Giáo án Hóa học 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thường
Đề lẻ
Câu 1: (4 điểm) Nêu tính chất hóa học của Bazơ ? Mỗi tính chất viết một PTPƯ minh họa
Câu 2: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuổi biến hoá sau.
(1) (2) (3) (4)
Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Ba(AlO2)2
Câu 3: ( 4 điểm) Hoà tan hoàn toàn 10,55 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc)
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp trên.
d. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng
Đề chẵn
Câu 1: (4 điểm) Nêu tính chất hóa học của muối ? Mỗi tính chất viết một PTPƯ minh họa?
Câu 2: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuổi biến hoá sau.
(1) (2) (3) (4)
Zn ZnCl2 Zn(OH)2 ZnO Na2ZnO2
Câu 3: ( 4 điểm) Hoà tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc)
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c.Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp trên.
d.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
....................................................................................................................................................... *Ký duyệt của tổ chuyên môn: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 06/12/2015 Ngày giảng: 07/12/2015 Tuần 17-Tiết 33 CAC BON (C = 12) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được : - Đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là Cacbon vô định hình. - Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình. - Tính chất hoá học của Cacbon : Cacbon có một số tính chất hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của Cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao. - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hoá học của cacbon. 2. Kĩ năng: - Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon. - Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ và tính chất đặc biệt là tính khử. II.Chuẩn bị: Thí nghiệm 1: Ống hình trụ, nút cao su có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thuỷ tinh, nước màu, bột than gỗ, bông thấm nước. III.Nội dung và tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài củ: Nhắc lại các tính chất hoá học của phi kim ? Viết PTHH minh hoạ. C.Bài mới: Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ thể có nhiều úng dụng là Clo. Trong bài này ta tiếp tục nghiên cứu xem Cacbon có những tính chất gì đặc biệt ? Có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ? Hoạt động 1: Các dang thù hình của Cacbon Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Nguyên tố P tạo ra 2 đơn chất là P đỏ và P trắng có tính chất khác nhau hay nguyên tố oxi có 2 đơn chất là khí oxi và khí ozon có tính chất khác nhau. Ta nói P đỏ và p trắng là dạng thù hình của photpho, tương tự với khí oxi và khí ozon của nguyên tố oxi. Vậy dạng thù hình của nguyên tố là gì ? GV: Vậy cacbon có những dạng thù hình nào?Nêu tính chất vật lý của các dạng thù hình đó? GV: Trong 3 dạng thù hình của Cacbon ta xét tính chất của Cacbon vô định hình - Dạng thù hình hoạt động hoá học nhất. HS: trả lời, các bạn còn lại bổ sung hoàn chỉnh HS: Các dạng thù hình của một nguyên tố hoá học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên. HS: Cacbon có 3 dạng thù hình là Kim cương, than chì và cacbon vô định hình. Trong đó cacbon vô định hình hoạt động hoá học nhất. Hoạt động 2:Tính chất của Cacbon GV: Ngoài các tính chất vật lý vừa nêu, cacbon còn có tính chất vật lý nào đặc biệt ? GV: HD-HS làm thí nghiệm GV giới thiệu các dụng cụ và hoá chất cần thiết. Lưu ý HS : quan sát màu chất lỏng trước và sau khi làm thí nghiệm. GV: HD HS cho bông thấm nước vào ống hình trụ, cho bột than gỗ, lèn chặt rồi cho lên trên một lớp bông thấm nước. Đổ dung dịch màu vào ống hình trụ.Quan sát màu của chất lỏng thu được. Thử