lượng khí metan nguyên chất: 100% – 2% = 98%: 
	- Thể tích oxi cần dùng là: 2 x 0,98 = 1,96 (m3).
	3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- Về nhà làm bài tập 5 SGK.
	- Nghiên cứu trước bài: "Chủ đề Oxi tiếp theo".

File đính kèm:

  • docTiết 39- Chủ đề oxi (tiết 1).doc