giải thích nguyên nhân ? GV: Bằng nhiều TN khác nhau người ta thấy than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ GV: Khi cơm khê người ta làm gì ? Giải thích Nêu một số ứng dụng khác về tính hấp phụ của than gỗ GV: C có những tính chất hoá học của phi kim như tác dụng được với kim loại và hiđro nhưng rất khó khăn vì C là một phi kim yếu. Ta nghiên cứu một số tính chất hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon. GV:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.8 kết hợp với thí nghiệm đã biết ở lớp 8, nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH minh hoạ. GV: Hãy cho biết trong phản ứng C bị oxi oxi hoá thành CO2 Vậy C là chất oxi hoá hay chất khử? GV: tiến hành biểu diễn TN CuO tác dụng với C Lưu ý HS quan sát, nhận xét màu của CuO, C, nước vôi trong trước phản ứng và sự thay đổi màu của hỗn hợp, nước vôi trong khi đốt nóng hỗn hợp, khi phản ứng xong. Dự đoán các sản phẩm là gì ? Lưu ý C chỉ tác dụng dược với một số oxit kim loại hoạt động trung bình từ oxit của kẽm trở đi. + Hãy nêu lại tính chất hoá học của cacbon ? HS: làm thí nghiệm HS cho bông thấm nước vào ống hình trụ, cho bột than gỗ, lèn chặt rồi cho lên trên một lớp bông thấm nước. Đổ dung dịch màu vào ống hình trụ.Quan sát màu của chất lỏng thu được. HS:Nêu hiện tượng, nhận xét. Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ HS quan sát hình vẽ 3.8 kết hợp với thí nghiệm đã biết ở lớp 8, nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH minh hoạ. . Cacbon tác dụng với oxi C(r) + O2 (k) CO2 (k) HS: C là chất khử. HS: quan sát, nhận xét *Hiện tượng - Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục - C đã khử CuO màu đen thành Cu màu đỏ HS: PTHH 2CuO(r) + C(r) 2Cu(r) + CO2 (k) HS: nêu tính chất hoá học của cacbon : tác dụng với oxi và một số oxit kim loại. Hoạt động 3: Ứng dụng của Cacbon GV: Từ các tính chất của cacbon hãy nêu các ứng dụng của cacbon. - HS nêu các ứng dụng của Cacbon + Than chì: làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.. + Kim cương: làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính.. + Cacbon vô định hình: làm mặt nạ phòng độc, chất khử, khử mùi, làm nhiên liệu.. D.Củng cố Cho HS làm bài tập 2 (SGK) Đ. Dặn dò 1. Học thuộc phần ghi nhớ. 2. BT Về nhà: *HS TB, yếu: Làm bài tập 2,3 SGK * HS khá giỏi: làm bài tập: 3,4,5 sgk 3. Đọc trước nội dung bài mới * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 06/12/2015 Ngày giảng: 09/12/2015 Tuần 17-Tiết 34 CAC OXIT CỦA CACBON I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được : - Cacbon có 2 Oxit tương ứng là CO và CO2 . - CO là oxit lưỡng tính, có tính khử mạnh. - CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit. - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hoá học của cacbon. 2. Kĩ năng: - Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong PTN và cachs thu khí CO2 . - Biết quan sát hình vẽ thí nghiệm để rút ra nhận xét. - Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của oxit axit. II.Chuẩn bị: - Hình vẽ thí nghiệm tính khử của CO và hình vẽ CO2 nặng hơn không khí. - dd nước vôi trong, ống thuỷ tinh chữ L, ống nghiệmm, cốc III.Nội dung và tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài củ: Nêu các tính chất hoá học của Cacbon ? Viết PTHH minh hoạ. C.Bài mới: Cacbon có 2 hoá trị là II và IV vậy nó có những oxit tương ứng là gì ? Các oxit này có những tính chất vật lý và hoá học như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 1: Cacbon oxit Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin ở sgk GV:Qua nghiên cứu bài em hãy nêu những tính chất vật lý của CO mà em biết. Hãy chứng minh CO hơi nhẹ hơn KK. GV:Qua một số bài học và bài tập, em hãy nêu và viết phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất hoá học đó. Cho HS nêu, nhận xét, bổ sung và GV chốt lại vấn đề. GV:Qua các tính chất vật lý và tính chất hoá học đã biết, em hãy nêu ứng dụng của CO. HS nghiên cứu phần thông tin ở sgk HS: nêu những tính chất vật lý của CO CO là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn KK, rất độc HS: nêu và viết phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất hoá học của CO CO là oxit trung tính nên không tạo muối CO là chất khử : CO khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao CO(k) + CuO(r) Cu(r) + CO2 (k). CO cháy với ngọn lửa xanh và toả nhiều nhiệt 2CO(k) + O2 (k) 2CO2 (k) HS: Nêu ứng dụng của CO. Hoạt động 2: Cacbon đioxit GV: Hãy nêu một số TCVL của khí CO2 CO2 thuộc loại hợp chất gì ? Em hãy dự đoán một số tính chất hoá học của khí CO2 ? Viết phương trình hoá học minh hoạ. GV: cho HS quan sát hình vẽ, đọc thông tin ở sgk, nhận xét và kết luận về phản ứng của khí CO2 tác dụng với nước. GV lưu ý học sinh khi sục khí CO2 vào nước, dung dịch thu được chỉ làm quỳ tím đổi sang màu hồng vì H2CO3 là một axit yếu GV: giải thích bằng phương trình hoá học . GV:Qua 2 phản ứng trên, hãy nêu nhận xét về tỉ lệ số mol các chất tham gia để tạo ra các sản phẩm khác nhau. GV: Nhắc lại khí CO2 còn có thể tác dụng với hợp chất nào ? Viết phương trình hoá học minh hoạ. GV:Qua các tính chất hoá học trên, em có kết luận gì về CO2 GV:Từ các tính chất của cacbon đioxit, hãy nêu các ứng dụng của nó. HS: nêu một số TCVL của khí CO2 CO2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. HS:CO2 là một oxit axit HS: dự đoán một số tính chất hoá học của khí CO2 a. Tác dụng với nước : * TN : sgk CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd) b.Tác dụng với dung dịch Bazơ CO2(k)+Ca(OH)2(dd)CaCO3(r)+H2O(l) 2CO2(k)+Ca(OH)2(dd) Ca(HCO3)2 (dd) * Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol các chất tham gia mà có thể tạo ra muối trung hoà hay muối axit. c. Tác dụng với một số oxit bazơ. CO2(k) + CaO(r) CaCO3(r) HS: Kết luận: CO2 là một oxit axit, có đủ TCHH của oxit axit HS: nêu ứng dụng của CO2. D.Củng cố Cho HS làm bài tập 2,4 (SGK) Đ. Dặn dò 1. Học thuộc phần ghi nhớ. 2. BT Về nhà: *HS TB, yếu: Làm bài tập 1,3 SGK * HS khá giỏi: làm bài tập: 3,5 sgk 3. Đọc trước nội dung bài mới * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *Ký duyệt của tổ chuyên môn: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/12/2015 Ngày giảng: 14/12/2015 Tuần 18-Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KỲ I I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ 2. Kĩ năng : - Từ tính chất hoá học biết thiết lập sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất vô cơ và ngược lại đồng thời xác lập được mối quan hệ giữa từng loại chất. - Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết phương trình hoá học - Từ những chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất II.Chuẩn bị: - HS: ôn bài và làm các bài tập đã giao từ tiết trước. - GV chuẩn bị câu hỏi gợi ý và phiếu học tập cho các nhóm trong lớp. III.Nội dung và tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài củ: C.Bài mới: Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin ở sgk GV: Từ kim loại có những chuyển đổi nào để thành các hợp chất vô cơ ? GV gọi lần lượt một số HS trả lời và nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. GV: Yêu cầu HS Vận dụng để giải bài tập 1a SGK GV: Từ Fe làm thế nào để tạo ra muối FeCl3 ? Tương tự FeCl3 ® Fe(OH)3 ®Fe2(SO4)3 ®FeCl3 GV: Làm thế nào để chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại ? GV: Hỏi và gợi ý tương tự như phần 1 Cho HS làm bài tập 1b phần (1),(2),(3) GV:Yêu cầu các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo HS nghiên cứu phần thông tin ở sgk HS. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ HS Vận dụng để giải bài tập 1a SGK HS:Các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo (1) 2Fe + 3Cl2 ® 2 FeCl3 (2) FeCl3 +3NaOH® Fe(OH)3 + NaCl (3)2Fe(OH)3+3H2SO4®Fe2(SO4)3+6H2O (4)Fe2(SO4)3+3BaCl2®2FeCl3+3BaSO4 HS: Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại . HS làm bài tập 1b phần (1),(2),(3) (1)Fe(NO3)3+3NaOH®Fe(OH)3+NaNO3 (2) 2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O (3) Fe2O3 (r) + 3H2(k) ® 2Fe (r) + 3H2O Hoạt động 2: Bài tập GV:Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2,thảo luận và làm BT theo nhóm GV:Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3,thảo luận và làm BT theo nhóm GV: Chốt lại kiến thức BT4: Hoà tan hoàn toàn 10,5 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 .Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc . a.Tính TP % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. b.Tính khối lượng dung dịch HCl 14,6% cần dùng c.Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt nội dung bài toán, nêu hướng giải GV: Gọi đại diện HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét bổ sung GV: Chốt lại kiến thức HS đọc nội dung bài tập 2,thảo luận và làm BT theo nhóm HS:Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung : a/ Al(r)®Al2O3 (r)®AlCl3 (r)® Al(OH)3(r). b/ AlCl3 (r)® Al(OH)3(r)® Al2O3 (r)® Al HS:Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung : Cho 3 mẫu thử tác dụng với dung dịch axit, chât không phản ứng là bạc. - Cho 2 mẫu thử 2 chất còn lại tác dụng với kiềm, chất có sủi bọt khí là nhôm, còn lại là sắt. HS viết PTHH HS lên bảng trình bày PTHH 2Al + 6 HCl ® 2 AlCl3 + 3H2 0,2 0,6 0,2 0,3 Al2O3 + 6HCl ® 2 AlCl3 + 3H2O 0,05 0,3 0,1 nAl = 2/3 nH2 = 0,2 mAl = 0,2 x 27 = 5,4 (g) %Al = 5,4 x 100/ 10,5 = 51% % Al2O3 = 100% - 51% = 49% mHCl = 0,9x 36,5 x 100/ 14,6 = 225 (g) m AlCl3 = 0,3 x 133,5 = 40,05 (g) mdd = 10,5 + 225 – 0,6 = 234,9 (g) C% = 40,05 x100/ 234,9 = 17% D.Củng cố Nắm vững TCHH của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim. Mối quan hệ giữa các hợp chất Đ. Dặn dò 1.Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK. 2. Ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I . Tuần 18-Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I Học sinh làm theo đề chung của trường Ngày soạn: 10/01/2016 Ngày giảng: 11/01/2016 Tuần 19-Tiết 37 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được : - Axit cacbonic là một axit rất yếu, không bền. - Muối cacbonat có những tính chất của muối, ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2 . - Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất 2. Kĩ năng: - Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat. - Biết quan sát hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ - Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của oxit axit. II.Chuẩn bị: - Ống nghiệm, cốc, con tơgut, ống dẫn khí chữ L, đèn cồn, diêm, giá sắt. III.Nội dung và tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài củ: Chữa bài KTHKI C.Bài mới: Axit cacbonic là một axit yếu, dễ bị phân huỷ nhưng muối của nó có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Muối cacbonat có những tính chất hoá học của muối hay không ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 1: Axit Cacbonic Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Qua các bài học trước, các em đã biết về axit cacbonic. Vậy trong tự nhiên axit cacbonic có ở đâu ? Nó được hình thành như thế nào ? tính chất hoá học của nó ? Viết phương trình hoá học minh hoạ. GV:Yêu cầu các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi HS: Nêu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của axit cacbonic HS: Nêu tính chất hoá học Axit cacbonic là một axit yếu, dd làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt. Là axit không bền, bị phân huỷ ngay tạo ra CO2 và H2O. H2CO3 (dd) ® CO2 (k) + H2O (l) Hoạt động 2: Muối Cacbonat GV: Thế nào gọi là muối cacbonat? được chia thành mấy loại ? cho thí dụ về mỗi loại ? - Nhắc lại tính tan của muối cacbonat ? GV : Hầu hết muối hidrocacbonat tan được trong nước. Muối cacbonat thuộc loại hợp chất gì ? Thử nêu dự đoán về tính chất hoá học của muối cacbonat. Bây giờ chúng ta cùng nghiên cứu các thí nghiệm chứng mịnh. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm về các tính chất hoá học : tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác. GV: HD-HS tiến hành thí nghiệm muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ Sau mỗi thí nghiệm cho học sinh nhận xét hiện tượng, kết luận và hướng dẫn học sinh viết phương trình hoá học . Ứng dụng của muối cacbonat HS: Muối cacbonat là những muối có chứa gốc = CO3; - HCO3 HS: Muối cacbonat có 2 loại *. muối cacbonat trung hoà : Na2CO3, CaCO3, K2CO3, . . *. muối cacbonat axit ( muối hidrocacbonat) NaHCO3, Ca(HCO3)2, KHCO3(dd),. . . HS: Nhắc lại tính tan của muối cacbonat Đa số muối cacbonat không tan, trừ muối của các kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3, Hầu hết muối hidrocacbonat tan trong nước. HS: nêu dự đoán về tính chất hoá học của muối cacbonat: HS làm thí nghiệm về các tính chất hoá học : tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác HS: Nêu nhận xét hiện tượng, kết luận và viết phương trình hoá học * Tác dụng với axit : Na2CO3(dd)) + 2HCl(dd) ®2NaCl(r)+ CO2(k) + H2O(l) NaHCO3(dd)) + HCl(dd) ® NaCl(r) + CO2(k) + H2O(l) Kết luận : Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn H2CO3 tạo thành nuối mới và giải phóng khí CO2. * Tác dụng với dung dịch bazơ. K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd ® CaCO3(r) + 2KOH(dd) Kết luận : Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới . + Lưu ý : Muối hidrocacbonat tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối trung hoà và nước. NaHCO3(dd) + NaOH(dd ® Na2CO3(dd) + H2O (l) * Tác dụng với dung dịch muối : Na2CO3(dd) + CaCl2(dd ® CaCO3(r) + 2NaCl(dd) Kết luận : dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành hai muối . * Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ : CaCO3(r) CaO(r) + CO2 (k) 2NaHCO3(r) Na2CO3(dd) + H2O(l) + CO2 (k) HS: Nêu ứng dụng của muối cacbonat . Hoạt động 3: Chu trình cacbon trong tự nhiên. GV: Nghiên cứu hình vẽ và nêu nhận xét về chu trình cacbon trong tự nhiên. (sgk) D.Củng cố Cho HS làm bài tập 3 (SGK) Đ. Dặn dò 1. Học thuộc phần ghi nhớ. 2. BT Về nhà: *HS TB, yếu: Làm bài tập 1,2 SGK * HS khá giỏi: làm bài tập: 4,5 sgk 3. Đọc trước nội dung bài mới * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/01/2016 Ngày giảng: 13/01/2016 Tuần 20-Tiết 38 SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết được : - Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu. Silic là chất bán dẫn. - Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh,... silic đioxit là một oxit axit. - Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ thuật khác nhau, công nghiệp silicat sản xuất ra đồ gốm, sứ, ximăng, thuỷ tinhm,... 2. Kĩ năng: - Đọc để thu thập thông tin về silic, silic đioxit , công nghiệp silicat. - Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới. - Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke. II. Chuẩn bị: - HS tìm hiểu các tranh ảnh, mẫu vật về đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, ximăng III.Nội dung và tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài củ: Nêu TCHH của muối cacbonat ? Mỗi tính chất viết một PTPƯ minh hoạ C. Bài mới: Silic là một phi kim yếu hơn cả cacbon, nhưng silic và một trong những hợp chất của nó là silic đioxit có nhiều ứng dụng trong sản xuất và thực tế của đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bà
File đính kèm:
- Bai_17_Day_hoat_dong_hoa_hoc_cua_kim_loai.doc